Vì sao trước khi ăn không nên uống nước đường

(PLO) - Rất nhiều người có thói quen trong bữa ăn luôn để ly nước bên cạnh để vừa ăn, vừa uống nước. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là việc làm cần phải bỏ vì nó có ảnh hưởng không tốt tới quá trình tiêu hóa, tạo cơ hội cho tích tụ mỡ trong cơ thể tăng cao.   

Nếu muốn hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, bạn nên bỏ thói quen vừa ăn vừa uống ngay lập tức. Cho dù là bất cứ loại nước nào được uống trong khi ăn cũng đều làm cho kích thước dạ dày tăng lên, việc tiêu hóa đồ ăn sẽ bị gián đoạn, chậm lại. Từ đây, hàm lượng insulin bị dao động mạnh, tạo điều kiện cho mỡ tích tụ nhiều hơn trong cơ thể. Cạnh đó còn làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng.


 Vừa ăn vừa uống nước rất có hại cho hệ tiêu hóa. Hình minh họa.

Ngoài ra, việc vừa ăn vừa uống cũng khiến cho thức ăn chưa được nhai kỹ cùng với nước trôi xuống dạ dày. Tương tự như vậy là nhiều người có thói quen ăn cơm chan nhiều nước canh, thức ăn không được nghiền nát khi xuống dạ dày với một lượng nước nhiều như vậy sẽ khiến dạ dày thêm gánh nặng do phải làm việc khó nhọc hơn. Kéo dài như vậy sẽ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày.

Bởi vậy, trong bữa ăn, nếu cảm thấy khó nuốt, bạn chỉ nên uống một ngụm nước nhỏ. Nước (nước lọc hay trà hoặc nước ép trái cây, sô đa) chỉ nên uống nhiều sau khi ăn chừng một giờ để dạ dày có đủ thời gian làm nhiệm vụ tiêu hóa tương đối lượng thức ăn mà cơ thể đã nạp vào. Với canh, bạn cũng không nên chan ăn cùng cơm, mà nên ăn trước khi ăn cơm. Đây cũng là cách để nhiều người giảm cân khá tốt.

Thanh Giang (tổng hợp)

Uống nước đầy đủ luôn được khuyến khích để giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng uống nước sau khi ăn gây ra vấn đề về hệ tiêu hóa. Vậy, uống nước sau khi ăn có tốt không? Chúng ta nên uống nước sau khi ăn bao lâu?

Người xưa thường cho rằng nếu vừa ăn vừa uống sẽ làm loãng dịch dạ dày hay gây nên vấn đề rối loạn tiêu hóa. Nhưng nếu chúng ta lại có thói quen đó thì nên uống nước sau khi ăn bao lâu để đảm bảo an toàn? Hầu hết các lời khuyên đều cho rằng uống nước sau khi ăn ít nhất 30 phút là phù hợp cho sự vận động của các cơ quan trong cơ thể.

Mặc dù vậy, các nghiên cứu khoa học vẫn không chứng minh được bất kỳ nguyên nhân nào khiến xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa khi sử dụng nước trong và ngay sau bữa ăn. Dưới đây là một phát hiện về ảnh hưởng khi bạn sử dụng nước trong bữa ăn:

  • Thay đổi mức độ acid dạ dày

Theo nhiều quan niệm và kinh nghiệm dân gian rằng nước được sử dụng trong bữa ăn sẽ làm loãng acid trong dạ dày. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của khoa học cùng các bằng chứng phân tích lâm sàng, nước gần như không gây ảnh hưởng đến nồng độ acid trong dạ dày.

  • Tác động lên hệ tiêu hóa nhưng mức độ khác nhau ở mỗi người

Uống nước trước, trong hay sau khi ăn là một thói quen không phổ biến ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng có xu hướng thích uống nước trong khi ăn còn người lớn thì lại chọn trước hoặc sau bữa ăn. Những phản ứng của việc uống nước đối với hệ tiêu hóa cũng không quá rõ rệt. Đôi khi điều đó xảy ra còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Có một số người cho hay rằng họ cảm thấy chướng bụng và đầy hơi khi uống nước trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, điều này không được chứng minh là đúng hay có bằng chứng nào thuyết phục. Các bác sĩ chuyên giaccho rằng biểu hiện đó có thể xuất hiện do hiệu ứng tâm lý về vấn đề uống nước gây rối loạn tiêu hóa.

  • Tạo cảm giác no bụng giúp bạn giảm cân nhờ phương pháp hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể

Có nhiều đối tượng khi thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân đã duy trì thói quen uống nước trước bữa ăn. Đây là một cách để lấp đầy khoảng trống trong dạ dày giúp bạn no và không muốn ăn quá nhiều trong bữa chính. Với cách này bạn sẽ hạn chế lượng calo nạp vào từ thực phẩm và đạt hiệu quả giảm cân nhưng không gây hại đến sức khỏe của bản thân.

Nước gần như không gây ảnh hưởng đến nồng độ acid trong dạ dày

Uống nước đầy đủ là một hành động đảm bảo sức khỏe của mỗi chúng ta. Nhưng những thắc mắc về uống nước sau khi ăn có tốt không đã khiến nhiều người phân vân đắn đo. Bạn có thể uống nước bất kỳ khi nào mà không lo việc làm này sẽ gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Thực tế đã cho thấy uống nước có tác dụng tăng khả năng tiêu hóa thức ăn trong ruột.

Nước là chất lỏng giúp làm mềm khối thức ăn hoặc phá vỡ cấu trúc lớn của chúng để tạo điều kiện cho cơ thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng hơn. Đồng thời đây cũng được coi như một chất vận chuyển giúp thức ăn mau đi tới ruột để tiêu hóa. Nhờ vậy mà có nhiều ý kiến cho rằng uống đủ nước sẽ giúp bạn ngăn chặn nguy cơ táo bón khó tiêu.

Nước có ảnh hưởng đến sự thèm ăn hay khả năng hấp thụ calo không còn từng đối tượng. Nước được nghiên cứu là không chứa calo nhưng lại tạo cảm giác no khi bạn uống trước bữa ăn 1 ly. Do vậy duy trì thói quen uống nước trước khi ăn sẽ làm bạn no và ăn ít đi.

Bạn có thể uống nước trong khi ăn không hạn chế là bao nhiêu. Đôi khi những thực phẩm chúng ta sử dụng hay món ăn như canh, súp đều là một trạng thái khác của nước. Do vậy hành động uống nước trước trong hay sau bữa ăn là lành mạnh không gây hại cho sức khỏe.

Bạn hoàn toàn có thể uống nước sau khi ăn miễn là cơ thể cảm thấy dễ chịu. Đồng thời nếu duy trì thói quen này bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Nước giúp hóa lỏng và làm mềm thức ăn trong dạ dày
  • Nước làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
  • Nhờ công dụng làm mềm thức ăn, uống đủ nước mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ táo bón
  • Uống nước tạo cảm giác no giúp bạn giảm lượng calo nạp vào cơ thể
  • Nước có tác dụng như chất dẫn xuất đưa thức ăn di chuyển trong hệ tiêu hóa dễ dàng hơn
  • Tối ưu quá trình hydrat hóa giúp cơ thể tăng khả năng trao đổi chất

Như vậy không thể kết luận uống nước sau khi ăn có tốt không vì nó phụ thuộc vào cơ thể mỗi người. Tuy nhiên uống nước không gây rối loạn tiêu hóa mà còn hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa và thanh lọc cơ thể tốt hơn.

Nước giúp hóa lỏng và làm mềm thức ăn trong dạ dày

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, lybrate.com

XEM THÊM:

Một số người cho rằng uống nước khi ăn cơm có hại cho hệ tiêu hóa hay thói quen ăn và uống cùng lúc có thể khiến chất độc tích tụ, dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe. Để giải đáp thắc mắc này, bài viết cung cấp một đánh giá dựa trên các bằng chứng khoa học về việc uống nước khi ăn cơm ảnh hưởng đến tiêu hóa và sức khỏe của bạn như thế nào?

Để hiểu lý do tại sao uống nước khi ăn cơm được cho là có thể gây rối loạn tiêu hóa, trước tiên bạn nên hiểu quá trình tiêu hóa bình thường diễn ra như thế nào.

Quá trình tiêu hóa xảy ra đầu tiên ở miệng ngay khi thức ăn bắt đầu được nhai. Động tác nhai kích thích các tuyến nước bọt trong khoang miệng bắt đầu sản xuất nước bọt, chứa các enzyme giúp phân hủy thức ăn. Khi vào đến dạ dày, thức ăn sẽ bị trộn lẫn với dịch vị có tính axit, tiếp tục được tiêu hóa và phân nhỏ thành nhiều mảnh để tạo ra một chất lỏng đặc gọi là chyme.

Xuống đến ruột non, chyme được trộn với các enzym tiêu hóa từ tuyến tụy và axit mật từ gan. Những chất này tiếp tục phá vỡ chyme, chuẩn bị cho từng chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu.

Hầu hết các chất dinh dưỡng được hấp thụ khi chyme di chuyển qua ruột non. Chỉ một phần nhỏ còn lại sẽ được hấp thụ khi đến ruột già. Khi đã vào máu, các chất dinh dưỡng sẽ di chuyển đến các vùng khác nhau của cơ thể. Quá trình tiêu hóa kết thúc khi các chất còn sót lại được đào thải ra ngoài theo phân. Tùy thuộc vào loại thức ăn mà bạn ăn, toàn bộ quá trình tiêu hóa này có thể mất từ ​​24 đến 72 giờ.

Tóm lại, trong quá trình tiêu hóa, thức ăn được phân hủy trong suốt các cơ quan để các chất dinh dưỡng của nó có thể được hấp thụ vào máu của bạn.

Như nhiều người đã biết, uống đủ nước hàng ngày mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, một số người cho rằng, ăn và uống cùng lúc không phải là một ý kiến hay. Dưới đây là ba lập luận phổ biến nhất được sử dụng để khẳng định rằng uống nước khi ăn cơm có hại cho quá trình tiêu hóa của bạn.

Một số người cho rằng uống đồ uống có cồn hoặc có tính axit trong bữa ăn sẽ làm khô nước bọt, khiến cơ thể khó tiêu hóa thức ăn hơn. Rượu làm giảm lưu lượng nước bọt từ 10-15% trên một đơn vị rượu. Tuy nhiên, điều này chủ yếu đề cập đến rượu mạnh, không phải là nồng độ cồn thấp trong các loại bia và rượu thông thường. Mặt khác, đồ uống có tính axit dường như làm tăng tiết nước bọt. Cuối cùng, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy rượu hoặc đồ uống có tính axit, khi được tiêu thụ ở mức độ vừa phải, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa hoặc hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Ăn và uống rượu cùng lúc sẽ ảnh hưởng không tốt đến chức năng của dạ dày

Nhiều người cho rằng, uống nước trong bữa ăn sẽ làm loãng axit trong dạ dày và các enzym tiêu hóa, khiến cơ thể khó tiêu hóa thức ăn hơn. Tuy nhiên, tuyên bố này ngụ ý rằng hệ thống tiêu hóa của bạn không thể điều chỉnh dịch tiết của nó theo bữa ăn, điều này là sai.

Một lập luận phổ biến thứ ba chống lại việc uống nước khi ăn cơm nói rằng, chất lỏng làm tăng tốc độ làm trống dạ dày, đặc biệt là các loại thức ăn rắn. Điều này được cho là làm giảm thời gian tiếp xúc của bữa ăn với axit dạ dày và các enzym tiêu hóa, dẫn đến tiêu hóa kém hơn. Tuy nhiên, không có nghiên cứu khoa học nào ủng hộ tuyên bố này. Một nghiên cứu đã phân tích quá trình làm trống của dạ dày đã quan sát thấy rằng, mặc dù chất lỏng đi qua hệ tiêu hóa của bạn nhanh hơn chất rắn, nhưng chúng không ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa thức ăn rắn.

Tóm lại uống các loại chất lỏng như nước, rượu hoặc đồ uống có tính axit trong bữa ăn không có khả năng gây hại cho hệ tiêu hóa.

Chất lỏng giúp phá vỡ các khối thức ăn lớn, giúp chúng dễ dàng trượt xuống thực quản và vào dạ dày. Chúng cũng giúp di chuyển thức ăn một cách thuận lợi, ngăn ngừa đầy hơi và táo bón.

Hơn nữa, dạ dày của bạn cũng tiết ra nước, cùng với axit dịch vị và các enzym tiêu hóa, trong quá trình tiêu hóa. Trong thực tế, nước này cần thiết để thúc đẩy hoạt động chức năng của các enzym này. Tóm lại, cho dù được tiêu thụ trong hoặc trước bữa ăn, chất lỏng đóng một số vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa.

Uống nước trong bữa ăn cũng có thể giúp bạn có khoảng nghỉ tạm thời trong suốt bữa ăn, từ đó có thời gian kiểm tra các tín hiệu đói và no của mình. Điều này có thể ngăn chặn việc ăn quá nhiều và thậm chí giúp bạn giảm cân.

Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 12 tuần cho thấy những người tham gia uống 500ml nước trước mỗi bữa ăn giảm được hơn 4,4 pound (2kg) so với những người không uống. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống nước có thể tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, khoảng 24 calo cho mỗi 500ml nước mà bạn tiêu thụ.

Thật thú vị, số lượng calo bị đốt cháy giảm xuống khi nước đã được làm ấm bằng nhiệt độ cơ thể. Điều này có thể là do cơ thể bạn sử dụng nhiều năng lượng hơn để làm nóng nước lạnh lên đến nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nước đối với sự trao đổi chất là rất nhỏ và không áp dụng cho tất cả mọi người.

Hãy nhớ rằng điều này chủ yếu áp dụng cho nước chứ không phải đồ uống có calo. Trong một bài đánh giá, tổng lượng calo tiêu thụ cao hơn 8–15% khi mọi người uống đồ uống có đường, sữa hoặc nước trái cây trong bữa ăn

Tóm lại, uống nước khi ăn cơm có thể giúp đẩy lùi cảm giác thèm ăn, ngăn ngừa ăn quá nhiều và thúc đẩy giảm cân. Điều này không áp dụng cho đồ uống có calo.

Ăn và uống cùng lúc sẽ giúp giảm cảm giác thèm ăn

Đối với hầu hết mọi người, uống nước khi ăn cơm không có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu hóa.

Tuy nhiên, nếu bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), ăn và uống cùng lúc trong bữa ăn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bạn. Đó là bởi vì chất lỏng tăng thêm thể tích cho dạ dày của bạn và làm tăng áp lực dạ dày giống tương tự như khi ăn một bữa ăn lớn. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng trào ngược axit đối với những người bị GERD.

Tóm lại nếu bạn bị GERD, hạn chế uống chất lỏng trong bữa ăn có thể làm giảm các triệu chứng trào ngược của bạn.

Khi nói đến việc uống nước khi ăn cơm, hãy căn cứ vào quyết định của bạn để quyết định điều gì cảm thấy tốt nhất. Nếu ăn và uống cùng lúc gây đau đớn, cảm thấy đầy hơi hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược dạ dày, hãy uống chất lỏng trước hoặc giữa các bữa ăn. Ở những nhóm người khỏe mạnh, không có bằng chứng nào cho thấy bạn nên tránh uống rượu trong bữa ăn. Ngược lại, đồ uống được tiêu thụ ngay trước hoặc trong bữa ăn có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru, dẫn đến quá trình hydrat hóa tối ưu và khiến bạn cảm thấy no. Trong các loại chất lỏng, chỉ cần nhớ rằng nước là sự lựa chọn lành mạnh nhất.

Tham khảo website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để có thêm nhiều thông tin về việc chăm sóc sức khỏe, cũng như cách để duy trì một lối sống lành mạnh cho từng độ tuổi.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề