Vì sao alaska k dựng tai

Alaska Malamute là giống cảnh khuyển được nuôi phổ biến nhất ở nước ta vào thời điểm hiện tại. Việc chăm sóc Alaska khỏe mạnh và phát triển đến mức tối đa là một thách thức không hề nhỏ. Sự khác biệt về thời tiết, khí hậu, thức ăn,… còn có thể là một nguyên nhân khiến bé Alaska mắc những bệnh nguy hiểm.

Bài viết dưới đây, Sieupet.com sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc Alaska để các bé phát triển khoẻ mạnh nhất.

 Những lưu ý trong quá trình chăm sóc chó Alaska

Alaska là giống chó kích thước lớn có nguồn gốc từ vùng dất Siberia lạnh giá. Do đó, việc thích nghi và phát triển tại Việt Nam, nơi có khí hậu nóng ẩm là rất khó. Nếu Bạn muốn bé cún Alaska của mình có thể phát triển khoẻ mạnh, đạt kích thước tốt đa thì đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm và nắm bắt được những kiến thức cơ bản về giống chó này.Hiểu được điều đó,Siêu Pet xin gửi tới bạn một số lưu ý khi chăm sóc Alaska.

Vì sao alaska k dựng tai

Những lưu ý khi chăm sóc Alaska

Bài toán khí hậu

Nếu là một người yêu thích giống cảnh khuyển Alaska chắc bạn đã biết chúng là giống chó tuyết có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đất lạnh giá gần Bắc Cực. Những anh bạn to lớn này không thích hợp với khí hậu nắng nóng tại Việt Nam: Alaska rất dễ bị sốc nhiệt khi nhiệt độ trên 30 độ C, nhất là đối với những bé Alaska mới nhập khẩu từ Châu Âu về.

Vì sao alaska k dựng tai

Alaska là giống chó đến từ xứ lạnh nên khả năng chịu nóng rất kém

Bộ lông siêu dày 2 lớp có tác dụng giữ nhiệt lại là trở ngại lớn khi Alaska sinh sống tại nước ta. Khí hậu nóng ẩm là nguyên nhân khiến lông chúng rụng nhiều, xơ rối, mất đi sự mềm mượt vốn có. Dưới đây là một số giải pháp Sieupet.com chia sẻ với bạn để khắc phục bài toán khí hậu này:

  • Hạn chế cho Alaska ra ngoài chơi khi trời nắng nóng,đặt chuồng trại ở nơi mát mẻ, có cây xanh và bóng râm. Giữ cún trong phòng điều hòa nếu nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 30 độ C.
  • Người nuôi nên tắm gội thường xuyên nhằm giúp giảm nhiệt độ cơ thể của Alaska xuống. Vào mùa hè, bạn nên tắm gội cho chúng mỗi ngày một lần.
  • Alaska sở hữu bộ lông dày rậm rạp và cần bạn cắt tỉa lông cho chúng ít nhất mỗi tháng một lần vào mùa hè.
  • Bạn không nên nhập khẩu những bé Alaska vào mùa hè mà hãy đợi đến mùa đông khi nhiệt độ không có sự chênh lệch quá lớn so với các nước Châu Âu. Điều đó sẽ giúp bé cún của bạn có thời gian thích nghi với khí hậu Việt Nam, tránh tình trạng sốc nhiệt xảy đến đối với cún.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Giống chó Alaska có hệ tiêu hóa khá kém, chúng rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến đường ruột, nhất là đối với những bé Alaska nhỏ tuổi. Để chúng có thể phát triển khỏe mạnh, Siêu Pet khuyên bạn nên cung cấp cho chúng một chế độ dinh dưỡng khoa học và sạch sẽ.

Vì sao alaska k dựng tai

Chế độ dinh dưỡng cho các bé Alaska

Đầu tiên, các chất dinh dưỡng bắt buộc bạn cần cung cấp cho chúng bao gồm: Protein, canxi, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mỗi độ tuổi sẽ có nhu cầu về chế độ dinh dưỡng khác nhau:

  • Alaska 1-2 tháng tuổi: Đây là thời điểm cún con mới cai sữa mẹ, hệ tiêu hoá của cún vẫn chưa hoàn thiện. Ở thời điểm này, bạn cần cho cún ăn nhiều bữa trong ngày. Thức Ăn nên là các loại thức ăn mềm như: Cháo thịt, rau, củ… thì nên xay nhuyễn. Sữa ấm giữa những bữa ăn là một thực phẩm cần thiết giúp cún làm quen dần với việc cai sữa mẹ. Bạn có thể cho Alaska uống các loại men tiêu hóa để bảo vệ đường ruột tốt hơn.
  • Alaska 3-6 tháng tuổi: Cún cưng có thể ăn cơm trộn cùng thịt, trứng, rau,… mà không cần xay nhuyễn thức ăn như khi còn bé. Bạn nên để chúng tập nhai để kích thích phát triển cơ hàm.
  • Alaska trên 6 tháng tuổi: Bạn nên tăng cường cung cấp thêm các loại protein và canxi để Alaska phát triển xương và cơ bắp hoàn thiện nhất. Tốt nhất, bạn nên cho cún ăn thịt bò vì nó có lượng protein cao nhưng lại ít mỡ. Người nuôi có thể cho chúng gặm thêm các loại xương ống bò hoặc cổ gà, vịt để giúp cơ hàm của cún phát triển tốt hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thức ăn cụ thể cho chó Alaska trong từng giai đoạn tại bài viết: "Thức ăn dành cho chó Alaska và những điều bạn cần lưu ý"

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Vì sao alaska k dựng tai

Các vị trí như kẽ chân, tai,... các hốc tự nhiên thương là nơi lý tưởng để kí sinh trùng trú ngụ và sinh sôi

Trong quá trình chăm sóc Alaska, bạn nên lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở, bát ăn, khay uống tránh để vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Chuồng trại cần được đặt tại nơi khô ráo, thoáng mát. Bát ăn, khay uống thì nên vệ sinh sau mỗi lần ăn, tránh để tình trạng ngày này qua ngày khác, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, bạn nên tắm cho các bé Alaska thường xuyên để giữ cơ thể chúng luôn sạch sẽ. Trong quá trình tắm, người nuôi cần chú ý vệ sinh những nơi ngóc ngách như: Kẽ chân, nách chân, lỗ tai,… Những chỗ đó ít được để ý nhưng lại là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất. Bạn không nhất thiết phải tắm cho Alaska mỗi ngày. Nếu lông chúng không quá bẩn thì có thể dùng khăn ẩm lau qua là được.

Bộ lông dày của Alaska là nơi thích hợp để các loại ký sinh trùng phát triển. Do đó, người nuôi cần chú ý giữ gìn sạch sẽ và tắm thường xuyên cho cún. Khi tắm xong, bạn nên sấy khô lông, tránh để tình trạng ẩm ướt, bốc mùi, nảy sinh vi khuẩn.

Rèn luyện thói quen vận động

Alaska là giống chó kéo xe nên rất ưa thích vận động môi trường sống thích hợp cho chúng là những ngôi nhà có sân vườn rộng rãi. Bạn nên tập cho Alaska thói quen vận động ngay từ khi còn nhỏ. Khi chúng bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ (6-10 tháng tuổi) thì những bài tập phát triển cơ bắp là cần thiết.

Vì sao alaska k dựng tai

Rèn luyện thói quen vận động cho chó Alaska

Cho cún tập các bài tập đơn giản như: Chạy bền, đi bơi, kéo vật nặng,…  ít nhất 30 phút mỗi ngày. Alaska thích hợp với các bài tập thể lực do đó bạn nên loại những bài tập như: Bắt bóng, tìm đồ vật,… ra khỏi danh sách huấn luyện.

Dòng Alaska Giant khi sinh sống tại Việt Nam muốn phát triển đến kích thước tối đa đòi hỏi những bài tập phải phức tạp và quá trình huấn luyện mất nhiều thời gian. Bạn không thể làm được điều đó nếu không có kinh nghiệm. Tốt nhất,để cún được tập luyện bài bản nhất bạn nên đưa chúng đến các trại huấn luyện chuyên nghiệp.

Bạn cũng có thể nuôi Alaska ở căn hộ hay chung cư nhưng nên nhớ, dẫn chúng ra ngoài thường xuyên để cho vận động thoải mái. Việc nhốt Alaska trong nhà quá lâu sẽ khiến chúng sinh ra bực bội, cáu bẳn, phá phách.

Kiểm tra y tế thường xuyên

Vì sao alaska k dựng tai

Đưa cún cưng đi thăm khám thú y thường xuyên

Không phải Alaska mà với bất kỳ giống cảnh khuyển nào, việc kiểm tra ý tế thường xuyên là một việc làm cần thiết. Bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y ít nhất 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Alaska 2-4 tháng tuổi thì nên kiểm tra thường xuyên hơn vì chúng rất dễ mắc các bệnh đường ruột nghiêm trọng.

Ngoài ra, khi nuôi bất kỳ bé Alaska nào, bạn cũng nên nhớ tiêm phòng và tẩy giun đầy đủ cho chúng. Tiêm phòng là cách duy nhất để phòng tránh các bệnh nguy hiểm như: Pravo, care, bệnh dại,…

 Bạn có phải là người thích hợp để nuôi chó Alaska?

Theo kinh nghiệm nhiều năm của Siêu Pet thì không phải ai muốn cũng có thể nuôi được giống cảnh khuyển này. Alaska đòi hỏi người chủ phải có nhiều thời gian chăm sóc, có sự kiên nhẫn trong việc huấn luyện. Bạn có thể xem xét một số yếu tố dưới đây để xem mình có phải là người phù hợp để nuôi chó Alaska hay không:

Vì sao alaska k dựng tai

Bạn có thích hợp để nuôi chó Alaska?

Bạn có đủ kiến thức về giống chó Alaska?

Vì sao alaska k dựng tai

Thu nhận những kiến thức về chó Alaska

Để quá trình chăm sóc Alaska diễn ra thuận lợi, bạn nên có những hiểu biết cơ bản về tập tính, tính cách của chúng. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chúng tại đây.

Hai giống cảnh khuyển Alaska và Husky có chung một tổ tiên nên ngoại hình có nhiều nét tương đồng. Nếu không có kinh nghiệm, bạn rất dễ bị nhầm lẫn khi đi mua, dẫn đến những rắc rối sau này trong quá trình chăm sóc. Một số đặc điểm nổi bật của Alaska để phân biệt với Husky như sau:

  • Thân hình: To lớn và khỏe mạnh, cơ bắp săn chắc. Chúng có xương chân to và gân guốc.
  • Đầu: To bành ra, lông bờm dày ở cổ, đặc biệt là có điểm gãy giữa trán và mũi lộ ra rất rõ.
  • Mắt: Alaska thuần chủng chỉ có 2 màu mắt là nâu hoặc đen. Trong khi Husky có thêm màu mắt xanh dương độc đáo.
  • Đuôi: Đuôi của Alaska dày, thường có xu hướng cong lên, uốn về phía lưng. Còn đuôi của Husky thường buông thõng xuống, khi chạy chỉ hơi cong lên 1 chút.
  • Tai: Lúc nhỏ, tai của Alaska là tai cụp. Tai sẽ dựng thẳng khi chúng bước vào giai đoạn dậy thì.

Nhà bạn có người bị dị ứng lông chó?

Vì sao alaska k dựng tai

Alaska là giống chó rụng lông quanh năm, do vậy nếu bạn bị dị ứng lông thì nên xem xét kĩ trước khi mua

Nếu bạn hoặc gia đình có người bị dị ứng lông chó thì nên xem xét việc chọn nuôi Alaska. Bộ lông giống chó tuyết này siêu dài, rậm rạp và có xu hướng rụng quanh năm khi sinh sống tại Việt Nam do môi trường và thức ăn không phù hợp. Lông chúng chắc chắn gây ra không ít rắc rối đối với người bị dị ứng.

Nếu bị dị ứng, bạn nên chọn nuôi những giống cảnh khuyển ít rụng lông hay lông siêu ngắn như: Poodle, Pug, Bull Pháp, Beagle,… Còn nếu bạn vẫn thích nuôi Alaska thì giải pháp tốt nhất là nên cắt tỉa lông gọn gàng và chải chuốt thường xuyên để loại bỏ lông chết.

Nhà bạn có trẻ nhỏ?

Alaska rất yêu quý trẻ em, chúng có thể tập luyện và chơi đùa cùng trẻ em rất tốt. Giống cảnh khuyển này hiền lành, thân thiện, là người bạn thân thiết của những đứa trẻ trong gia đình. Việc để những đứa trẻ chơi cùng sẽ giúp Alaska trở nên hòa đồng và thân thiết hơn.

Vì sao alaska k dựng tai

Chó Alaska rất yêu quý trẻ nhỏ

Tuy nhiên, khi cho những đứa bé của bạn chơi cùng một chú Alaska trưởng thành thì nên có sự giám sát của người lớn. Bạn không thể lường trước được những nguy hiểm xảy ra nếu cục thịt 40-50kg kia vô ý ngã đè lên con bạn.

Bạn có đủ kinh tế để nuôi Alaska?

Vì sao alaska k dựng tai

Liệu bạn có đủ kinh tế để nuôi Alaska

Ngoài việc phải chi ra khoản tiền không nhỏ để đón một bé Alaska về thì quá trình chăm sóc sau này mới thật sự tốn kém. Chi phí chủ yếu là về y tế và thức ăn và thăm khám y tế cho Alaska thường xuyên là việc làm cần thiết. Đấy là còn chưa kể giống cảnh khuyển này rất hay mắc các bệnh liên quan đến đường ruột.

Chi phí về thức ăn cho Alaska cũng không hề nhỏ: Một bé Alaska trưởng thành có thể ăn lượng thức ăn bằng 2-3 lần người bình thường. Mà muốn chúng phát triển thân hình và có cơ bắp săn chắc thì thực phẩm chính phải là thịt: Mỗi ngày ít nhất từ 1.5-2kg. Tính ra số tiền hàng năm bạn phải chi ra để mua thức ăn là khá nhiều.

 Lời kết

Trên đây là một số lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc Alaska mà Sieupet.com muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho việc chăm sóc bé Alaska của bạn trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả hơn.

Đừng quên để lại comment nếu có bất kỳ câu hỏi gì. Siêu Pet sẽ cố gắng giải đáp bạn nhanh nhất có thể.

Đánh giá 5* nếu bạn thấy thông tin trên là hữu ích.

Nguồn: https://sieupet.com/cham-soc-cho-alaska.html