Vì sao thuế có tên gọi là thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn gọi là thuế VAT, là một trong những loại thuế quan trọng của nhà nước, giúp cân bằng ngân sách và rất nhiều ý nghĩa khác. Vậy thuế giá trị gia tăng là gì? Mức thuế VAT là bao nhiêu? Loại thuế này có ý nghĩa và những điều quan trọng gì cần biết khác?

Hãy cùng ACMan tìm hiểu toàn bộ trong bài viết sau đây

1/ Thuế giá trị gia tăng là gì

Thuế giá trị gia tăng có xuất phát điểm là từ nước Pháp, đất nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vào năm 1954.

Vì sao thuế có tên gọi là thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng tiếng Pháp là Taxe Sur La Valeur Ajou tée (TVA), tiếng Anh là Value Added Tax (VAT) và được dịch sang tiếng Việt của chúng ta là thuế giá trị gia tăng. Hiện nay, thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi trên hầu như toàn bộ các nước trên thế giới. Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa 9, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng và hiệu lực thi hành kể từ ngày đầu tiên năm 1999 (01/01/1999).

Thuế VAT (thuế giá trị gia tăng hay thuế GTGT) là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng. Tức là ta có thể hiểu Thuế GTGT sẽ đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ khi còn là nguyên liệu thô cho đến các sản phẩm hoàn thành và cuối cùng là giai đoạn phân phối đến người tiêu dùng. Nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Và tổng số thuế GTGT thu được sẽ bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

2/ Các tính chất của thuế giá trị gia tăng

a/ Người tiêu dùng mới là người chịu thuế GTGT

Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu nên chính xác thì người tiêu dùng mới là người chịu thuế GTGT. Tại sao lại như vậy?

Bởi vì Thuế giá trị gia tăng là loại thuế đánh vào từng giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm/hàng hóa, kể từ khi còn là nguyên liệu thô cho tới thành phẩm, cuối cùng tiêu dùng. Vì vậy còn được gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước.

Người nộp thuế VAT (đại diện các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ) chỉ thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Khi mua bán, sẽ tính thêm vào giá sản phẩm thuế giá trị gia tăng.

Thuế VAT được đánh vào hầu như toàn bộ các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.

b/ Thuế GTGT mang tính lũy thoái so với thu nhập

Do thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng cuối cùng phải trả khoản thuế này mà không phân biệt đến thu nhập cao hay thấp. Nếu cùng tiêu dùng cùng một sản phẩm đó với giá như nhau thì sẽ phải chịu thuế GTGT bằng nhau. Như vậy, nếu tính ra và so sánh thì so số thuế GTGT phải trả với thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này sẽ thấp hơn và ngược lại.

c/ Thuế GTGT mang tính chất lãnh thổ

Vì sao thuế có tên gọi là thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng mang tính chất lãnh thổ vì đối tượng chịu thuế GTGT là người tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ Quốc gia. Điều này lý giải cho chúng ta tại sao Thuế GTGT lại góp phần khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu hàng hoá. Bởi vì không những hàng hóa xuất khẩu chịu thuế suất GTGT 0% ở khâu xuất khẩu và vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào trước đó.

Từ ba tính chất trên, có lẽ các bạn cũng phần nào làm rõ hơn khái niệm thuế giá trị gia tăng là gì. Tiếp theo, hãy cùng xem cách tính thuế GTGT.

3/ Tính thuế giá trị gia tăng

a/ Thuế GTGT với các mặt hàng trong nước

Thuế suất thuế GTGT là 10% áp dụng với hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điều 4, Điều 9, Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

b/ Tính thuế GTGT hàng nhập khẩu

Công thức tính thuế GTGT hàng nhập khẩu đó là:

Thuế GTGT hàng nhập khẩu = [Giá tính thuế + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB (nếu có)] x Thuế suất thuế GTGT (%)

* Các giá trị có trong công thức bao gồm:

– Giá tính thuế: Giá tính thuế có thể là giá CIF hoặc FOB.

– CIF (Cost: Tiền hàng + Insurance: Bảo hiểm + Freight: Cước phí tàu).

– FOB (Free on Board hay Freight on Board): Chưa lên tàu thì trách nhiệm thuộc người bán, đã lên tàu thì trách nhiệm thuộc về người mua.

* Trường hợp 1: Giá tính thuế = Giá CIF: Giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F) + phí bảo hiểm (I)

Với cách tính này, người mua không phải trả thêm chi phí khác.

* Trường hợp 2: Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + Chi phí bảo hiểm (nếu có): Giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F) + phí bảo hiểm (I)

Với cách tính này, người mua phải trả thêm chi phí vận tải và bảo hiểm.

c/ Thuế nhập khẩu

Công thức tính thuế nhập khẩu là:

Thuế nhập khẩu = Số lượng x Giá tính thuế x Thuế suất thuế nhập khẩu

Với Thuế suất thuế nhập khẩu là thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế

d/ Thuế tiêu thụ đặc biệt (Thuế TTĐB)

Thuế suất thuế TTĐB là thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế suất Luật số 27/2018/QH12 – Luật thuế tiêu thụ đặc biệt). Bạn có thể tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo công thức:

Thuế TTĐB nhập khẩu   =   Giá tính thuế TTĐB   x   Thuế suất thuế TTĐB

* Trong đó:

Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu

4/ Vai trò của thuế GTGT là gì?

a/ Giảm sự bất cập, thuế chồng thuế

Vì sao thuế có tên gọi là thuế giá trị gia tăng
Theo Luật thuế doanh thu trước đây quy định, doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện việc thu nộp thuế. Do vậy mà Nhà nước sẽ đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh của sản phẩm thông qua mỗi lần chuyển dịch từ sản xuất, lưu thông cho đến tiêu thụ sản phẩm.

Nếu các sản phẩm, hàng hóa chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu về cũng tăng thêm, vì vậy nó dẫn tới tình trạng thu thuế trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước dẫn đến bất hợp lý, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Luật thuế giá trị gia tăng ra đời mang ưu điểm với việc chỉ thu thuế với phần giá trị tăng thêm của sản phẩm ở từng khâu sản xuất, không thu thêm với toàn bộ doanh thu phát sinh, tránh việc thuế chồng thuế.

b/ Vai trò trong quản lý kinh tế nhà nước

Dù là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân hay thuế GTGT thì đều là những công cụ quan trọng giúp Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế vĩ mô của đất nước.

Thuế GTGT đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý nhà nước về kinh tế, cụ thể nó được thể hiện như sau:

– Tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước;

– Tổ chức, quản lý thu thuế dễ dàng hơn các loại thuế trực thu do không phải đi sâu xem xét hay phân tích về tính hợp lý của thuế.

– Thuế GTGT hàng nhập khẩu tăng có tác dụng đến bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.

– Chống thất thu thuế hiệu quả.

– Thuế GTGT thường có ít thuế suất và đảm bảo sự đơn giản, rõ ràng.

– Nâng cao tính tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

– Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hóa có chứng từ, hóa đơn.

– Khấu trừ thuế nộp ở đầu vào giúp khuyến khích hiện đại hóa, chuyên môn hóa sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm các trang thiết bị mới.

– Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam.

Như vậy, ACMan vừa giới thiệu cùng các bạn khái niệm thuế giá trị gia tăng là gì, cách tính thuế cũng như vai trò của nó trong nền kinh tế. Có thể khẳng định đây là một loại thuế cực kỳ quan trọng và không thể tách rời khỏi kinh tế Việt Nam nói chung và toàn thế giới nói riêng.

Các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý bởi đây cũng là cơ sở quan trọng để thực hiện tổng hợp, quyết toán và lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Các bạn cần nắm rõ để tránh những rủi ro không đáng có.

Để việc quản trị số liệu kế toán, hóa đơn giá trị gia tăng một cách khoa học và chính xác hơn, quý khách hàng có thể áp dụng phần mềm kế toán ACMan cho doanh nghiệp của mình. Về mọi chi tiết về sản phẩm cũng như các chương trình khuyến mãi của ACMan, quý khách xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ACMAN

Website: acman.vn

Hotline: 0966 04 34 34

Điện thoại: 1900 63 66 85

Email: