Vì sao da dễ ăn nắng

Nhiều người vốn luôn tin rằng dùng kem chống nắng là để chống đen da và dùng càng nhiều, hiệu quả càng cao. Tuy nhiên, trên thực tế lại có một số trường hợp bị đảo ngược: càng dùng kem chống nắng da càng bị sạm đen, thậm chí có người da còn bị lão hóa sớm như nhăn nheo, lỗ chân lông to hơn, mụn và thậm chí là nguy cơ ung thư da.

  • Số lượng kem chống nắng được bôi không đủ, không dặm sau một thời gian sử dụng khiến kem bị mất tác dụng.
  • Chỉ thoa kem chống nắng trong trường hợp phải ra ngoài khi trời nắng gắt.
  • Chỉ bôi kem chống nắng ở vùng mặt, bỏ qua toàn thân
  • Chỉ dùng kem chống nắng mà không sử dụng thêm các yếu tố che chắn khác như nón, áo khoác, ô dù...
  • Không tẩy trang hoặc tẩy trang sơ sài vào cuối ngày, tạo điều kiện cho lớp kem chống nắng bám nhiều bụi bẩn, tạp chất khiến da xỉn màu.

Vì sao da dễ ăn nắng

Sử dụng kem chống nắng không phù hợp với làn da chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng càng chống nắng càng đen

  • Hạn sử dụng: Mỗi lọ kem chống nắng sau khi mở nắp chỉ nên sử dụng trong vòng 6 tháng. Khi vượt quá khoảng thời gian này, kem chống nắng sẽ bị giảm tác dụng một cách đáng kể, dù rằng hạn sử dụng trên thân chai có thể vẫn còn đến tận 1 hoặc 2 năm nữa.
  • Chỉ số chống nắng: Mức SPF được khuyên nên lựa chọn nhất là từ 30 trở lên. Tuy nhiên, trong trường hợp da mụn hoặc nhạy cảm, chỉ nên chọn chỉ số SPF 15 là vừa đủ.
  • Chức năng của kem chống nắng: Kem chống nắng thường tích hợp thêm các công dụng khác như làm trắng, che khuyết điểm hoặc làm se lỗ chân lông... Vì vậy tùy vào nhu cầu sử dụng, người dùng hãy chọn cho mình 1 lọ kem chống nắng thích hợp để vừa chống nắng, vừa khắc phục nhược điểm lại vừa đảm bảo được lớp trang điểm mỏng nhẹ cho mùa hè.

Trên thực tế, kem chống nắng chỉ duy trì tác dụng được trong một thời gian nhất định và điều này phụ thuộc hoàn toàn vào chỉ số SPF. Cụ thể như, 1 SPF tương đương với 10 phút kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da dưới ánh nắng. Như vậy nếu dùng kem chống nắng chỉ số SPF 30 thì nghĩa là nó có thể bảo vệ da trong 5 giờ. Vì thế, kem chống nắng cần được thoa lại sau khoảng 2-3 giờ để làn da được bảo vệ tốt nhất.

Ngoài việc sử dụng kem chống nắng cho mặt, hãy mở rộng vùng da cần được bảo vệ xuống cổ, vai, lưng, cánh tay và chân. Trên thị trường hiện nay có các loại kem chống nắng dành cho từng bộ phận, lựa chọn loại kem phù hợp cho từng vị trí, để sản phẩm phát huy được tối đa hiệu quả.

Vì sao da dễ ăn nắng

Lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp

Khi thoa lên da, kem chống nắng sẽ trở thành một lớp áo giáp bảo vệ làn da khỏi những tác hại từ ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh và cả những tác hại từ môi trường như bụi bẩn, vi khuẩn... vì thế nếu bôi hời hợt và tiết kiệm, kem chống nắng gần như sẽ chẳng có tác dụng gì.

Thông thường, lượng kem chống nắng cần thiết dành cho da mặt từ 2-3 ml (mức này tương đương với khoảng 5 hạt đậu). Khi bôi cho cơ thể thì cần đến một lượng lớn kem chống nắng, có thể bằng chén rượu nhỏ.

Ngoài ra, làn da của mỗi người có khả năng bắt nắng khác nhau, điều này phụ thuộc vào màu da và độ khỏe của da. Hiện có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu da càng trắng thì độ bắt nắng càng cao và dễ bị ảnh hưởng xấu từ tác hại của ánh nắng hoặc ô nhiễm môi trường hơn so với làn da có màu sẫm. Đặc biệt đối với những người đã qua tắm trắng, lột da,... thì bề mặt da bị yếu và dễ bắt nắng hơn người khác. Vì thế, chúng ta cần mang theo kem chống nắng mỗi khi ra khỏi nhà.

  • Trong quy trình chăm sóc da, kem chống nắng sẽ nằm ở bước cuối cùng, sau các bước thoa kem dưỡng và trước khi bắt đầu trang điểm.
  • Nên thoa kem chống nắng trước 20 -30 phút khi ra ngoài để kem có thời gian thẩm thấu vào da, tạo lớp màng bảo vệ vững chắc trên da nhằm phát huy tối đa hiệu quả chống nắng.
  • Lưu ý cần dặm lại kem sau 2-3 giờ, nếu hoạt động nhiều, hãy tăng số lượng lần dặm kem để đảm bảo lớp bảo vệ được duy trì liên tục.
  • Hãy kết hợp sử dụng kem chống nắng với các cách bảo vệ khác như: mặc áo chống nắng, khẩu trang, đeo kính râm, mang tất... để bảo vệ da làn da tối đa trước các tác động của tia UV.
  • Hãy bôi lượng kem chống nắng phù hợp, không nên quá mỏng hoặc quá dày
  • Chọn lựa kem chống nắng chất lượng, có uy tín, nguồn gốc rõ ràng

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Da bị bắt nắng ( da bị cháy nắng) là tình trạng nhiều người gặp phải, đặc biệt trong mùa hè. Rất nhiều người không biết da bị bắt nắng phải làm sao cho đúng. Dưới đây là lời khuyên từ các chuyên gia da liễu.

Da bị bắt nắng là gì? 

Da bị bắt nắng còn được biết đến với nhiều cách gọi như da bị cháy nắng, da bị bỏng nắng hay da bị ăn nắng. Da bị bắt nắng là hiện tượng da bị tổn thương do tác hại của tia UV ( tia cực tím) có trong ánh nắng mặt trời. Bỏng nắng thường diễn ra vào mùa hè, thời điểm nắng nóng liên tục và nền nhiệt cao, tia UV hoạt động mạnh. 

Thời gian tiếp xúc với ánh nắng mạnh và kéo dài khiến da bị tổn thương, đặc biệt là các vùng da mỏng trên cơ thể.

Vì sao da dễ ăn nắng

Da bị bắt nắng là tình trạng thường gặp vào mùa hè.

Dấu hiệu da bị cháy nắng như thế nào?

Da bị cháy nắng sẽ có những triệu chứng sau:

  • Da chuyển màu đỏ, đỏ tím hoặc đỏ nâu: Tia Uv khiến mao mạch máu giãn nở hoặc vỡ , khiến da ửng đỏ.
  • Da khô ráp, có các lớp da trắng mụn li ti: Da mất nước nghiêm trọng, khiến melanin kích thích cơ chế “rụng tế bào” (apoptosis). Các tế bào này sẽ tự hiểu là bị “chết cháy” và rụng khỏi lớp biểu bì, trở thành các tế bào chết. Đây chính là lớp da trắng li ti xuất hiện đặc biệt nhiều ở người da khô.
  • Xuất hiện các nốt sạm da: Tại các vùng da có melanin tập trung, các hạt sắc tố sẽ hấp thụ tia Uv và chuyển màu thâm sạm. Trên da sẽ có các vùng tập trung nám, các mảng da sạm màu hơn.
  • Da phồng rộp, có mụn nước, có thể chảy máu hoặc có mủ: Đây là trường hợp nặng khi da tiếp xúc với nắng quá lâu tại thời điểm nắng nóng đỉnh điểm ( từ 12 giờ trưa). Tia UV khiến hơi nước bốc hơi khỏi da nhanh chóng.Tuy nhiên khi lớp màng bị tổn thương nghiêm trọng, trở nên khô ráp hơn. Nước không thoát được bị giữ lại hình thành mụn nước.
  • Da xuất hiện nếp nhăn mờ: Tia UV khiến các sợi Collagen đứt gãy, teo nhỏ Elastin, khiến nếp nhăn xuất hiện.

Đặc biệt, vùng da mặt mỏng manh hơn các vùng da khác trên cơ thể, đặc biệt là da mắt, da cổ. Các vùng da này dễ bị kích ứng trở nên ửng đỏ, ở một số người là nổi mẩn. Ngoài ra, khi bị cháy nắng, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, háo nước, mệt mỏi hoặc kiệt sức.

Nguyên nhân khiến da bị bắt nắng

Thực chất, da bị cháy nắng chính là quá trình melanin hấp thụ tia UV và bảo vệ da. Cơ chế này cũng tương tự như khi melanin hấp thụ quá trình tia UV, chuyển thành nám da.  

Trong da của con người có chứa các hạt sắc tố melanin, tạo thành màu sắc da riêng của mỗi người. Khi gặp ánh nắng, các hạt sắc tố melanin hấp thụ tia tới 99,9% tia UV có trong ánh nắng, ngăn ngừa tia UV tác động vào da. Sau quá trình hấp thụ tia UV, melanin chuyển hóa thành hắc sắc tố tạo nên vùng da sậm màu. 

Làn da mỗi người có tỷ lệ sắc tố melanin khác nhau, càng ít melanin da càng trắng. Càng ít melanin bảo vệ da, da càng dễ bắt nắng và cháy nắng hơn. Đó là lý giải tại sao người có làn da trắng thì da bị bắt nắng nhiều hơn, dễ sạm màu hơn. 

Vì sao da dễ ăn nắng

Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân khiến da bị bắt nắng, bỏng nắng, dẫn tới nám da và ung thư da. Rất nhiều người băn khoăn da bị bắt nắng phải làm sao?

Da bị cháy nắng có nguy hiểm không?

Da bị cháy nắng khiến làn da bị tổn thương, bỏng rát và sạm màu. Nếu không biết da bị bắt nắng phải làm sao cho đúng, làn da sẽ lão hóa, kéo dài thời gian hồi phục. Da bị cháy nắng thường xuyên dẫn tới nguy cơ viêm da, viêm nang chân lông và ung thư da cao hơn.

Chúng ta thường chủ quan và để da tự hồi phục mà không có bất cứ biện pháp sơ cứu nào. Chuyên gia cảnh báo điều đó sẽ khiến da yếu đi và dễ bị hấp thụ tác hại của tia UV, tăng nguy cơ ung thư da. Vậy da bị bắt nắng phải làm sao cho đúng?

Da bị bắt nắng phải làm sao?

Da bị bắt nắng là tình trạng cần phải sơ cứu ngay để hạn chế tổn thương. Tuy nhiên không nhiều người hiểu được kiến thức sơ cứu. Da bị bắt nắng thì phải làm sao cho đúng?

Làm dịu da ngay lập tức

Bước đầu tiên chính là làm dịu da ngay lập tức, khi da đã hấp thụ nhiệt lượng từ mặt trời trong thời gian dài. Việc này giúp da tản nhiệt nhanh chóng, tránh tình trạng bị say nắng, cảm nắng và giúp da giảm cảm giác bỏng rát khó chịu. 

Da bị bắt nắng thì phải làm sao? Dưới đây là các bước bạn cần thực hiện: 

  • Bước 1: Rửa mặt bằng nước mát

Rửa vùng da bị bỏng nắng với nước sạch mát ( nước ở nhiệt độ phòng 20 độ C là tốt nhất)

  • Bước 2: Dùng đá làm dịu da

Dùng đá lạnh cho vào khăn dày, massage nhẹ nhàng vùng da bị bắt nắng trong 10- 20 phút.

  • Bước 3: Sử dụng xịt khoáng 

Xịt khoáng sẽ cấp nước ngay lập tức, giúp bề mặt da hút nước và căng trở lại. Cảm giác căng tức sẽ dịu đi, lỗ chân lông mở hơn và cân bằng pH.

  • Bước 4: Sử dụng gel lô hội làm mát da bị cháy nắng

Da bị bắt nắng trở nên nhạy cảm hơn. Bạn có thể sử dụng gel lô hội thoa lên vết phồng rộp bỏng nắng để làm mát da, kháng khuẩn, tránh kích ứng. 

Vì sao da dễ ăn nắng

Da bị cháy nắng phải làm sao? Gel lô hội là bình chữa cháy hữu hiệu cho làn da cháy nắng!

Lưu ý:

  • Tránh dùng nước quá lạnh khiến da bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, làm tổn thương da. Bạn cũng có thể dùng nước muối sinh lý rửa mặt để tăng cường hiệu quả kháng viêm.
  • Khi chườm đá, hãy chọn khăn dày, nên là khăn bông. Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với đá gây bỏng lạnh.
  • Với gel lô hội, bạn có thể dùng gel lô hội tươi hoặc sản phẩm gel lô hội đều được. Tuy nhiên, làn da còn khỏe, bỏng nắng nhẹ có thể dùng gel lô hội tươi. Với da bị bắt nắng mạnh, da nhạy cảm, da viêm mụn, da khô bong tróc nên dùng sản phẩm gel lô hội để giảm kích ứng.

Thoa kem dưỡng ẩm/ gel dưỡng ẩm

Sau khi làm dịu da, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, gel dưỡng ẩm giúp da khóa ẩm, tránh bốc hơi nước. Bạn có thể sử dụng các loại mỹ phẩm cấp nước cho da chứa thành phần thiên nhiên làm mát lành tính như: lô hội, bạc hà,… Cấp nước cho da là kiến thức rất quan trọng, đặc biệt hữu hiệu khi bạn đang lúng túng da bị bắt nắng phải làm sao.

Lưu ý:

  • Không sử dụng các loại mỹ phẩm chứa thành phần có thể gây kích ứng như: petroleum, benzocaine, lidocaine. Tham khảo ngay mỹ phẩm cấp nước cho da hoàn toàn lành tính.
  • KHÔNG BÔI kem dưỡng lên dùng da bị phồng rộp, hoặc có vết thương hở dưới lớp biểu bì da.
  • KHÔNG BÔI kem trị phồng rộp hay các loại mỡ động vật ( mỡ trăn, mỡ ngựa,..) lên da bị bỏng nắng. 

Vì sao da dễ ăn nắng

Thoa gel dưỡng da giúp khóa ẩm, giúp vùng da bị bắt nắng không bị khô ráp.

Uống nước đúng cách

Da bị bắt nắng phải làm sao? Sau khi thực hiện sơ cứu, bạn cần bổ sung nước cho cơ thể!

Da bị cháy nắng cần bù lại lượng nước đã mất. Ngoài ra thời điểm da bị bỏng nắng đã khiến cơ thể mất năng lượng và chán ăn. Bạn có thể bổ sung các khoáng chất và dưỡng chất cần thiết để bù khoáng, lấy lại sự tỉnh táo.

Có hai khoảng thời gian uống nước bạn cần lưu ý:

Uống nước thời điểm da bị cháy nắng: 

  • Bổ sung ngay 1 ly nước (khoảng 100ml) nước lọc mát. Tránh uống nước đá, nước quá nóng sẽ khiến cơ thể bị sốc nhiệt.
  • Tiếp tục uống thêm khoảng 100-200ml nước bù khoáng. Có thể là nước khoáng thiên nhiên, nước Ozon, nước khoáng thể thao,…
  • Khoảng 1-2 tiếng sau khi sơ cứu da bị bỏng nắng, bạn có thể uống thêm các loại nước chứa nhiều vitamin giúp cơ thể hồi phục năng lượng nhanh chóng. Có thể là nước dừa, nước ép hoa quả chứa vitamin C, E, uống C sủi hoặc sinh tố hoa quả. 
  • Tiếp tục duy trì từ 1-2 tiếng uống thêm nước. Uống đủ 2 lít nước để cơ thể cân bằng lượng nước bên trong.

Vì sao da dễ ăn nắng

Da bị bắt nắng phải làm sao? Hãy uống nước giúp bổ sung lượng nước đã mất cho da bị cháy nắng

Uống nước thời điểm sau khi da bị cháy nắng 

Hãy đảm bảo bạn cung ứng đủ 2 lít nước mỗi ngày. Chia nhỏ thành 8-12 ly nước/ ngày để cơ thể luôn cân bằng. Bạn có thể bổ sung đa dạng các loại thức uống như trà, nước ép trái cây, nước uống detox,… Hạn chế rượu, đồ uống có cồn và chất kích thích.

Khám da tại các trung tâm da liễu

Việc khám da tại các trung tâm da liễu là lần thiết để giúp bạn hiểu được da bị bắt nắng phải làm sao để phục hồi. Đặc biệt da bị bỏng nặng, đau rát, phồng rộp chảy máu cần tìm đến phòng khám da liễu ngay lập tức để có phương pháp điều trị phù hợp.

Tránh nắng trong quá trình phục hồi da

Làn da bị bắt nắng phải làm sao để nhanh phục hồi? Tốt nhất bạn nên tránh nắng hoàn toàn trong 7 ngày kể từ khi da bị bỏng nắng, bởi thời điểm này da bị tổn thương nghiêm trọng. Hãy hạn chế tối đa việc ra đường vào trời nắng, đặc biệt là lúc nắng nóng cao điểm 9 mùa hè từ tháng 6-8, tránh nắng từ sau 10 giờ sáng).

Ngoài ra, trong 1-2 tháng giúp da phục hồi, bạn nên thường xuyên chống nắng.  Kem chống nắng chỉ số từ 15-30 SPF là điều cần thiết, giúp bảo vệ da mà không khiến da bị rát hay kích ứng. Khi da bị cháy nắng đã hồi phục dần, bạn có thể tăng chỉ số 30-50 SPF để bảo vệ da tốt hơn.

Lưu ý:

  • Bôi kem chống nắng ít nhất 2 lần/ ngày, kể cả khi ở trong nhà 
  • Sử dụng áo chống nắng, mỹ, kính,… để tăng hiệu quả chống nắng 
  • Tránh kem chống nắng và các thành phần gây kích ứng. Bạn nên chọn các thành phần như oxit kẽm, titanium dioxide, avobenzone…
  • Không bôi kem chống nắng lên vùng bị sưng tấy.

Giải đáp thắc mắc liên quan tới việc da bị bắt nắng phải làm sao

Dùng kem chống nắng hàng ngày có hại da không?

Bất cứ ai cũng nên sử dụng kem chống nắng. Kem chống nắng bảo vệ da khỏi tia UV – nguyên nhân gây ra 90% các bệnh lý về da, đặc biệt nguy hiểm là ung thư da và viêm da mãn tính. Ngoài ra, sử dụng kem chống nắng hằng ngày giúp bảo vệ da khỏi khói bụi, tác động của môi trường gây lão hóa da.

Bạn có da mụn? Da mụn có nên dùng kem chống nắng không? Hãy cùng tìm lời giải đáp!

Da bị cháy nắng bôi kem đánh răng được không?

Vì sao da dễ ăn nắng

Nhiều người sử dụng kem đánh răng cho vùng da bị cháy nắng. Cách làm này có đúng với cách xử lý da bị bắt nắng không?

Da bị bắt nắng phải làm sao? Liệu có được dùng kem đánh răng không. Đây là phương pháp nhiều người sử dụng nhưng vẫn gây băn khoăn.

Câu trả lời là CÓ!

Khi gặp tình trạng da bị bắt nắng phải làm sao, nhiều người thường sử dụng kem đánh răng để làm dịu da. Cách này chỉ áp dụng với trường hợp da bị bắt nắng nhẹ, da còn khỏe mạnh như: chuyển màu đỏ ửng, không sưng hoặc sưng tấy nhẹ, người bị cháy nắng còn tỉnh táo. Trong kem đánh răng có chứa fluor, bạc hà và các chất the mát có tác dụng làm dịu da. 

Bạn KHÔNG NÊN dùng kem đánh răng cho da bị bắt nắng nặng như sưng mủ, rát bỏng, bong tróc, rỉ máu, chuyển thành màu đỏ tím. Tác động của kem chống nắng rất mạnh, có thể gây thêm tổn thương da.

Làm gì để ngăn ngừa da bị cháy nắng

Da bị bắt nắng phải làm sao là câu hỏi khiến nhiều người đau đầu, đặc biệt là các bà mẹ có con nhỏ hiếu động. Các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên lưu ý một số điểm sau để ngăn ngừa da bị bắt nắng, cháy nắng, bỏng nắng: 

  • Nếu bạn sử dụng một số thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, thuốc trị tiểu đường…nên hạn chế ra nắng. Bởi các loại thuốc này có thể khiến da nhạy cảm hơn.
  • Bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài trời. Bôi lại kem chống nắng 2 tiếng/ lần khi hoạt động ngoài trời, chơi thể thao, đi biển
  • Tránh ra nắng thời điểm tia UV ở mức cao nhất ( từ 11-16 giờ)
  • Kết hợp chống nắng với mũ, kính, áo bảo hộ,…
  • Uống nhiều nước. Tránh uống nước quá lạnh để cơ thể không sốc nhiệt.
  • Bổ sung nhiều rau củ quả, uống C sủi và các loại vitamin E,C, A để tăng sức đề kháng.

Vì sao da dễ ăn nắng

Bôi kem chống nắng là cách hữu hiệu để ngăn ngừa da bị bắt nắng

Da bị bắt nắng là hiện tượng thường gặp nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây viêm da, ung thư da rất cao. Do đó, bạn nên biết da bị bắt nắng phải làm sao cho đúng để giúp da và bảo vệ da tốt hơn.