Việt nam là chủ tịch asean năm nào

(ĐCSVN) - Ngày 11/7/2023, tại Jakarta, Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp riêng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith (Xạ-lởm-xay Côm-ma-xít) nhân dịp cùng dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56).

Hai bên hài lòng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt - Lào, đặc biệt là việc trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao cũng như thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác trọng điểm, gần đây nhất là việc đưa sân bay Nọng Khảng, tỉnh Hủa Phăn, đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch cũng như tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Hai bên nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công; thường xuyên trao đổi, tham vấn về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Đánh giá cao sự chuẩn bị chủ động của Lào cho năm Chủ tịch ASEAN năm 2024, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào trong công tác chuẩn bị và đảm nhiệm thành công nhiệm vụ quan trọng này./.

https://binhphuoc.gov.vn/vi/sngoaivu/viet-nam-va-asean/viet-nam-co-nhung-dong-gop-noi-bat-nao-trong-asean-901.html https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/sngoaivu/2023_09/image_5.png

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Phát huy vai trò là hạt nhân thúc đẩy đoàn kết, thống nhất, ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy kết nạp Campuchia, Lào và Myanmar vào Hiệp hội. Nỗ lực này đã góp phần hiện thực hóa ý tưởng về một ASEAN bao gồm toàn bộ 10 nước Đông Nam Á, tạo ra sự chuyển biến mới về chất đối với ASEAN và tình hình khu vực vào thời điểm đó. Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn của ASEAN. Trong đó, có thể kể đến việc góp phần xây dựng và thông qua nhiều văn kiện quan trọng, như: Tầm nhìn ASEAN năm 2020, Hiến chương ASEAN, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025 và các kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng, các Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN…, cùng các kế hoạch triển khai trên từng trụ cột của Cộng đồng và nhiều thỏa thuận quan trọng khác, nhất là về kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã đề xuất và dẫn dắt ASEAN hoàn thành những văn kiện quan trọng, góp phần định hướng phát triển tương lai của ASEAN, như: Tuyên bố lãnh đạo ASEAN về định hướng Cộng đồng ASEAN sau năm 2025; Tuyên bố Tầm nhìn lãnh đạo ASEAN về gắn kết và chủ động thích ứng…

Việt nam là chủ tịch asean năm nào
Việt nam là chủ tịch asean năm nào
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: VGP) Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, Việt Nam tham gia quá trình xây dựng nguyên tắc, định hình “luật chơi” của khu vực, cùng ASEAN bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định, thúc đẩy đối thoại và hợp tác. Việt Nam thúc đẩy đưa Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) trở thành bộ quy tắc về quan hệ giữa các nước ASEAN, cũng như các nước ngoài khu vực. Việt Nam cũng tham gia và đóng góp tích cực vào việc xây dựng và thông qua tài liệu Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) giúp hình thành lập trường chung của ASEAN, thúc đẩy hợp tác trên cơ sở phù hợp với các giá trị, nguyên tắc cơ bản và vai trò trung tâm của ASEAN. Về vấn đề Biển Đông, Việt Nam cùng với các nước thành viên tham gia tích cực trong quá trình đàm phán và ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc; cũng như đàm phán sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả. Việt Nam có nhiều sáng kiến và đóng góp quan trọng góp phần giữ vững các mục tiêu, nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, góp phần duy trì vai trò chủ đạo của ASEAN đối với hòa bình và phát triển ở khu vực, hạn chế sự can thiệp và chi phối của bên ngoài. Trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam đã thúc đẩy “văn hóa thực thi” trong ASEAN. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đề xuất, đi đầu trong việc hình thành phương thức hoạt động mới của ASEAN để thích ứng với tình hình, nhất là hình thức họp trực tuyến. Việt Nam hoàn thành tốt trách nhiệm của một nước thành viên và phát huy vai trò nòng cốt, dẫn dắt, điều phối thông qua việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN vào các năm 2010 và 2020; đồng thời chủ trì và đăng cai tổ chức nhiều hội nghị, sự kiện quan trọng. Chỉ 3 năm sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội vào tháng 12/1998, đạt được những kết quả quan trọng, trong đó có Chương trình Hành động Hà Nội, góp phần quan trọng tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác, định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp hội nhằm thực hiện Tầm nhìn ASEAN năm 2020. Với vai trò Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) khoá 34 và Chủ tịch Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) giai đoạn 7/2000-7/2001, Việt Nam đã chủ trì và tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (AMM 34), ARF lần thứ 8, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các nước Đông Bắc Á (ASEAN+3), Hội nghị hợp tác sông Hằng-sông Mekong. Năm 2021, Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững. Đây là diễn đàn đầu tiên của ASEAN về chủ đề này, là dịp để các nước ASEAN và các đối tác, tổ chức khu vực và quốc tế cùng trao đổi, xác định các cơ hội, thách thức, tiềm năng và phương hướng thúc đẩy hợp tác phát triển tại các tiểu vùng. Việt Nam cũng có nhiều đóng góp quan trọng trong mở rộng quan hệ và thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các đối tác. Khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam đã thúc đẩy mở rộng Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) để Nga và Mỹ tham gia. Theo sáng kiến của Việt Nam, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) được hình thành, với thành viên là các nước ASEAN và các đối tác. Việt Nam cũng đảm nhận thành công vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc (2009-2012), ASEAN-EU (2012-2015), ASEAN-Ấn Độ (2015-2018) và ASEAN-Nhật Bản (2018-2021).

Việt Nam đã làm chủ tịch ASEAN bao nhiêu lần và những năm nào?

Việt Nam đã hai lần làm Chủ tịch ASEAN vào các năm 1998 và 2010, và trong hai lần này, Việt Nam đã thúc đẩy một số nội dung ưu tiên, như thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia Đông Nam Á, phát triển các tổ chức mới và thu hút sự quan tâm của các cường quốc trên thế giới.

Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm bao nhiêu?

Đến năm 1999 ASEAN đã có 10 thành viên, trong đó Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28 tháng 7 năm 1995.

Việt Nam đảm nhận Chủ tịch ASEAN bao nhiêu lần?

Như vậy, có thể thấy, qua ba lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đều chủ động, sáng tạo, có nhiều sáng kiến huy động đoàn kết khu vực giúp ASEAN hoàn thành vượt kỳ vọng các mục tiêu đề ra.

Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào và là thành viên thứ mấy?

Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của gia đình ASEAN vào ngày 28/7/1995 là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN, một mốc mới đánh dấu sự thay đổi cục diện ở Đông Nam Á, góp phần đẩy mạnh hợp tác ở khu vực, vì sự phồn vinh của mỗi nước và cả khu vực.