Vũ hán phong toả bao lâu

Trung Quốc mới đây phong tỏa thành phố thứ ba do bùng dịch COVID-19, nâng số người buộc phải ở trong nhà ở Trung Quốc lên khoảng 20 triệu người.

Lệnh phong tỏa An Dương, thành phố 5,5 triệu dân thuộc tỉnh Hà Nam, đã được ban bố vào tối ngày 10/1 sau khi phát hiện hai ca nhiễm biến thể Omicron. Người dân không được phép ra khỏi nhà và các cửa hàng đã được lệnh đóng cửa ngoại trừ những nơi bán nhu yếu phẩm.

Còn ở Tây An, 13 triệu dân đã bị phong tỏa gần ba tuần và 1,1 triệu dân ở Vũ Châu bị phong tỏa được hơn một tuần. Không rõ An Dương sẽ bị phong tỏa trong bao lâu, vì lệnh phong tỏa này được công bố như một biện pháp nhằm tạo điều kiện cho xét nghiệm hàng loạt, vốn là quy trình chuẩn trong chiến lược của Trung Quốc là phát hiện và cách ly người nhiễm càng sớm càng tốt.

Các biện pháp này là lệnh phong tỏa ở quy mô lớn nhất kể từ khi Vũ Hán cũng như gần như toàn bộ tỉnh Hồ Bắc bị ‘phong thành’ vào đầu năm 2020 khi đại dịch bùng phát. Kể từ đó, cách chống dịch của Trung Quốc đã thay đổi sang phong tỏa hẹp những khu vực có dịch.

Với Thế vận hội mùa đông, sẽ khai mạc ở Bắc Kinh vào ngày 4/2, đang đến gần và sự xuất hiện của biến thể Omicron, các lệnh phong tỏa toàn bộ một thành phố đã được áp đặt trở lại trong nỗ lực dập tắt các ổ dịch và ngăn chặn chúng lây lan ra những nơi khác ở Trung Quốc.

Quan chức Thế vận hội Bắc Kinh phụ trách chống dịch, ông Hoàng Xuân, cho biết ban tổ chức đang dựa vào sự hợp tác của các vận động viên và quan chức để ngăn chặn bùng dịch mà nếu xảy ra có thể làm giảm sự tham gia.

“Nếu xảy ra những chùm lây nhiễm ồ ạt, nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Thế vận hội và lịch thi đấu”, ông Hoàng nói. “Kịch bản tệ nhất, nếu xảy ra, không tùy thuộc vào ý muốn chủ quan, vì vậy chúng tôi để ngỏ các lựa chọn”.

Tại Hong Kong, lãnh đạo đặc khu, bà Carrie Lam ra lệnh đóng cửa các trường mẫu giáo và tiểu học sau khi có ca nhiễm ở học sinh. Các trường học sẽ đóng cửa vào ngày 14/1 cho đến ít nhất là Tết Nguyên đán trong tuần đầu tiên của tháng 2.

Hong Kong đã thắt chặt các hạn chế phòng dịch trong những ngày qua sau khi phát hiện biến thể Omicron đã lan rộng ra ngoài nhóm những người nhập cảnh.

Các ca nhiễm Omicron ở An Dương được cho là có dính đến hai ca khác được phát hiện ở Thiên Tân hôm 8/1. Đây dường như là lần đầu tiên Omicron lây lan ở đại lục bên ngoài những người nhập cảnh và những người tiếp xúc trực tiếp với họ.

An Dương là địa điểm khảo cổ quan trọng, thủ đô của triều đại nhà Thương và là nơi tìm thấy văn tự sớm nhất ở Trung Quốc – loại văn tự được gọi là giáp cốt văn (chữ viết trên xương thú và mai rùa).

Trong một thông báo phong tỏa được truyền thông nhà nước chia sẻ trên mạng vào tối 10/1, giới chức thành phố cho biết các phương tiện không thiết yếu bị cấm lưu thông trên đường phố. Số ca nhiễm vẫn còn tương đối thấp, với 58 ca mới được xác nhận từ đầu ngày 10/1 đến 8 giờ sáng ngày 11/1.

Thiên Tân, thành phố cảng cách Bắc Kinh chưa đầy một giờ chạy đường sắt cao tốc, chỉ phong tỏa các khu vực bị ảnh hưởng trong khi cho xét nghiệm hàng loạt. Tính đến trưa 11/1, có 97 kết quả xét nghiệm dương tính tại thành phố 14 triệu dân: 49 người có triệu chứng, 15 người không triệu chứng và 33 người đang chờ xác minh.

Tây An và Vũ Châu đều đang đối phó với biến thể Delta và cả hai địa phương này đều chưa ghi nhận bất kỳ ca nhiễm Omicron nào.

Hơn 2.000 người nhiễm ở Tây An, ổ dịch lớn nhất Trung Quốc kể từ đợt bùng phát ở Vũ Hán. Cố đô Tây An (thành Trường An) là điểm đến du lịch nổi tiếng, nơi có đội quân đất sét của Tần Thủy Hoàng và cũng là nơi đặt một nhà máy sản xuất chip máy tính của Samsung.

Giới chức cho rằng lệnh phong tỏa đã giúp hạn chế lây lan, mặc dù nó làm gián đoạn cuộc sống và khiến một số người không được cấp cứu. Thành phố đã báo cáo 13 ca niễm mới trong khoảng thời gian 24 giờ gần đây nhất, giảm từ hơn một trăm trường hợp mỗi ngày vào lúc đỉnh điểm của dịch bệnh.

    Phát hiện mới về các chợ ở Vũ Hán trước khi bùng dịch Covid-19

    Các nhà nghiên cứu từ Đại học Sự phạm Tây Trung Quốc và Đại học Oxford đã theo dõi hoạt động buôn bán động vật trong thành phố Vũ Hán - nơi lâu nay được coi là nguồn lây đầu tiên của đại dịch toàn cầu Covid-19.

    Các nhà khoa học ước tính có tới 38 loài động vật đã được bày bán tại 17 khu chợ ở thành phố Vũ Hán trong khoảng thời gian từ tháng 5/2017 đến 11/2019. Tổng cộng 47.000 động vật sống đã được bày bán trong thời gian này.

    Chúng bao gồm các loài động vật có vú như cầy hương, chồn và gấu mèo - những loài dễ nhiễm virus corona - cùng với sóc, lửng, cáo, nhím, các loài chim và bò sát.

    Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không tìm ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy dơi hoặc tê tê - bị coi là hai nguồn lây truyền Covid-19 - được bày bán trên thị trường.

    Những con vật này bị bày bán trong điều kiện vệ sinh kém tại các khu chợ, làm tăng nguy cơ về sức khỏe.

    Bác sĩ thú y David Hayman - thành viên nhóm WHO đến thực địa tại Vũ Hán đầu năm 2021 - cho biết nghiên cứu trên xác nhận rằng động vật có vú hoang dã còn sống được bày bán ở Vũ Hán - điều mà nhóm nghiên cứu của WHO đã nghi ngờ song chưa thể xác minh.

    Nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng một số loài dễ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 đã "liên tục được cung cấp ra thị trường", ông Hayman cho biết. Dữ liệu hỗ trợ điều tra những vật chủ trung gian lây nhiễm và những khu vực cho thấy có chủng virus này tồn tại trong tự nhiên.

    Nhiều trong số những ca mắc Covid-19 sớm nhất có liên quan đến chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán - ban đầu được xác định là nơi virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên truyền sang người. Tuy nhiên, chưa tìm thấy mối liên hệ nào giữa động vật sống bán trên thị trường và virus.

    Vũ hán phong toả bao lâu

    Chợ Hoa Nam đóng cửa vào tháng 1/2020. Ảnh: Simon Song.

    Theo thông tin từ giới chức trách Trung Quốc, chỉ có động vật hoang dã đông lạnh được tìm thấy tại chợ Hoa Nam và đã được kiểm tra sau khi đóng cửa vào ngày 1/1/2020. Trước đó, vào cuối tháng 12/2019, chỉ có những loài ít có khả năng nhiễm virus như rắn, cá sấu và kỳ nhông được bán trực tiếp trên thị trường.

    Daniel Lucey, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Georgetown, cho biết thông tin quan trọng cần biết là những loài động vật còn sống dễ lây nhiễm virus có được bán ở các chợ Vũ Hán ngay trước khi Covid-19 xuất hiện hay không.

    Zhou Zhao-min, thuộc nhóm nghiên cứu, hy vọng những dữ liệu mới công bố có thể hữu ích trong việc truy tìm nguồn gốc của Sars-CoV-2.

    "Ví dụ, chồn được bày bán ở các chợ, trong khi Sars-CoV-2 đã được ghi nhận ở các trang trại nuôi chồn tại châu Âu và Bắc Mỹ", nhà nghiên cứu Zhou nói.

    Hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc của virus gây ra đại dịch Covid-19. Các nhà khoa học cũng như chính phủ kêu gọi điều tra thêm về việc virus đến từ nguồn tự nhiên hay do rò rỉ trong phòng thí nghiệm - một giả thuyết mà Trung Quốc nhiều lần phủ nhận.

    Theo zingnews.vn