Ví dụ suy luận quy nạp

Quy nạp

( Logic học đại cương – Nguyễn Tuấn Anh)

Bản chất, vai trò và cấu tạo của quy nạp

a) Nguồn gốc và bản chất của quy nạp. Quy nạp nảy sinh trong quá trình hoạt đông thực tiễn của con người từ nhu cầu khái quát để thu nhân những tri thức về các tính chất chung của các đối tượng, về các mối liên hệ giữa chúng.

Cơ sở khách quan của sự xuất hiện và tổn tại quy nạp trước hết là biện chứng của cái chung và cái riêng trong chính hiện thực khách quan. Cái riêng không nằm ngoài cái chung, và cái chung — không ngoài cái riêng. Cái riêng này liên hệ với cái riêng khác thông qua cái chung. Đến lượt mình, cái chung chỉ biểu hiện ra trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bối cảnh đó làm cho thành có thể nhân thức cái chung trên cơ sở nhân thức cái riêng, nhân thức những đối tượng đơn nhất cụ thể.

Cơ sở khách quan của quy nạp còn là các mối liên hệ khách quan, trước hết là các mối liên hệ nhân – quả, giữa các đối tượng. So sánh và đối chiếu các đối tượng riêng rẽ cho phép vạch ra trong chúng những mối liên hệ chung, xác định, cái này là nguyên nhân, cái kia là hệ quả, hoặc ngược lại.

Vốn là môt nhóm suy luân, quy nạp căn bản khác với diễn dịch, và chính qua đó biểu hiện bản chất sâu xa của nó. Nếu trong diễn dịch, tư tưởng vân đông từ tri thức chung hơn đến kém chung hơn, thì trong quy nạp là ngược lại: từ ít chung hơn đến chung nhiều hơn. Trong diễn dịch tri thức được giả định là

“có sẵn”. Quy nạp lại vạch ra “cơ chế” hình thành lên nó. Vì thế, nếu ở diễn dịch tri thức chung là khởi điểm của suy luân, thì ở quy nạp nó lại là kết quả.

b) Cấu tạo của quy nạp cũng gồm ba bô phận:

  • Tiền đề: nếu ở diễn dịch tiền đề là những phán đoán toàn thể (hoặc bô phận), không đuợc tất cả là phủ định (nhu trong tam đoạn luận) và tính chân thực của chúng đã đuợc xác lập chắc chắn, thì ở quy nạp là những phán đoán đơn nhất, đồng chất (hoặc cùng là khẳng định, hoặc cùng là phủ định), và chúng có tính chân thực dữ kiên dựa trên quan sát kinh nghiêm.
  • Kết luận của quy nạp cơ bản phải là phán đoán toàn thể diễn đạt chủ yếu tri thức chung (mặc dù có thể là riêng, về một số đối tuợng của lớp nào đó), trong khi đó kết luận ở diễn dịch có thể là phán đoán bô phận, mà cũng có thể là đơn nhất. Phán đoán kết luận cũng phải luôn đồng chất với các phán đoán tiền đề. Nếu trong diễn dịch kết luận luôn xác thực, khi có các tiền đề chân thực và suy diễn đúng quy tắc, thì trong quy nạp kết luận ấy có thể là xác thực, mà cũng có thể chỉ là xác suất. .

c) Cơ sở logiccủa quy nạp là mối liên hệ logicgiữa các tiền đề và kết luận, mối liên hê đó phản ánh mối liên hê khách quan giữa cái riêng và cái chung, giữa nguyên nhân và kết quả.

Phân loại quy nạp

Có nhiều loại quy nạp khác nhau theo các căn cứ phân loại khác nhau.

Quy nạp hoàn toàn và không hoàn toàn. Nếu dựa vào việc đã nghiên cứu toàn bô hay chỉ phần nào các phần tử của lớp, thì có thể chia thành hai loại quy nạp.

Quy nạp hoàn toàn là quy nạp thoả mãn hai điều kiện, thứ nhất, đã nghiên cứu tất cả các phần tử của lớp và, thứ hai, đã xác lập đuợc từng phần tử trong số chúng có (hay không có) thuộc tính (hay quan hệ) nào đó.

S1 không là P

S2 không là P

……………….

Sn không là P

I………..∀ S không là P

Quy nạp hoàn toàn, cũng như diễn dịch, có thể mang lại tri thức xác thực. Dĩ nhiên, quy nạp hoàn toàn chỉ chân thực, nếu tất cả các tiền đề đều chân thực và, nếu giữa chúng và kết luân có quan hê kéo theo lôgíc, nếu đã bao quát được toàn bô các đối tượng của lớp nghiên cứu và vạch ra được ở từng đối tượng có (hay không có) tính chất cần quan tâm. Nhờ quy nạp hoàn toàn có thể thu được những tri thức khoa học quan trọng có tính phổ biến nhất định. Còn nếu xác lâp được là, không phải tất cả các phần tử của lớp có tính chất chung cần quan tâm, thì sự khái quát sẽ mang hình thức của phán đoán bô phân. Sự khái quát có hình thức không chỉ của phán đoán khẳng định, mà còn của phán đoán phủ định.

Nhìn chung quy nạp hoàn toàn chỉ được dùng nghiên cứu các lớp đối tượng hữu hạn với số lượng xác định. Nó không dùng được cho các lớp vô hạn các đối tượng. Do vây ở phần lớn các trường hợp khoa học phải dùng đến

Quy nạp không hoàn toàn là suy luân về toàn bô lớp đối tượng trên cơ sở nghiên cứu chỉ môt phần các đối tượng của lớp ấy:

Quy nạp không hoàn toàn có ý nghĩa nhân thức quan trọng và lớn hơn nhiều so với quy nạp hoàn toàn. Ở quy nạp hoàn toàn kết luân không được phổ biến sang các đối tượng chưa được nghiên cứu. Còn qua kết luân của quy nạp không hoàn toàn thì lại diễn ra sự thuyên chuyển lôgíc tri thức từ phần được nghiên cứu sang toàn bô phần còn lại của lớp.

Tuy nhiên, chính ở ưu điểm này mà quy nạp không hoàn toàn lại hàm chứa khiếm khuyết cơ bản của nó. Khác với quy nạp hoàn toàn, kết luân ở đây, ngay cả khi tất cả các tiền đề là chân thực, cũng chỉ có thể là xác suất. Kết luân quy nạp cũng có thể là tri thức xác thực, nếu nó là phán đoán bộ phân. .

Quy nạp phổ thông và quy nạp khoa học. Nếu căn cứ vào việc đã giải thích được nguyên nhân và bản chất của đối tượng được khái quát ở kết luân hay chưa, thì quy nạp lại được phân chia tiếp thành hai loại cơ bản.

Quy nạp phổ thông thông qua liệt kê đơn giản, khi không gặp phải trường hợp ngược lại. Cuôc sống hàng ngày cung cấp vô số ví dụ về loại quy nạp này. Mức đô xác thực của kết luân thu được trên cơ sở quy nạp phổ thông phụ thuôc vào hai điều kiện: số các trường hợp quan sát; và chất lượng các dấu hiệu, mức đô bản chất của nó đối với lớp đối tượng được quan sát.

Tuy nhiên, như thế cũng chưa đủ để loại trừ khiếm khuyết cơ bản của quy nạp phổ thông. Môt trong chúng chỉ nhằm vào việc kể lể các trường hợp lặp lại của môt dấu hiệu mà không có sự lựa chọn tự giác những dữ kiện điển hình và phân tích chuyên sâu về chúng. Còn điều kiện kia chỉ yêu cầu sự khái quát được tiến hành trên cơ sở quan sát giản đơn tổng các đối tượng ngẫu nhiên rơi vào tầm nhìn mà không đòi hỏi nghiên cứu nguyên nhân của chính hiện tượng. Điều đó giải thích vì sao mà bên cạnh nhiều kinh nghiệm dân gian (điềm báo) đáng tin cây vẫn có không ít những khái  quát sai lầm dựa trên niềm tin mù quáng…

Quy nạp khoa học. Những điểm yếu nêu trên của quy phổ thông được khắc phục phần nào bởi quy nạp khoa học. Trong loại quy nạp này người ta không chỉ đơn giản quan sát các trường hợp, mà còn nghiên cứu bản chất của hiện tượng và trả lời câu hỏi: “sao lại như thế, mà không phải thế khác?”.

Nếu quy nạp phổ thông coi trọng việc tổng quan càng nhiều càng tốt các trường hợp, thì đối với quy nạp khoa học việc đó lại không có ý nghĩa lớn thế. Trong các khoa học quy nạp không hoàn toàn có biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn trong nhân thức thế’ giới vi mô, nơi chủ yếu có sự tác đông của các quy luật thống kê, thì sử dụng chủ yếu là quy nạp thống kê. Nó cũng được dùng không kém phần rông rãi trong các nghiên cứu xã hôi học. Nhưng các quy luật chung mà lôgíc hình thức nghiên cứu tác đông ở mọi biến thể quy nạp khoa học.

Các phương pháp nghiên cứu quy nạp

Phương pháp đồng nhất: 

Cốt lõi của nó là ở việc so sánh, đối chiếu các sự kiện khác nhau và vạch ra trong chúng sự giống nhau ở môt điểm nào đó. Dưới đây là sơ đổ của phương pháp đổng nhất:

ABC. . . có a

ACD. . . có a

AEG. . . có a

I —  A là nguyên nhân của a.

Phương pháp này thường được sử dụng trong các khoa học dùng nhiều thí nghiệm, quan sát. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể không cho kết quả đáng tin cậy, vì nhiều khi không phải là toàn bô hiện tượng A, mà chỉ có phần nào của nó là nguyên nhân gây ra hệ quả “a”.

Phương pháp khác biệt duy nhất.

Các hiện tượng đã giống nhau trong nhiều quan hệ vẫn có thể khác nhau ở chỗ nào đó, mà sự có hay không những hệ quả này hay khác rất có thể gắn với sự khác nhau ấy.

Công thức:

ABC. . . có a

BC. . không có a
I….  A là nguyên nhân của a.

Phương pháp này có hiệu lực hơn cả phương pháp đổng nhất, vì ở đây người ta đã không chỉ có quan sát, mà còn tiến hành thí nghiệm cho khả năng tạo ra những điều kiện chuyên biệt, không còn quá cần phải quan sát rất nhiều các trường hợp nữa, không cần phải tính đến yếu tố nhiều nguyên nhân nữa…

Nhưng ngay cả phương pháp này cũng chỉ cho kết luân xác suất. Nguyên nhân của a có thể không phải là bản thân A, mà ở sự kết hợp với hiên tượng B nữa

Phương pháp biến đổi kèm theo. Tên gọi của phương pháp nói lên nôi dung của nó: khi làm thay đổi một bối cảnh, người ta quan sát xem có những thay đổi nào đi kèm với nó. Sơ đổ của phương pháp này như sau:

A 1BC . . có a1

A2BC. . . có a2

A3BC. . . có a3

I …. A là nguyên nhân của a

Phương pháp này cũng được sử dụng rất rộng rãi trong nhân thức. Tuy nhiên, kết luân theo phương pháp này cũng chỉ là xác suất.

Phương pháp phần dư. Sơ đổ của phương pháp này như sau:

ABC. . . có abc

BC. . có bc

I …. A là nguyên nhân của a

Về hiệu lực chứng minh phương pháp phần dư có thể được quy về phương pháp biến đổi duy nhất, nhưng cũng như mọi phương pháp khác nó cũng chỉ cho kết luân xác suất. Vì A có thể là nguyên nhân duy nhất của a, một phần của nguyên nhân, hoặc ngược lại, có chứa nguyên nhân trong mình, chứ chưa là nguyên nhân trực tiếp.

Trong các nghiên cứu thực nghiệm những phương pháp nêu trên có thể được dùng riêng, hoặc kết hợp với nhau. Nhưng ngay cả sự kết hợp của chúng cũng chỉ gia tăng thêm khả năng nhân thức, chứ chưa đảm bảo tuyệt đối tính chính xác của kết luân.

Các quy tắc và lỗi trong suy luận quy nạp

a) Nhầm lẫn kéo theo nhân quả với sự kế’ tiếp theo thời gian của các hiện tượng. Đôi khi người ta cho rằng, “Sau cái đó, có nghĩa là do cái đó”, làm cho mối liên hệ nhân quả bị đổng nhất một cách phi lý với tính kế tiếp giản đơn của chúng về thời gian.

b) Khái quát vội vàng. Lỗi này thường xảy ra khi, mới chỉ trên cơ sở của một số các sự kiên, nhiều khi là ngẫu nhiên, người ta đã vôi khái quát thành kết luân chung. Để tránh sai lầm này, trước khi khái quát cần phải xét càng nhiều trường hợp càng tốt, ở nhiều bối cảnh khác nhau càng hay, xét xem hê quả giả định điển hình đến mức nào