Vào đại học có phải là con đường duy nhất

STO - “Nếu không đậu đại học thì sau này con chỉ có nước… ăn cháo, làm sao mà kiếm được công ăn việc làm ổn định và tương lai sẽ vô cùng mờ mịt” (?!). Nhiều năm qua, tâm lý này của các bậc phụ huynh và các em học sinh là rất phổ biến. Cha mẹ muốn con học hành giỏi giang, đỗ đạt để sau này có cuộc sống tốt hơn. Với tấm bằng đại học, các em có nhiều cơ hội cho nghề nghiệp hơn, cuộc sống tốt và đầy đủ hơn. Có tấm bằng đại học vẫn là con đường đi bằng phẳng, dễ đi hơn dành cho các em. Học đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp nhưng là con đường tốt nhất cho các em. Do đó, có nhiều người đã trưởng thành, có nghề nghiệp rồi vẫn mơ ước có được tấm bằng đại học bằng cách học tại chức hoặc liên thông.

Vào đại học có phải là con đường duy nhất

Đào tạo nghề đáp ứng nguồn nhân lực cho địa phương.

Tuy nhiên, không phải chỉ có học đại học mới kiếm được tiền nhiều và có nghề tốt. Nhiều người lập nghiệp thành công mà không cần học đại học. Ford đã là một thương hiệu ôtô thực sự quen thuộc với nhiều người nhưng có lẽ ít ai biết rằng, Henry Ford đã bỏ ngang sự nghiệp học hành của mình khi ông mới chỉ ở độ tuổi 16 – lúc đó Henry Ford vẫn chỉ là một học sinh chưa tốt nghiệp cấp 3. Ông đã từng chia sẻ: ông không cảm thấy thích cách học ở trường mà khi đó ông có một đam mê cháy bỏng với các động cơ, với máy móc. Và khi mới chỉ là một cậu bé, ông đã trốn khỏi nhà để thực hiện mong ước lúc bấy giờ là một thợ cơ khí. Hiện tại thì Henry Ford đang sở hữu trong tay khối tài sản lên tới hàng trăm tỉ USD. “Bỏ thi đại học là một quyết định khó khăn và là sự đấu tranh tư tưởng lớn đối với bản thân, khi mà chính con đường sự nghiệp còn đang loay hoay chưa có gì thuận lợi. Gia đình và mọi người xung quanh phản đối kịch liệt, khiến cho tôi gặp phải áp lực vô cùng lớn thời điểm đó. Tuy nhiên, chính sự phản đối đó cũng thúc đẩy tôi phải quyết tâm thành công nhiều hơn và cũng như một bài học thử thách về tâm lý để tôi vượt qua được những áp lực lớn hơn sau này” – đó là lời chia sẻ chân tình của người đang sở hữu khoảng 10 kênh truyền thông Nguyễn Văn Dũng – chủ tịch của Metub Network (đối tác của Youtube), CEO của Netlink Online Communication (đối tác của Google và Luxstay) - công ty do Dũng sáng lập ra, đồng thời giữ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và Internet. Cho đến nay, công ty của chàng trai thế hệ 8X đã phát triển được hàng chục dự án online lớn, trong đó có những website truyền thông nổi tiếng như: Tin Mới, Yêu laptop (nay trở thành trang tin TechZ) hay diễn đàn Yêu trẻ thơ.

Môi trường đại học dạy cho bạn rất nhiều điều, tuy nhiên không phải là tất cả thứ bạn cần để có thể lập nghiệp tốt. Có không ít người có bằng đại học chính quy về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại ngữ… thậm chí thạc sĩ, tiến sĩ vẫn thất nghiệp. Thực tế khi tuyển dụng, đa số doanh nghiệp, lãnh đạo cơ quan vẫn nhìn vào kỹ năng mềm và năng lực thực sự của các bạn chứ không chỉ là tấm bằng cử nhân, kỹ sư... Nhiều nhà tuyển dụng vẫn “chê” sinh viên ra trường bây giờ, đa phần là yếu và thiếu các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, với lãnh đạo; báo cáo của sinh viên có vấn đề, thiếu logic, sai chính tả, cú pháp; khả năng lướt web và tìm kiếm thông tin của họ rất nhanh nhưng trình bày bản chuẩn trên Word, Excel thì lại không làm được… Nhìn vào các con số về lao động qua đào tạo ở Việt Nam nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, đáng quan ngại là thực trạng “lắm kỹ sư dở hơn thợ giỏi”. Trong khi đó, với những yêu cầu của nền kinh tế hội nhập, nhiều công ty, tập đoàn trong và ngoài nước có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Có thể thấy, chất lượng giáo dục và đào tạo ở Sóc Trăng vẫn còn nhiều hạn chế so với mặt bằng chung cả nước. Công tác sắp xếp mạng lưới trường lớp, điều chuyển giáo viên, xã hội hóa giáo dục đào tạo còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, mức sống người dân còn thấp, nhất là vùng nông thôn sâu, vùng đông đồng bào dân tộc Khmer. Kế hoạch số 61/KH-UBND của UBND tỉnh Sóc Trăng nhằm quán triệt và cụ thể hóa Quyết định số 522/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” đã thổi luồng gió mới khi đưa ra nhiều giải pháp và mục tiêu thiết thực và khả thi. Có thể nói, giáo dục hướng nghiệp có vai trò rất lớn giúp học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lý nguồn lao động. Không chỉ giúp các em học sinh làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phải phát triển ở ngay địa phương mình. Từ sự làm quen này, sẽ giúp cho các em học sinh trả lời câu hỏi: trong giai đoạn hiện nay, những nghề nào đang cần phát triển nhất; thái độ đối với nghề như thế nào là đúng ... Qua đó, hình thành ở học sinh những biểu tượng đúng đắn về những nghề cần phát triển, xuất hiện và phát triển hứng thú nghề nghiệp, từng bước hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng, trong đó, công tác phân luồng học sinh sau THCS được coi là giải pháp căn cơ để giúp mỗi học sinh tự nhận biết khả năng của mình, chọn đúng cách đi phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động xã hội mà không nhất thiết phải theo đuổi con đường đại học. Qua đó, góp phần thu hút đông đảo người lao động trên địa bàn học nghề, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, cũng như góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Vậy nên, còn rất nhiều con đường đi mà không cần qua cánh cửa đại học. Có thể học hỏi ở nhiều tình huống khác nhau, học ở trường đời cũng là học. Chỉ cần có quyết tâm là có thể có được kiến thức mà mình cần. Thành công của con người nằm ở đôi tay, khối óc, sự học hỏi và việc không ngừng nỗ lực, hoàn thiện bản thân. Người ta nói rằng: "Trên bước đường thành công, không có bước chân của những kẻ lười biếng". Và, thành công không chỉ là ở học trung cấp, cao đẳng nghề hay học đại học, mà là nằm ở chỗ không ngừng học để có thể tự bước đi bằng đôi chân của mình và nỗ lực phấn đấu đến được bến bờ thành công.

LÂM THANH

Chào tất cả các bạn, giải thích cho câu hỏi "Đại học có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công?" bên dưới còn rất thô sơ, rất mong nhận được lời giải thích tốt hơn cho câu hỏi "Đại học có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công?" từ tất các bạn để website "Hỏi đáp nhanh" hoàn thiện hơn, rất cám ơn những ý kiến đóng góp của các bạn!

Đại học có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công? Liệu chúng ta sẽ thành công bằng cách nào nếu không vào Đại học?

Vâng! Chắc có lẽ có rất nhiều bạn trẻ đang quan tâm đến vấn đề này! Bởi sống trong một xã hội ngày càng phát triển và hiện đại thì cuộc sống sẽ luôn đặt ra cho chúng ta càng nhiều thử thách và khó khăn. Vì thế với rất nhiều người ĐẠI HỌC sẽ là con đường duy nhất rộng mở để dắt chúng ta đi đến bến bờ của sự THÀNH CÔNG!

Vậy liệu rằng đều đó có thật sự đúng?

Đây sẽ là một câu hỏi khó để trả lời nhưng nó cũng rất cần được xác định để cho thế hệ trẻ có một cách nhìn đúng đắn và khách quan hơn trong việc lựa chọn con đường tương lai của mình. ĐẠI HỌC có lẽ là con đường vô cùng rộng mở, đem đến nhiều cơ hội ước mơ cho rất nhiều bạn trẻ. Hầu hết các học sinh sau khi tốt nghiệp cấp 3 đều mơ ước về con đường ĐẠI HỌC, cứ ngỡ nó sẽ rất tươi đẹp và sáng lạng nhưng nó có thật sự trải đầy nhung lụa như vậy hay không thì chỉ có những sinh viên đã và đang trải nghiệm

mới hiểu được. Ba chữ “vào ĐẠI HỌC” dường như là một hòn đá to đang đè lên tâm lí của rất nhiều học sinh và phụ huynh. Nhưng tôi chắc chắn rằng Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công!

Thế tại sao phải vào Đại học?

Theo quan điểm của giới trẻ và các bậc phụ huynh hiện nay rất nhiều ý kiến cho rằng Đại học sẽ đưa thế hệ trẻ đến một chân trời mới, chân trời của TRI THỨC, tương lai rồi sẽ sáng lạng, rộng mở hơn. Vâng! Những điều đó đúng đấy nhưng nó chỉ đúng với một số người. Vì không phải ai cũng có đủ khả năng để đối đầu, để chinh phục hàng tá kiến thức ĐẠI HỌC, để vượt qua những khó khăn mà bản thân sẽ gặp phải khi bước vào Đại học.

Vì đó không còn là môi trường cấp 3, không còn sự diều dắt, định hướng của các giáo viên nữa. Thế nên có một số bạn dù ở Phổ thông học rất tốt, điểm số rất cao nhưng khi lên Đại học lại tuột xa so với các bạn cùng trang lứa. Bởi sẽ không có con đường nào trải đầy hoa hồng mà bàn chân không thấm đau vì những mũi gai, con đường Đại học cũng như thế, tuy nó đẹp nhưng cũng không ít chông gai.

Vậy tại sao cứ nhất thiết phải vào ĐẠI HỌC?

Đã có rất nhiều người trả lời cho câu hỏi này. Hầu hết đều cho rằng: học Đại học để sau này kiếm được một công việc ổn định, nhàn hạ mà lương lại cao , cơ hội thăng tiến cũng nhiều hơn. Nếu ngược lại không vào Đại học thì sao? Sẽ không có công việc làm, sẽ không được thăng tiến ư? Có lẽ câu hỏi này càng khó trả lời hơn, vì vốn dĩ rất ít người nghĩ theo chiều hướng này.

Chắc hẳn mọi người cũng đã từng nghe qua các câu chuyện về sinh viên ra trường không có việc làm, thậm chí có một số bạn cầm trên tay tấm bằng ĐẠI HỌC nhưng cũng chỉ là một nhân viên quét dọn đường phố. Nhưng lại có một số bạn, dù không bước vào Đại học nhưng vẫn rất thành công, là chủ của một spa hay một quán cafe quản lí đến cả chục nhân viên. Tất cả đều có những lí do khách quan và chủ quan của nó, vì thế là những người trẻ, là tương lai của đất nước chúng ta cần chọn cho mình hướng đi đúng, đừng theo xu hướng hay ý kiến khách quan của một người nào đó.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều trường hợp các bạn “VÀO ĐẠI HỌC CHỈ ĐỂ CHO VUI”…”ĐỂ TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG SINH VIÊN”…Đó là suy nghĩ của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Đại học không chỉ là một môi trường giáo dục chuyên nghiệp, mà nó còn là nơi đào tạo, ra đời của rất nhiều kĩ sư, bác sĩ, nhà giáo,…vì thế đối với các bạn trẻ đến đây chỉ để trải nghiệm thì nó hoàn toàn không phù hợp với các bạn.

Đã có rất nhiều sinh viên vấp phải tình trạng nợ môn, hay dù đã tốt nghiệp nhưng những kiến thức về ngành học cũng chẳng là bao nhiêu. Bên cạnh việc không chăm chỉ học tập cũng còn rất nhiều yếu tố khách quan khác như môi trường sống thay đổi, xa nhà, xa gia đình đã làm ảnh hưởng đến tâm lí của các bạn sinh viên, dẫn đến việc dễ sa ngã, không làm chủ được bản thân mà gây ra các việc làm trái pháp luật. Vì thế chúng ta cần suy nghĩ thật kĩ trước khi quyết định học ĐẠI HỌC và NẾU KHÔNG HỌC THÌ ĐỪNG VÀO ĐẠI HỌC.

Và để chứng minh rằng ĐẠI HỌC không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công thì tôi sẽ đưa ra một số ví dụ để chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Đã có rất nhiều người nổi tiếng và cực kì thành công sau khi ra trường sớm và lập nghiệp. Họ là ai? Đó chính là Ellen DeGeneres. Hiện nay cô đang sở hữu trong tay tổng số tài sản lên đến 400 triệu đô la, cô là một trong những diễn viên hài đình đám, người dẫn chương trình thành công nhất Hollywood.

Để có được ngày hôm nay cô đã trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, cô đã từng thi đỗ vào trường Đại học New Orleans, nhưng đã thôi học chỉ sau một học kì. Từ một người làm thợ sơn nhà, một cô nhân viên làm việc part time, giờ đây cô đã là một nữ hoàng truyền hình ban ngày với chương trình trò chuyện Ellen. Nếu con đường Đại học quá xa vời với chúng ta thì tôi nghĩ bằng một cách nào đó, chúng ta vẫn sẽ thành công nếu ta đủ bản lĩnh để chinh phục khó khăn.

Tôi cũng có một lời khuyên dành cho các bạn!

Bạn sẽ có thể thành công bằng những hướng đi riêng của bản thân. Nhưng để làm được điều đó, trước tiên bạn phải xác định được đam mê, mục tiêu của mình và định hướng rõ ràng cho tương lai. Nếu cảm thấy học lực của bản thân chưa quá nổi trội, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn thì hãy tạm gác lại con đường ĐẠI HỌC, vì biết đâu rằng một cánh cổng này đóng lại sẽ có nhiều cánh cổng khác mở ra.

CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI NHỮNG CHIA SẺ CỦA MÌNH NHÉ!

Tác giả: Ngọc Lê.

Đọc giả có thêm cầu hỏi nào cần giải nghĩa vui lòng để lại lời nhắn ạ!