Ví dụ về đánh giá thường xuyên môn toán năm 2024

Đánh giá quá trình giáo dục Đánh giá kết quả giáo dục Mục đích Cung cấp kịp thời thông tin phản hồi cho GV và HS về kết quả học tập của HS trong quá trình học để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời giúp cải thiện, nâng cao chất lượng học tập, giáo dục.

Thu thập thông tin từ HS để đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định, từ đó xác định thành tích học tập của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng. Nội dung ĐGTX tập trung vào các ND sau:

  • Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện được giao.
  • Sự hứng thú, tự tin, cam kết, trách nhiệm của HS khi thực hiện các hoạt động học tập cá nhân.
  • Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm.

Đánh giá mức độ thành thạo của HS ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập (giữa kì)/ cuối kì.

Thời điểm

Linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục, không bị giới hạn bởi số lần đánh giá.

Đánh giá sau khi kết thúc một giai đoạn học tập (giữa kì, cuối kì). Người thực hiện

GV, HS, phụ huynh HS, đoàn thể, cộng đồng.

GV, nhà trường, tổ chức kiểm định các cấp. PP, công cụ đánh giá

  • PP kiểm tra: Kiểm tra viết, quan sát hỏi đáp, đánh giá thông qua sản phẩm.
  • Công cụ đánh giá: phiếu quan sát,
  • PP kiểm tra: Kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính, sản phẩm, hồ sơ, hỏi đáp, quan sát.

các thang đo, bảng kiểm, thẻ kiểm tra/ phiếu kiểm tra, câu hỏi, bài tập, ...

  • Công cụ đánh giá: Các câu hỏi, bài kiểm tra, dự án học tập, hồ sơ học tập, ... Yêu cầu, nguyên tắc đánh giá
  • Xác định rõ mục tiêu từ đó xác định được phương pháp, kỹ thuật sử dụng ĐGTX.
  • ĐGTX nhấn mạnh đến tự đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của bài học.
  • Tập trung cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra nội dung cần chỉnh sửa đồng thời đưa ra lời khuyên cho hành động tiếp theo.
  • Không so sánh HS này với HS khác, hạn chế những lời nhận xét tiêu cực.
  • Ngoài đánh giá kiến thức, kĩ năng GV phải đánh giá năng lực, phẩm chất để tạo dựng niềm tin, nuôi dưỡng hứng thú học tập.
  • Thúc đẩy HĐ học tập của HS, tránh chê bai, trừng phạt, tăng sự khen ngợi, động viên.
  • Đa dạng hóa trong sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá.
  • Chú trọng sử dụng các PP, công cụ đánh giá đượng những biểu hiện cụ thể về thái độ, hành vi, kết quả sản phẩm học tập của HS.
  • Tăng cường sử dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá trên máy tính để nâng cao năng lực tự học cho HS.

Ví dụ trong dạy học môn Toán ở Tiểu học Lớp 1

  • Đánh giá thường xuyên:

Bài: Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 (Sách kết nối tri thức cuộc sống)

  1. Bài "Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5" có nội dung là: số lượng các nhóm đồ vật có 0, 1, 2, 3, 4, 5 đồ vật; đọc, viết các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5; đếm 0, 1, 2, 3, 4, 5 và đọc theo thứ tự ngược lại 5, 4, 3, 2, 1, 0; thứ tự của các số 0, 1, 2, 3, 4, 5.

Giáo viên cần xác định mục tiêu hoặc yêu cầu hay mức độ cần đạt của bài "Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5" là học sinh xác định được số lượng các nhóm đồ vật có 0, 1, 2, 3, 4, 5 đồ vật; biết đọc, viết các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5; biết đếm 0, 1, 2, 3, 4, 5 và đọc theo thứ tự ngược lại 5, 4, 3, 2, 1, 0; biết thứ tự của các số 0, 1, 2, 3, 4, 5.

  1. Trong giờ học, giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh học tập và đánh giá
  • Em điền số chấm tròn chính xác rồi đấy, cô khen em.

Bài "Các số 1, 2, 3, 4" phần luyện tập

  • Giáo viên nêu yêu cầu làm bài tập 1, 2, 3, 4 quan sát học sinh làm bài, nhận xét:
  • Em vẽ chấm tròn to hơn như chấm tròn bên cạnh sẽ đẹp hơn;
  • Em vẽ đúng và đẹp đấy...
  • Trong quá trình theo dõi học sinh làm bài, giáo viên quan sát vở học sinh và đánh dấu "đ" bằng mực đỏ vào những bài học sinh làm đúng cùng với lời khen. Giáo viên có thể nhận xét: Hôm nay cô thấy các em làm bài tốt, cô khen cả lớp, vẫn còn một số bạn viết số chưa đẹp, viết bài chưa được sạch, giờ sau các em cố gắng hơn ... Giáo viên có thể viết nhận xét vào một số vở: em viết số 0, 1, 2, 3, 4, 5 rất đẹp; em cần viết số 2 đẹp hơn; em tập viết lại số 3 cho đúng (vì em đó viết ngược); em cần giữ vở sạch hơn; em cần làm bài nhanh hơn ...
  1. Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn:
  • Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả với giáo viên:
  • Bạn nào viết xong bài 1 (làm xong bài 3) thì giơ tay (giơ bút, ngồi khoanh tay, giơ thẻ, ...);
  • Ở bài tập 2, bạn H ghi số 4 vào dấu "?" thứ nhất và số 2 vào dấu "?" thứ 2, những bạn có kết quả giống như bài làm của bạn H thì giơ tay.
  • Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.

Học sinh tham gia nhận xét ngay trong nhóm

  • Bạn làm đúng rồi đấy;
  • Bạn đọc số đúng, rõ ràng;
  • Bạn đọc số 1 còn ngọng, bạn đọc lại nhé: “Một”.
  • Bạn viết số 2 rất đẹp;
  • Bạn viết số 3 bị ngược; bạn viết số 3 như thế này này;
  • Bạn viết số 4 đẹp quá;
  • Bạn đọc số 5 ngọng rồi, đọc là "năm" chứ không phải "lăm"
  • Bạn cần giữ vở sạch hơn.
  1. Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá
  • Học sinh có thể trao đổi về bài học ở nhà với cha mẹ, cách động viên các cháu học tập ôn bài ở nhà:
  • Nhà mình có mấy người?
  • Nhà mình có mấy con bò?;

Quan sát học sinh học tập, hướng dẫn con đọc số đúng, làm bài, giữ vở sạch, hỏi:

  • Hôm nay con học bài gì?
  • Con làm bài như thế nào? ...
  • Trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện (lời nói, viết thư):

Phụ huynh trao đổi với giáo viên

  • Cháu rất hay nói chuyện với bố mẹ về học Toán ở lớp cô ạ.
  • Cháu A vẫn đọc số còn ngọng cô giáo ạ.
  • Em thấy cháu viết số 3 chưa được đẹp.
  • Cháu C hay viết ngược số, cô nói giúp: làm thế nào để sửa được ạ?
  • Đánh giá định kì

Đánh giá cuối học kì 1 môn Toán lớp 1

  • Nội dung kiểm tra: Các kiến thức đã học trong học kì 1(Đếm, đọc, viết các số

trong phạm vi 10; so sánh các số trong phạm vi 10; cộng trừ các số trong phạm vi

10; nhận biết hình dạng của một số hình phẳng và hình khối; biểu tượng dài hơn,

ngắn hơn,...)

  • Thời lượng: 1 tiết học (30-40 phút).

VD 1 đề thi cuối kì:

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2020 - 2021 MÔN: TOÁN – LỚP 1 Thời gian: 40 phút

I/ TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng:

Câu 8: (2 điểm)

  1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

10, ...., ...., 7, 6, ....., 4, ....., ......., 1, 0

  1. Sắp xếp các số 5, 1, 7, 2 theo thứ tự từ bé đến lớn.

...................................................................................................

...........

Câu 9: (1điểm): Hình vẽ dưới đây có bao nhiêu hình tròn, hình vuông và hình chữ

nhật?

Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa các hình thức đánh giá với các triết lí đánh

giá.

Mối quan hệ giữa các hình thức đánh giá với triết lý đánh giá.

1.Đánh giá thường xuyên

 Đánh giá thường xuyên (ĐGTX) hay còn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động

đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động dạy học, học tập. ĐGTX chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện trong quá trình dạy học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động kiểm tra đánh giá trước khi bắt đầu quá trình dạy học một môn học nào đó (đánh giá đầu năm/đánh giá xếp lớp) hoặc sau khi kết thúc quá trình dạy học môn học này (đánh giá tổng kết)

 Đánh giá thường xuyên lại là một trong những hình thức đánh giá vì sự tiến bộ

của người học vì:

  • Thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS trong quá trình

học để cung cấp những phản hồi cho HS và GV biết những gì họ đã làm được so

với mục tiêu, yêu cầu của bài học, của chương trình và những gì họ chưa làm được

để điều chỉnh hoạt động dạy và học. ĐGTX đưa ra những khuyến nghị để HS có

thể làm tốt hơn những gì chưa làm được, từ đó nâng cao kết quả học tập trong thời

điểm tiếp theo.

  • Thông qua đánh giá của GV và HS sẽ tạo ra những thay đổi trong quá trình dạy học nhằm tạo sự tiến bộ của học sinh.
  • Đánh giá tổng kết (đánh giá kết quả học tập) được dựa trên kết quả của những lần đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.
  • Đánh giá kết quả học tập của HS sau một hoặc một vài chủ đề dạy học, giáo dục so với YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

Câu 3: Trình bày thực tiễn vận dụng các hình thức đánh giá trong dạy học

môn học ở Tiểu học hoặc Trung học (Bám sát các văn bản quy định đánh giá

trong trường học của cơ quan chức năng)

Đánh giá thường xuyên:

1. Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục a. Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. b. Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn. c. Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.

2. Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực a. Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời. b. Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân. c. Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.

Đánh giá định kỳ: 1. Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục

  1. Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
  • Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
  • Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
  • Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu

hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

  1. Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ; Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II. c. Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
  • Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
  • Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
  • Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống. d. Bài kiếm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh. 2. Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau: a. Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên. b. Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên. Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ

STT Tiêu chí Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt 1 Chủ đề Xác định chủ đề chưa phù hợp với yêu cầu.

Xác định chủ đề phù hợp với yêu cầu.

Xác định chủ đề phù hợp với yêu cầu và đúng trọng tâm. 2 Nội dung Nội dung không đáng tin cậy, chưa phong phú.

Hầu hết nội dung đáng tin cậy và phong phú.

Tất cả nội dung đều đáng tin cậy và phong phú. 3 Phong cách trình bày

Trình bày hời hợt, chưa rõ ràng, thiếu tính logic.

Trình bày được hầu hết các nội dung chính tương đối logic.

Trình bày các nội dung chính một cách logic, sáng tạo, sinh động với các chi tiết minh họa 4 Thuyết trình Cách thuyết trình khó hiểu, không đảm bảo thời gian quy định.

Cách thuyết trình dễ hiểu, chưa ấn tượng; đảm bảo thời gian quy định

Cách thuyết trình dễ hiểu, ấn tượng, cuốn hút người nghe; đảm bảo thời gian quy định.

 Học sinh đánh giá lẫn nhau:

Học sinh tham gia vào việc đánh giá sản phẩm của những học sinh cùng học khác khác. Học sinh phải được hướng dẫn để nắm rõ những nội dung dự kiến sẽ đánh giá trong sản phẩm. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh tiêu chí dưới dạng những câu hỏi gợi ý để HS đánh giá bạní dụ: Muốn học sinh đánh giá bài đọc thành tiếng của bạn, giáo viên có thể hỏi:

  • Em có ấn tượng với cách thuyết trình của bạn không?
  • Em thấy nội dung các bạn chuẩn bị có chưa đúng chỗ nào?
  • Bạn đã trình bày đầy đủ chưa?
  • Em có ý kiến bổ sung cho bạn không?
  1. Kết thúc đánh giá thường xuyên: Khi phân loại học sinh vào cuối mỗi năm học, giáo viên không chỉ căn cứ vào kết quả kiểm tra cuối năm học mà cần căn cứ vào cả kết quả đánh giá thường xuyên trong cả quá trình học để đưa ra quyết định, đặc biệt là những quyết định quan

trọng như: cho học sinh cơ hội làm lại bài kiểm tra cuối năm hoặc cộng điểm thưởng nếu kết quả từ đánh giá thường xuyên tốt.

Số điểm đánh giá thường xuyên là gì?

Đánh giá thường xuyên, còn được gọi là đánh giá quá trình, là một phần quan trọng của quá trình giảng dạy và học tập. Nó diễn ra trong khi giáo viên đang thực hiện hoạt động giảng dạy môn học và mang mục tiêu cung cấp thông tin phản hồi cho cả giáo viên và học sinh để cải thiện hiệu suất học tập và dạy học.

Mục đích của đánh giá trong dạy học môn toán là gì?

Mục đích đánh giá kết quả giáo dục môn Toán là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của học sinh trên cơ sở yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp học, cấp học, điều chỉnh các hoạt động dạy học, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán.

Bán kiếm là gì?

Bảng kiểm được sử dụng để đánh giá các hành vi hoặc các sản phẩm mà học sinh thực hiện. Với một danh sách các tiêu chí đã xây dựng sẵn, giáo viên sẽ sử dụng bảng kiểm để quyết định xem những hành vi hoặc những đặc điểm của sản phẩm mà học sinh thực hiện có khớp với từng tiêu chí có trong bảng kiểm không.

Nhiệm vụ đánh giá là gì?

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phân đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.