Bị COVID có nên tập thể dục không

Hương Lê (T/H)   -   Chủ nhật, 06/03/2022 14:41 (GMT+7)

Bị COVID có nên tập thể dục không
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế người mắc COVID-19 hàng ngày nên dành ít nhất 15 phút để tập các bài tập thở. Ảnh: Bộ Y tế

Dưới đây là chi tiết các bài tập vận động nâng cao sức khỏe cho F0 điều trị tại nhà theo hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội.

Các bài tập thở cho F0 tại nhà

Kiểu thở chúm môi

Tạo tư thế ngồi thoải mái. Thả lỏng cổ và vai. Mím môi và hít vào bằng mũi trong hai nhịp, giữ 3-5 giây nếu không khó thở sau khi hít vào. Chúm môi như đang thổi sáo và thở ra từ từ bằng miệng trong 4 nhịp.

Tập thở cơ hoành

Tạo tư thế ngồi thoải mái. Thả lỏng cổ và vai. Hít vào từ từ bằng mũi đồng thời phình bụng lên. Lồng ngực không di chuyển. Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.

Bị COVID có nên tập thể dục không
Bài tập thở cơ hoành. Ảnh: Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế 

Kiểu thở ngực kết hợp tay

Người bệnh đưa tay lên mở rộng lồng ngực kèm hít vào. Có thể giữ hơi thở lại khoảng 3-5 giây nếu như không gây khó thở. Đưa tay xuống kèm thở ra bằng phương pháp chúm môi.

Các bài tập tư thế nghỉ ngơi cho F0

Nếu kết quả đo oxy máu (SpO2) của F0 dưới 94% hoặc thấy mệt, khó thở, người nhiễm có thể áp dụng tư thế nằm sấp hoặc nằm đầu cao. Tiếp tục theo dõi ô xy máu khi thay đổi tư thế.

Để thực hiện tư thế nằm sấp, bạn giữ đầu hơi thấp so với thân người, xoay đầu sang một bên để dễ thở. Lót khăn/gối ở vùng đầu cổ, bụng, chân giúp thoải mái. Để thực hiện tư thế nằm đầu cao bạn cần nằm đầu cao 30-60 độ hoặc ngồi dựa lưng, lót gối vào vùng đầu, cổ, chân để thoải mái. 

Các bài tập vận động tại giường cho F0 

Người nhiễm COVID-19 từ nhẹ đến vừa được khuyến cáo nên nghỉ ngơi tại giường và vận động vừa sức. Vận động hỗ trợ tiêu hoá, thư giãn...

Một số bài vận động như nâng vai, gấp duỗi khuỷu tay, gấp xoay cổ chân, co duỗi chân, dạng chân, nâng chân...

Các bài tập tăng thể lực, sức bền cho F0

Đây là các bài tập như co duỗi chân, dạng khép chân, nâng mông, đứng lên ngồi xuống... F0 tại nhà có thể tập luyện để tăng sức bền.

Đặc phái viên WHO: Nhiều biến thể Covid-19 mới sẽ xuất hiện

Người bệnh nào cũng mong muốn phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, có một hoạt động lành mạnh, các chuyên gia cảnh báo người vừa khỏi Covid-19 không nên làm, theo nhật báo Express (Anh).

Bị COVID có nên tập thể dục không
Mặc dù tập thể dục có thể có hại trong quá trình hồi phục sau khi chữa khỏi Covid-19, nhưng một khi người bệnh cảm thấy mình đã hồi phục, thì có thể tập luyện trở lại hằng ngày.

Có những biện pháp hữu ích để áp dụng khi nhiễm Covid-19, như nghỉ ngơi, uống nhiều nước hoặc uống paracetamol.

Nhưng nếu người bệnh muốn tăng thêm sức mạnh để đẩy nhanh tiến độ hồi phục, đừng cố tập thể dục, chuyên gia dinh dưỡng Ellie Busby, nhà dinh dưỡng người Anh, người sáng lập Vojo Health - ấn phẩm về sức khỏe và dinh dưỡng dựa trên thực vật được hỗ trợ bởi khoa học - khuyến cáo, theo Express.

Tập thể dục là hoạt động tốt nhất cho sức khỏe, có khả năng cắt giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, từ bệnh tim đến tiểu đường.

Tuy nhiên, riêng đối với người nhiễm Covid-19, điều tốt này có thể trở nên có hại.

Chuyên gia Busby cho biết, nhiều vận động viên nhiễm Covid-19 không có triệu chứng đã bị tổn thương tim vài tuần sau khi khỏi bệnh, theo nhật báo Express.

Hóa ra tốt nhất là không nên cố tập thể dục nếu nhiễm Covid-19, cô tiếp tục.

Nguyên nhân là do phản ứng của hệ miễn dịch với Covid đang cao - dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cao trong cơ thể.

Cố tập thể dục cũng làm tăng tình trạng viêm và có thể làm tăng nguy cơ làm tổn thương mô tim hoặc cơ sau khi nhiễm Covid-19.

Chuyên gia dinh dưỡng giải thích rằng điều này có thể là do virus corona có khả năng là bệnh đa cơ quan.

Cô Busby nói thêm, điều này có thể gây ra tổn thương lâu dài đến các hệ thống cơ quan khác nhau bao gồm phổi, tim, mạch máu, não, gan, thận hoặc ruột.

Mặc dù tập thể dục có thể có hại trong quá trình hồi phục sau khi chữa khỏi Covid-19, nhưng một khi người bệnh cảm thấy mình đã hồi phục, thì có thể tập luyện trở lại hằng ngày.

Chuyên gia Busby lưu ý, rất cần luyện tập thể dục ở giai đoạn sớm sau khi chữa khỏi Covid-19 để cải thiện sức khỏe thể chất, nhưng cần chú ý đảm bảo tập luyện an toàn, theo Express.

Covid-19 sáng 26.1: Cả nước 2.171.527 ca nhiễm | TP.HCM thêm 20 ca nhiễm biến thể Omicron

Chuyên gia Busby cho biết, để tập thể dục một cách an toàn, cần để ý những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể.

Nếu cảm thấy những điều này khi tập thể dục, cần dừng lại và chờ thêm thời gian:

Không thể thở bình thường - có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu

Đau cơ

Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.

Bị COVID có nên tập thể dục không

Các bài tập sức bền cường độ cao là dễ “rủi ro nhất”

Chuyên gia Busby nói thêm rằng bất kỳ dấu hiệu nào trong số này có thể là “cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn và có thể làm tăng nguy cơ chấn thương” khi tập thể dục.

Cô Busby nói, Covid-19 có thể làm tăng nguy cơ chấn thương thể thao nói chung, cũng như chấn thương do nhiễm Covid-19, như tổn thương mô tim.

Người hồi phục sau Covid-19 nên tập thế nào?

Cô chia sẻ rằng các bài tập sức bền cường độ cao là dễ “rủi ro nhất”.

Vì vậy, nên bắt đầu các bài tập cường độ thấp, như đạp xe hoặc đi bộ, tập hằng ngày các bài này sẽ tốt hơn.

Chuyên gia còn khuyến cáo, hãy bắt đầu với cường độ thấp trong 2 tuần đầu tiên sau khi chữa khỏi Covid-19 và vận động từ từ.

Cơ thể mỗi người mỗi khác, vì vậy hãy lắng nghe cơ thể và giảm cường độ lại nếu cảm thấy đau, mệt hoặc khó khăn khi tập, theo Express.

Đặc phái viên WHO: Nhiều biến thể Covid-19 mới sẽ xuất hiện

Tin liên quan

Đối với những người thường xuyên tập luyện, việc phải ở nhà vì Covid-19 sẽ làm gián đoạn thói quen tập luyện. Khi khỏi bệnh, họ sẽ muốn sớm quay trở lại tập luyện để khôi phục sức khỏe, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Bị COVID có nên tập thể dục không

Trong phần lớn các trường hợp, quay lại tập luyện thể thao sau khi khỏi Covid-19 là hoàn toàn an toàn

Tập thể dục trở lại là điều hoàn toàn tốt. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý là Covid-19 ảnh hưởng đến mỗi người mỗi khác. Vì vậy, thời gian phục hồi của người này cũng có thể khác người kia.

Các triệu chứng và mức độ triệu chứng của Covid-19 rất đa dạng. Trong đó, các triệu chứng thường gặp là sốt, ho, mệt mỏi, khó thở và có thể kéo dài ngay cả khi người bệnh đã âm tính với virus SARS-CoV-2.

Vì virus có thể tác động đến tim, phổi và sức khỏe tổng thể nên điều cần phải quan tâm là người bệnh sẽ phục hồi đến đâu sau khi khỏi Covid-19. Tập luyện an toàn sau khi khỏi bệnh cũng rất quan trọng, nhà nghiên cứu lâm sàng Michael Peluso tại Đại học California, San Francisco (Mỹ) cho biết.

Mặc dù sau khi khỏi Covid-19 thì đã an toàn để quay lại tập luyện. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là thể trạng của chúng ta phải cảm thấy sẵn sàng cho các bài tập đó.

Một số người có thể quay trở lại ngay với lộ trình tập luyện bình thường của họ. Nhưng số khác sẽ gặp khó khăn vì các tác động của hậu Covid-19 đến sức khỏe. Khi đó, điều quan trọng là mọi người hãy kiên nhẫn, đừng bắt ép bản thân phải tập luyện quá sức, theo Trung tâm y tế phi lợi nhuận Cleveland Clinic (Mỹ).

Phát hiện mới: Triệu chứng hậu Covid-19 khác nhau ở từng biến thể

Hướng dẫn của Trường cao đẳng Tim mạch Mỹ (ACC) cho rằng những người chỉ bị các triệu chứng nhẹ của Covid-19 có thể trở lại tập luyện khi đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, những người gặp các triệu chứng hậu Covid-19 liên quan đến tim, phổi, nghi ngờ bị vấn đề về tim do Covid-19 thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập. Bác sĩ sẽ cho họ biết liệu đã có thể quay trở lại tập luyện chưa và cần làm gì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

ACC cũng khuyến cáo những người bị viêm cơ tim cần tránh tập thể dục từ 3 đến 6 tháng sau khi khỏi Covid-19. Những người gặp các vấn đề về tim, phổi do tác động của Covid-19 cũng cần tham khảo bác sĩ ngay cả khi các triệu chứng đã không còn, theo Healthline.

Tin liên quan