Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Hình 1. Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ của ngôi nhà

Nhật xét hình 1:

  • Các viên gạch và cửa sổ càng ở xa càng nhỏ lại
  • Các đường thẳng trong thực tế song song với nhau và không song song với mặt phẳng hình chiếu lại có xu hướng gặp nhau tại 1 điểm. Điểm này người ta gọi là điểm tụ

1. Hình chiếu phối cảnh là gì?

a. Khái niệm

Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.

b. Cách xây dựng

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Hình 2. Hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh

Cách xây dựng hình chiếu phối cảnh của vật thể:

  • Mặt phẳng nằm ngang trên đó đặt vật thể là mặt phẳng vật thể
  • Tâm chiếu là mắt người quan sát
  • Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn gọi là mặt phẳng tầm mắt
  • Mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng được gọi là mặt phẳng hình chiếu hay mặt tranh
  • Mặt phẳng tầm mắt cắt mặt tranh theo một đường thẳng gọi là đường chân trời

​Thực hiện phép chiếu để có hình chiếu phối cảnh:

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Hình 3. Hệ thống thực hiện phép chiếu để có hình chiếu phối cảnh

  • Từ tâm chiếu kẻ các đường nối với các điểm của vật thể
  • Từ hình chiếu của tâm chiếu trên đường chân trời kẻ các đường tương ứng (thuộc mặt tranh)
  • Các đường tương ứng cắt nhau tại các điểm. Nối các điểm được hình chiếu phối cảnh của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu

Đặc điểm của hình chiếu phối cảnh: Là tạo cho người xem ấn tượng về khoảng cách xa gần của các vật thể giống như khi quan sát thực tế.

2. Ứng dụng của hình chiếu phối cảnh

  • Đặt cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng
  • Biểu diễn các công trình có kích thước lớn: Nhà cửa, đê đập, cầu đường, . . .

3. Các loại hình chiếu phối cảnh

Có 2 loại hình chiếu phối cảnh: Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ và hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ

  • Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ:
    • Đặc điểm : Mặt tranh song song một mặt của vật thể

    • Ứng dụng: Trong thiết kế nội thất

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Hình 4. Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ

  • Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ:
    • Đặc điểm : Mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể

    • Ứng dụng: Thiết kế phối cảnh công trình

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Hình 5. Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ

II - PHƯƠNG PHÁP VẼ PHÁC HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH

Bài tập: Vẽ hình chiếu phối cảnh 1 điểm của vật thể sau:

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Hình 6. Các hình chiếu của vật thể

  • Bước 1. Vẽ đường nằm ngang t - t làm đường chân trời

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Hình 7. Vẽ đường chân trời

  • Bước 2. Chọn F’ làm điểm tụ trên t - t

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Hình 8. Vẽ điểm tụ

  • Bước 3. Vẽ lại hình chiếu đứng của vật thể

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Hình 9. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể

  • Bước 4. Nối các điểm trên hình chiếu đứng với điểm F’

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Hình 10. Xác định các điểm trên hình chiếu đứng

  • Bước 5. Trên đoạn nối từ hình chiếu đứng đến F’ lấy một điểm để xác định chiều rộng của vật thể. Từ điểm đó kẻ các đường song song với các cạnh của vật thể

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Hình 11. Xác định chiều rộng của vật thể

  • Bước 6. Nối các điểm tìm được thì ta được hình chiếu phối cảnh của vật thể vẽ phác

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Hình 12. Vẽ hình chiếu phối cảnh của vật thể

  • Bước 7.  Tô đậm các cạnh thấy của vật thể và hoàn thiện hình chiếu phối cảnh đã xây dựng 

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Hình 13. Tô đậm các cạnh thấy của vật thể

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Hình 14. Hình dạng của vật thể

Chú ý:

  • Muốn thể hiện mặt bên nào của vật thể thì chọn điểm tụ F’ về phía bên đó của hình chiếu đứng
  • Khi F’ ở vô cùng, các tia chiếu song song nhau, hình chiếu nhận được có dạng hình chiếu trục đo của vật thể

Tiêu điểm tập trung

Hình Tam Giác Màu Xanh mà bạn nhìn thấy trong các bức hình ở trên biểu hiện cho Tiêu Điểm Tập Trung. Như vậy có nghĩa là bất cứ vật gì nằm trong nó đều sẽ dễ dàng được nhận ra một cách trực quan. Những gì nằm ngoài khu vực ấy, thậm chí còn xuất hiện nhiều biến dạng nặng nề hơn, đòi hỏi phải có một tiến trình xử lý tỉ mỉ hơn, vì các yếu tố ấy có thể xung đột với toàn thể bố cục của bạn.

Một khía cạnh khác phải luôn được để ý kỹ trong suốt quá trình xử lý là sự hội tụ của các yếu tố nằm trên cùng một mặt phẳng hướng đến điểm tụ liền kề. Bất cứ yếu tố nào bạn quyết định tạo ra phía bên phải (Màu Xanh Đậm) đều sẽ được thực hiện bằng cách mở rộng các đường kiến tạo phát xuất từ Điểm Tụ Thứ Ba (đỉnh hoặc đáy).

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Cách nhìn của “loài chim” – Mặt phẳng hội tụ


Cũng vậy, bất cứ yếu tố nào mà bạn quyết định tạo ra phía bên trái (Màu xanh nhạt), đều sẽ được tạo ra bằng cách mở rộng các đường kiến tạo về phía Điểm Tụ Trái và cắt ngang các đường thẳng xuất phát từ Điểm tụ thứ ba (đỉnh hoặc đáy).


Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng


Cách nhìn của”loài kiến” – Mặt phẳng hội tụ

Giống như với phối cảnh hai điểm tụ khi xử lý bằng KTS, như trong Photoshop chẳng hạn, bạn có thể tạo ra một toàn cảnh rộng lớn hơn mức cần thiết, và tách riêng khu vực được nhìn thấy rõ ràng bằng một ‘layer’ được bạn sử dụng như một “Crop-mask”. Cách làm này hữu ích khi bạn quyết định đặt các điểm tụ xa ra, nằm bên ngoài tổng thể chính. Bằng thủ công, bạn có thể sử dụng một khổ giấy lớn hơn, nhưng bằng KTS thì bạn chỉ cần thực hiện thêm một vài thao tác. Trong trường hợp phối cảnh ba điểm tụ, việc đó không mấy quan trọng, vì khoảng cách giữa các điểm tụ của bạn càng lớn, thì bất cứ biến dạng trực quan nào trong cảnh trí/đối tượng của bạn cũng sẽ càng ít xuất hiện hơn.

Thực Hành

Để bảo đảm là bạn đã nắm vững các khái niệm cơ bản được trình bày trong bài viết này, chúng ta hãy xem qua bài thực hành nhanh sau đây. Hãy thử tạo ra một phối cảnh đường phố ! Cứ việc thoải mái thay đổi thí dụ được đưa ra ở đây, nó rất đơn giản vì nhiều lý do cụ thể :

  • Bắt đầu chọn hai điểm tụ, tùy ý đặt chúng nằm ngoài rìa bốc cục của bạn, càng xa càng tốt.
  • Bạn muốn đặt điểm tụ thứ ba nằm trên hoặc dưới đường chân trời, tùy ý.
  • Xác định tiền cảnh, tòa công trình trung tâm. Đường thẳng đứng thẳng góc duy nhất và đầu tiên sẽ là mặt trước của tòa công trình ấy.
  • Xác định đường phố và vỉa hè
  • Đưa thêm hai hoặc ba tòa công trình khác vào hai bên trái và phải của tòa công trình trung tâm, để làm đầy toàn cảnh.
  • Tô sẫm các tòa công trình và bắt đầu thêm các cửa số/lối ra vào.
  • Thêm một vài trụ đèn
1 - Xác định cách phối cảnh
Bước 1 :

Chọn các điểm tụ. Tôi đã quyết định chọn một phối cảnh theo “cách nhìn của loài kiến”, do đó, đường chân trời được đặt nằm ở một phần ba phía dưới toàn cảnh, và điểm tụ thứ ba được đặt xa lên phía trên. Trong trường hợp này, hai điểm tụ ở hai bên cánh không còn quan trọng, do đó tôi quyết định chọn một khoảng cách đối xứng, và đặt chúng nằm hơi xa ra mép ngoài toàn cảnh.

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Để ý cách mà điểm tụ thứ ba được đặt nằm khá xa lên phía trên.

Hãy xác định cách phối trí, hay nói đúng hơn, đâu là vị trí của bạn mà sẽ giống như vị trí của người xem. Trong bước này, điều quan trọng là phải xác định rõ khối lượng tiền cảnh của bạn, và thấy được cách mà nó sẽ trải dài trên mặt đất. Hãy bắt đầu vạch đường thẳng đứng ở vị trí 9/10 tính từ đường chân trời lên.


Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Đến đây việc xác định vị trí đã rõ ràng, hãy xác định vỉa hè và đường phố của bạn, nằm ngay phía dưới chân tòa công trình.

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng


Bước 4

Sau khi đã xác định xong các yếu tố vừa nêu, hãy tìm cách xác định chúng rõ hơn bằng cách tô sẫm chúng lên. Hãy bảo đảm tạo ra được các lớp riêng rẽ cho tất cả các yếu tố liên quan (đường phố/vỉa hè/ các mặt của tòa công trình). Việc này sẽ giúp bạn kéo đường thẳng xuống thấp hơn khi quyết định làm rõ chi tiết bằng cách tô sẫm thêm.

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng


2 - Tạo các tòa công trình chung quanh
Bước 1

Sau khi đã xác định rõ các kích thước cuối cùng của cụm trung tâm, giờ là đến lúc thêm vào một vài yếu tố khác cho phối cảnh. Chúng ta cần phải để ý đến tỉ lệ của các tòa công trình sẽ như thế nào so với tòa công trình chính :

  • Một tòa công trình rộng lớn nằm phía bên phải
  • Một tòa công trình khác, tuy nhỏ nhưng cao hơn, nằm phía bên trái
  • Một tòa công trình lớn hơn nhưng cụt hơn nằm xa nhất ở mép trái của bức ảnh
Tòa công trình này sẽ được tạo ra bằng cách vẽ các đường kiến tạo từ điểm tụ đỉnh xuống, cho đến khi các đường ấy giao cắt với đường vỉa hè. Để xác định chiều cao của bề mặt này, bạn sẽ tiến hành mở rộng các đường kiến tạo từ điểm tụ bên phải đến điểm mà ở đó chúng giao cắt với mép phải của khối công trình chính.

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng


Bước 2

Tô sẫm toà công trình này lên, nhưng giữ cho đồng màu với khối trung tâm. Hãy để ý là tôi có chừa ra một khoảng hở nhỏ giữa hai tòa công trình.


Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng


Bước 3

Tiếp đến, chúng ta sẽ tạo ra tòa công trình nằm ngay phía trái khối trung tâm. Để có được sự linh động, hãy đặt công trình này hơi lui ra sau cụm trung tâm, và làm cho nó cao vượt lên !

Nhằm xác định vị tri chính xác mà công trình này tiếp giáp với mặt phẳng nền, bạn sẽ cần phải cho các đường thẳng giao cắt tỏa xuống từ điểm tụ đỉnh đến cạnh thấp nhất của bức ảnh, cùng với những đường khác tỏa lên từ đường vỉa hè.


Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng


Bước 4

Tô đậm tòa công trình phía bên trái lên một chút, luôn giữ cho đồng màu với khối trung tâm và tòa công trình phía bên phải.

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng


Bước 5

Cuối cùng, vẽ thêm tòa công trình nằm xa hơn, bên trái bức ảnh. Hãy làm cho nó thấp hẳn xuống, nhưng rộng hơn tòa công trình sát bên nó.

Để làm cho đơn giản tiến trình tạo ra công trình này, vì nó nằm khá xa với điểm trung tâm, tôi quyết định để nó nằm trên cùng một mặt phẳng với tòa công trình bên cạnh. Bằng cách đó, bạn không cần phải vẽ thêm các đường kiến tạo, ngoại trừ những đường tỏa ra từ điểm tụ đỉnh để xác định bề ngang của tòa công trình.


Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng


Bước 6

Tô sẫm tòa công trình vừa tạo. Tất nhiên, trong bước này, tôi cũng chọn cách làm cho các tòa công trình lân cận nổi rõ hơn, bằng kiểu tô đen các đường thẳng !


Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng


3 - Bắt đầu thêm các chi tiết
Bước 1
: Các cửa sổ và lối ra vào ở mặt tiền

Sử dụng các đường màu Xanh và Đỏ ở đầu bài viêt này, bạn cần phải mở rộng những đường kiến tạo trên các bề mặt của tòa công trình hướng đến các điểm tụ ngang. Luôn nhớ là đối với tòa công trình trung tâm, bạn có thể dùng đường kiến tạo dọc để định kích thước cho các cửa sổ.

Cũng hãy tìm cách giảm bớt khoảng cách và kích thước các cửa sổ, khi càng ........ đỉnh của tòa công trình (cách phối cảnh làm cho các yếu tố nằm ở xa trở nên nhỏ hơn và bị nhiều biến dạng hơn những yếu tố được đặt gần trước mắt người xem).

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Mở rộng một loạt các đường kiến tạo giữa đường dọc trung tâm và các điểm tụ nằm ngang​


Bước 2 : Tô đậm các cửa sổ và lối ra vào

Sử dụng công cụ Magic Wand để chọn những cửa sổ bạn muốn tô sẫm bằng một màu khác.

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Tất nhiên, loại màu và phong cách của bề mặt là hoàn toàn do bạn tùy chọn theo ý riêng, còn ở đây, hai thứ đó chỉ được dùng làm thí dụ để minh họa.

Bước 3 : Thêm các cửa sổ cho tòa công trình bên phải

Chúng ta sẽ thiết kế bề mặt bên phải cùng một cách như với cụm công trình trung tâm, với điều kiện là không đưa thêm vào quá nhiều chi tiết càng lúc càng nằm xa điểm trung tâm của toàn cảnh.

Chỉ cần kéo một vài đường kiến tạo từ điểm tụ đỉnh xuống và cắt ngang vỉa hè. Việc này sẽ cho phép bạn xác định được các cửa sổ thông qua các điểm giao cắt với những đường kiến tạo dẫn đến điểm tụ phải.


Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng


Bước 4 : Tô sẫm các cửa sổ tòa công trình bên phải

Giống như với cụm trung tâm, bạn hãy dùng công cụ Magic Wand để chọn những cửa sổ bạn muốn tô sẫm bằng một màu khác. Hãy bảo đảm là tạo ra được ‘layer’ dành riêng cho thao tác này, như đã đề cập ở trước, trong trường hợp bạn định thêm các chi tiết khác vào phần tô sẫm. Việc này sẽ làm cho tiến trình chọn lựa trở nên đơn giản.


Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng


Bước 5 : Thêm các cửa sổ cho tòa công trình bên trái

Chỉ việc kéo dài các đường kiến tạo từ điểm tụ đỉnh xuống và cắt qua phần vỉa hè. Điều này cho phép bạn xác định các cửa sổ thông qua những điẻm giao cắt với những đường kiến tạo dẫn đến điểm tụ bên phải.


Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Bạn có để ý thấy cách mà tôi chỉ tập trung vào mép đỉnh của bề mặt bên phải không ? Lý do thật rõ ràng : Đó là phần duy nhất có thể nhìn thấy được, và việc kéo thêm các đường kiến tạo hướng lên có thể trở nên vô dụng.

Bước 6 : Tô sẫm bề mặt tòa công trình bên trái

Do đa số tòa công trình ở cực trái của bản vẽ sẽ nằm rất xa với điểm trung tâm, và tất cae những cửa sổ đều nằm trên cùng một mặt phẳng, nên bạn có thể tô sẫm cả các bề mặt của tòa công trình mà không sợ chúng có vể khác thường. Tôi đã thực sự linh động với các chọn lựa dành cho yếu tố nằm xa nhất, chỉ để tăng thêm vẻ hấp dẫn với một vài chi tiết ngẫu nhiên.

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng


4 - Tăng độ nổi
Bước 1 : Thêm bầu trời

Hãy tạo thêm một ‘layer’ đằng sau tòa công trình, giữa đường chân trời và mép đỉnh của bức vẽ, sau đó là tô nó bằng một màu sáng.


Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng


Bước 2 : Tính toán khoảng cách các trụ đèn đường

Có vẻ như bản thiết kế thiếu đi một vài chi tiết trong phần đường phố, tôi cho là chúng ta nên thêm một vào một vài cột đèn đường. Để thực hiện, trước hết, bạn phải tạo ra một mạng lưới các đường gióng để xác định khoảng cách các trụ đèn dọc trên vỉa hè. Bạn có thể tiến hành bằng cách sử dụng các đường kiến tạo vỉa hè để có những điểm giao cắt.

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng


Bước 3 : Tính toán chiều cao của các trụ đèn đường

Tương tự như khi bạn dùng các đường kiến tạo vỉa hè để xác định các khoảng cách trên mặt nền, bạn có thể sử dụng đường kiến tạo dọc để xác định chiều cao của các trụ đèn. Bằng cách nối đường này với mạng lưới đường gióng đã có trước đó, bạn xác định được chiểu cao của các trụ đèn (xem lại phần khung màu xanh nhạt trong “Bước 2” ở trên).


Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng


Thật tuyệt vời, thế là bạn đã hoàn thành việc phối cảnh !

Giờ hãy xem lại lần cuối bản thiết kế không có khung viền bên ngoài (vì không cần phải cho hiển thị các điểm tụ).

Vẽ phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà hướng nhìn như thế nào là đứng

Quan điểm của hướng dẫn này là nhằm giải thích diễn tiến của công việc, và giúp bạn nắm vững qua thực hành. Tuy vậy, khuyên bạn, trong cách sử dụng các kịch bản, bạn chỉ nên ghi nhớ các kỹ thuật ấy trong đầu, và chỉ dựa vào chúng để thiết kế những khối công trình ít chi tiết mà tự nhiên bạn sẽ đưa thêm các chi tiết vào. Nếu thực hành đủ, bạn chỉ cần một lượng rất ít các đường kiến tạo, và có thể hoàn thành những phối cảnh đầy thuyết phục. Chúc thành công, và quan trọng hơn cả, chúc bạn vui vẻ !