Vì sao người say rượu thường không nhận thức được hành vi của mình

Sau khi men rượu bia ngấm vào người, chúng ta thường có biểu hiện nói nhiều, lảm nhảm, không kiểm soát được hành vi, nhiều người điều khiển xe máy nhanh và liều lĩnh hơn.

Lý giải nguyên nhân của hiện tượng này, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng (Trưởng phòng điều trị tâm thần phân liệt (M5), Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Rượu khi đã vào dạ dày sẽ có 30% hấp thụ vào cơ thể, kích thích cơ thể tạo men để tiêu hóa thức ăn nếu uống ở một lượng nhỏ.

Khi tác động lên não, chất cồn trong rượu, bia kích thích sản xuất dopamine. Đây là chất truyền dẫn thần kinh tăng cảm xúc, tạo sự hưng phấn, khiến người uống rượu nói nhiều, nhớ lại chuyện vụn vặt trong quá khứ, nghĩ gì nói nấy. Vì vậy chúng ta thường đánh giá người say rượu hay nói thật. Hiện tượng này bắt đầu xảy ra khi trong cơ thể có khoảng 20 ml rượu/1 lít máu”.

Ảnh minh họa.

Lượng dopamine tăng còn khiến người uống rượu bia không kiểm soát được hành vi, mất điều hòa động tác (đi loạng choạng, đi hình zíc zắc) và điều khiển các phương tiện nhanh, mạo hiểm và liều lĩnh hơn bình thường.

Nếu trong 1 lít máu có tới 40 ml rượu, người uống sẽ bị ức chế, rơi vào trường hợp ngộ độc (say). Nếu liều ngộ độc kéo dài, cơ thể sẽ bị rối loạn chuyển hóa các axit amin, không hấp thụ được vitamin B1, gây hiện tượng viêm đa dây thần kinh. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ hưng phấn nói nhiều, nhưng sau đó xảy ra ức chế trầm cảm.

Bác sĩ Dũng cũng cho biết, rất nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị tâm thần do nghiện bia rượu. Những người lạm dụng loại thức uống có cồn này phải đối mặt với nguy cơ mắc các chứng bệnh về thần kinh cao hơn bình thường.

Có thể thấy, cơ quan chịu tác động nhiều nhất của rượu, bia là hệ thần kinh trung ương, nghiện rượu được xếp vào nhóm bệnh tâm thần ngang hàng nghiện ma túy. Vì vậy, điều trị những bệnh nhân này đòi hỏi thời gian dài và cũng rất khó khăn.

Một số bệnh tâm thần do nghiện rượu như hội chứng “ngưng rượu” (gây rối loạn thần kinh và tim mạch), sảng rượu (cơ thể rơi vào tình trạng lú lẫn, mất định hướng không gian - thời gian, ảo giác và ảo ảnh, nhất là thị giác, mất ngủ, đảo ngược nhịp ngày đêm, kích thích, rối loạn nhân cách); đa dây thần kinh (biểu hiện bằng tê bì kiến bò, rát bỏng kèm liệt nhẹ ở hai chân hoặc tứ chi); viêm thị thần kinh, teo tiểu não…

Tuy nhiên, nếu uống ít (dưới 5 ml rượu/1 lít máu), rượu, bia vẫn có tác dụng tích cực khi kích thức chuyển hóa thức ăn, tạo trạng thái hung phấn nhẹ rất tốt cho cơ thể.

Thông thường, khi uống rượu bia, con người sẽ không làm chủ được bản thân, dẫn đến nhiều hành vi quá khích: Gây mất trật tự công cộng, điều khiển phương tiện gây tai nạn…

Đối với việc uống rượu, bia rồi gây mất trật tự công cộng, điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định 167 nêu rõ mức phạt đối với trường hợp này là phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng.


Tổng hợp các quy định của pháp luật về người nghiện rượu (Ảnh minh họa)
 

Người say rượu vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự?

Lâu nay, mọi người vẫn cho rằng người say rượu thì dù có phạm tội vẫn không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người phạm tội chỉ không phải chịu trách nhiệm hình sự trong 07 trường hợp nêu tại Bộ luật Hình sự hiện hành:

- Sự kiện bất ngờ: Không thể thấy trước hoặc buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội;

- Không có năng lực trách nhiệm hình sự: Đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi;

- Phòng vệ chính đáng: Vì bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình, của người khác... mà chống trả một cách cần thiết;

- Tình thế cấp thiết: Vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người khác... mà không còn cách nào khác phải gây ra một thiệt hại nhỏ hơn;

- Trong khi bắt giữ người phạm tội;

- Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ: Dù đã thực hiện đúng quy trình, áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa nhưng vẫn có thiệt hại;

- Thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.

Ngoài ra, Điều 13 Bộ luật Hình sự còn quy định, một người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do dùng rượu thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Bởi việc đưa bản thân vào tình huống này là do người đó chủ động thực hiện.

Ngoài ra, pháp luật cũng không coi việc say rượu là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi sẽ phòng tránh được trường hợp lợi dụng tình trạng say rượu, bia để thực hiện tội phạm.

Do đó, người uống rượu bia dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi không là điều kiện để không phải chịu trách nhiệm hình sự.


Uống rượu khi lái xe, vừa nguy hiểm vừa bị phạt nặng! (Ảnh minh họa)
 

Lỗi về nồng độ cồn là một trong những lỗi nặng nhất!

Tại Nghị định số 46 năm 2016, mức xử phạt hành chính với người vi phạm các quy định về nồng độ cồn rất nặng. Cụ thể:

- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy nếu trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định thì có thể bị phạt tối đa đến 04 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe đến 05 tháng (Điều 6);

- Người điều khiển xe ô tô nếu vi phạm về nồng độ cồn thì bị phạt đến 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe đến 06 tháng (Điều 5)…

Thậm chí, trong nhiều tội danh được quy định tại Bộ luật Hình sự, say rượu còn có thể là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như:

- Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 250);

- Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267)…

Xem thêm: Tổng hợp toàn bộ mức phạt liên quan đến nồng độ cồn


Uống rượu gây thiệt hại phải bồi thường

Ngoài việc bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự, nếu người nào say rượu dẫn đến gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe… của người khác sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Theo đó, Điều 596 Bộ luật Dân sự mới nhất nêu rõ, người do uống rượu hoặc dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.

Bởi trước khi uống rượu, chắc chắn người đó phải ý thức được hậu quả của việc say rượu. Dù lỗi gây ra là vô ý hay cố ý thì việc sử dụng rượu, bia khiến bản thân mất khả năng nhận thức và thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.

Lúc này, người gây thiệt hại có thể phải bồi thường về tài sản, sức khỏe, tính mạng...

Đáng chú ý: Khoản 2 Điều 596 nêu trên cũng khẳng định, khi một người cố ý dùng rượu làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì người này phải bồi thường.

Như vậy, có thể thấy, việc uống rượu bia khiến chúng ta “thiệt đơn thiệt kép”, không chỉ bị xử phạt hành chính, chịu trách nhiệm hình sự mà nếu gây ra thiệt hại thì còn phải bồi thường.

>> 6 điểm mới của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019

Một ly rượu khiến con người ta trở nên hưng phấn hơn, vui vẻ và mạnh dạn hơn, thái độ tích cực hơn. Nhưng nếu uống nhiều, mọi chuyện trở nên hoàn toàn khác. Không khó để gặp những trường hợp bình thường hiền lành nhưng khi có vài chén rượu vào là thành con người khác hoàn toàn, hung hăng hơn, dữ tợn hơn và bạo lực hơn.

Vì sao rượu lại làm con người trở nên hung hăng

Khi uống rượu, con người thường bộc lộ những trạng thái, cảm xúc và có những hành vị khác nhau. Một số người khi say trở nên buồn bã, khóc lóc, lôi chuyện buồn ra kể lể. Nhiều người hưng phấn, hoạt náo hay làm những hành động ngớ ngẩn. Nhưng có những người trở nên hung hăng, dữ tợn thậm chí là có hành vi bạo lực. 

Thường những người bình thường đã hay nổi giận, khi say rượu sẽ thể hiện hành vi bạo lực mạnh hơn.

Về bản chất, rượu không làm thay đổi tính cách con người mà nó khiến con người ta bộc lộ một phần tính cách của mình, phần tính cách mà hàng ngày người đó đã dùng lý trí để kiểm soát nó. Nhưng khi uống rượu, khả năng kiểm soát hành vi không còn, phần tính cách đó được bộc lộ rõ ràng theo mức độ say của người uống.

Trong cơ thể, một số vùng của não gồm vỏ não trán trước có vai trò trong việc con người đưa ra quyết định, hành vi, nhận thức, tính cách và kiểm soát hành động của bản thân. Khi uống rượu, tại gan rượu chuyển hóa thành acetaldehyde, gây độc thần kinh khiến chức năng của các vùng này bị suy giảm, khiến sự tức giận bùng nổ và không còn kiểm soát được. 

Bên cạnh đó, rượu làm giảm bài tiết hormon serotonin, một hormone có tác dụng điều chỉnh tâm trạng và nhận thức. Giảm lượng hormone này làm con người không kiểm soát được tâm trạng, hành vi và nhận thức của bản thân.

Hậu quả của việc không kiểm soát được hành vi

Gia đình: Có không ít gia đình tan vỡ vì rượu bia. Rượu khiến người chồng người cha trở nên dữ tợn hơn. Bạo lực gia đình cũng xuất phát từ đây. 

Quan hệ xã hội: Rượu vào lời ra, người uống rượu không kiểm soát được lời nói hành vi của bản thân khiến các quan hệ xã hội trở nên xấu đi. Tệ hơn nữa là hành vi bạo lực. 2 chén đầu còn là anh em, nhưng đến chén thứ 10 thì không kiểm soát được hành vi mà cãi vã, đánh chửi thậm chí giết người.

Công việc: Các mối quan hệ xấu đi ảnh hưởng nhiều đến công việc. Ngoài ra, khi uống rượu tinh thần không tỉnh táo, kém tập trung, hiệu suất công việc từ đó cũng bị ảnh hưởng không ít. 

Cách giải quyết tình trạng hung hăng khi uống rượu

Người xung quanh

Khi một người uống rượu và đang có dấu khiêu khích, biểu hiệu nóng giận, mất kiểm soát hành vi và lời nói, mọi người xung quanh cần giữ bình tĩnh, không cãi nhau, không phản ứng lại gay gắt.

Có thể đánh lạc hướng của người đó bằng cách đổi chủ đề, đưa sự chú ý và quan tâm của người đó sang 1 điều thú vị khác.Trong trường hợp tình huống căng thẳng, nên lập tức đưa họ về nhà. Cân nhắc việc nói chuyện hay dùng các biện pháp mạnh để giải quyết thói quen này khi họ tỉnh táo. 

Nếu nhà có chồng uống rượu, người vợ hoặc con cần cho anh uống những sản phẩm chứa thành phần N-Acetylcystein và L-glutamine để giải rượu, tăng cường sự tỉnh táo, từ đó kiểm soát được hành vi và lời nói của bản thân. 

Bản thân người uống rượu

Khi biết bản thân không kiểm soát được cảm xúc, hành vi, lời khi say rượu, người uống rượu cần chủ động tìm các biện pháp làm giảm tình trạng say xỉn của mình. Những cách hiệu quả như: 

·         Không để bụng đói khi uống rượu: trước mỗi bữa rượu, bạn cần ăn vừa đủ cơm hoặc bánh mỳ, và uống thêm 1 ly sữa ấm sẽ khiến bạn uống lâu say hơn.

·         Uống ít một, uống nước khoáng xen kẽ với rượu. 

·         Không uống rượu cùng các loại đồ uống có ga hay cafein vì những loại này làm nhanh say hơn, sau lâu tỉnh hơn, cơ thể mệt mỏi, đau đầu hơn. 

·         Dùng sản phẩm chứa thành phần N-Acetylcystein và L-glutamine.

Khi chủ động thực hiện những điều trên, bạn uống rượu lâu say hơn, tỉnh táo hơn, làm chủ được bản thân hơn. 

Boniancol - Công thức toàn diện chứa đủ N-Acetylcystein và L-glutamine

Hiện nay có nhiều sản phẩm được quảng cáo để giải rượu nhưng chỉ có duy nhất BoniAncol có đủ 2 thành phần N-Acetylcystein (300mg) và L-glutamine (200mg). Khi có sự kết hợp của cả 2 thành phần này, BoniAncol đem lại tác dụng giải rượu nhanh chóng và hiệu quả, giúp giảm tình trạng say xỉn, người uống tỉnh táo hơn kiểm soát được suy nghĩ, lời nói và hành vi.

N-Acetylcystein có tác dụng làm tăng chuyển hóa ethanol thành chất chuyển hóa không độc hại là acid acetic (1 thành phần trong giấm ăn), từ đó hạn chế tạo thành chất acetaldehyde độc hại. Từ đó làm giảm tình trạng say xỉn, giúp giải rượu nhanh, tỉnh táo hơn, kiểm soát được lời nói và hành động của bản thân. Ngoài ra, việc ức chế hình thành acetaldehyde giúp bảo vệ gan, thận, thần kinh khỏi chất này, giúp tăng cường chức năng gan thận

L-glutamin có tác dụng kích thích tăng tiết serotonin, giúp cải thiện tâm trạng và nhận thức, giúp cơ thể tỉnh táo, nhanh chóng trở về trạng thái bình thường. 

Uống 2-4 viên trước mỗi bữa rượu 30 phút, nếu quên bạn uống bù luôn 4v/ngày sau ăn, BoniAncol giúp giảm các triệu chứng say xỉn sau 1 giờ.

BoniAncol được sản xuất tại Canada và Mỹ, là sản phẩm của tập đoàn Viva Pharmaceutical Inc. Đây là tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới với công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại.  Các hệ thống máy móc sử dụng công nghệ micro-fluidizer, tạo ra các phân tử nano có kích thước siêu nhỏ, giúp hấp thu tốt hơn, bảo quản lâu hơn, sản phẩm ổn định hơn.

BoniAncol được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania

Địa chỉ công ty Botania: 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 18001044 - 0984.464.844 - 0243.766.222

>>> Xem thêm:

  • Thổi phạt nồng độ cồn - Cần thực hiện sớm hơn

Video liên quan

Chủ đề