Xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt ở đâu

Nước sinh hoạt là nước được sử dụng hàng ngày cho nhu cầu sinh hoạt như giặt giũ, rửa,vệ sinh…. thường không sử dụng để ăn, uống trực tiếp.
Nước sinh hoạt đảm bảo (nước sạch) là nước có các tiêu chuẩn đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT. Về cơ bản nước đạt các yêu cầu: không màu, không mùi, không vị lạ, không có các thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vậy xét nghiệm nước sinh hoạt ở đâu chuẩn nhất hiện nay để biết được nguồn nước nhà bạn đang an toàn?

Xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt ở đâu

Các nguồn nước sinh hoạt phổ biến:

  • Nguồn nước ngầm hay còn gọi giếng khoan, giếng đào
  • Nguồn nước mưa
  • Nguồn nước máy đã qua xử lý

Tại sao phải xét nghiệm nước sinh hoạt?

Xét nghiệm nước sinh hoạt là để kiểm tra nguồn nước nhà bạn có đảm bảo vệ sinh để dùng trong sinh hoạt gia đình hay không, nếu không thì cần phải có biện pháp xử lý nước để tránh khỏi các căn bệnh do nguồn nước ô nhiễm gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Bị đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
  • Bị các bệnh về gan và thận
  • Bị các bệnh ngoài da như: nổi mẫn đỏ, ngứa ngáy, lở loét,…
  • Bị các vấn đề về tóc như: khô ráp, gãy rụng, xơ rối,…
  • Bị hư hỏng, ố vàng, bám cặn trên các thiết bị như: vòi sen, vòi nước, bồn tắm, lavabo, hoặc trên đồ gia dụng như: nồi, chảo, xoong,…

Như vậy, việc xét nghiệm nước sinh hoạt sẽ là một bước quan trọng giúp gia đình chúng ta ngăn ngừa được các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe đúng không nào. Nếu bạn nghi ngờ hoặc nguồn nước sinh hoạt nhà bạn đang bị ô nhiễm thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0902640009 hoặc 0902975550 để được tư vấn giải pháp tốt nhất cho nguồn nước nhà bạn nhé!

Xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt ở đâu

Quy trình xét nghiệm nước sinh hoạt

Để có được kết quả chính xác cần tuân thủ theo đúng quy trình xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt dưới đây:

Bước 1: Chọn chai chứa mẫu nước:
Yêu cầu chai sạch, làm bằng nhựa hoặc thủy tinh, có nút nhựa (không được lót giấy) hay nút thủy tinh.

Bước 2 Vị trí lấy mẫu nước: Đối với nước giếng: bơm nước dưới giếng lên và cho nước chảy, xả bỏ 5 đến 10 phút.

Với nước mặt: tốt nhất nên chọn vị trí giữa dòng, lấy mẫu ở độ sâu có khoảng cách với mặt nước 0,1m.

Bước 3 Lấy mẫu xét nghiệm hóa lý: Rửa sạch chai nhiều lần với nước nguồn cần lấy mẫu.

Cho nước vào đầy chai rồi đậy kín nắp.

Bước 4 Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh, nitrit: Các bạn nên lựa chọn chai và nút bằng thủy tinh, đã sấy tiệt trùng cả chai lẫn nút trước khi tiến hành lấy mẫu. Khử trùng toàn bộ cả bên trong và ngoài vòi lấy mẫu cũng như tay của người lấy mẫu với cồn.

Cho nước chỉ gần đầy chai ( nhớ chừa một khoảng không khí). Sau đó đậy kín nắp.Lưu ý: Tốt nhất là các bạn nên cho mẫu vào thùng đá để bảo quản tốt hơn khi chuyển tới phòng thí nghiệm

Bước 5 Dung tích mẫu: Dựa vào các chỉ tiêu xét nghiệm mà ta tính toán lượng mẫu cần phải lấy. Đối với xét nghiệm hóa lý 13 chỉ tiêu: cần có 1 lít nước mẫu. Đối với xét nghiệm vi sinh: cần 0,5 lít mẫu được giữ lạnh (không quá 1 ngày).

Đối với xét nghiệm nước uống đóng chai: cần 4 lít nước mẫu để xét nghiệm hóa lý, 2 lít nước mẫu cần giữ lạnh để tiến hành xét nghiệm vi sinh, đựng trong chai thành phẩm. Tất cả đều phải được lấy đầy chai và đậy kín.

Bước 6 Bảo quản mẫu: Mẫu phải được chuyển thẳng tới phòng thí nghiệm để tránh xảy ra các phản ứng sinh hóa và làm sai lệch kết quả. Trong những trường hợp đặc biệt, các bạn cần gọi điện thoại đến Phòng xét nghiệm để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn thêm về hóa chất bảo quản mẫu tùy theo từng chỉ tiêu mục đích xét nghiệm.

Phòng thí nghiệm sẽ thông báo đến bạn ngay khi có kết quả xét nghiệm nước sinh hoạt.

Xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt ở đâu

A. Địa chỉ xét nghiệm nước uy tín tại Hà Nội

Dưới đây là các địa chỉ có phòng xét nghiệm nước đã được Bộ Y Tế cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn:

  1. Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam
    Địa chỉ: Số 18 hoặc 8A Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  2. Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Hà Nội
    Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Trung Tâm Dịch Vụ Khoa Học Kỹ Thuật và Y Tế Dự Phòng
    Địa chỉ: 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  4. Viện Sức Khỏe Nghề Nghiệp và Môi Trường
    Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Lưu ý: Anh chị hãy nhận biết nguồn nước gia đình trước rồi hãy nhờ nhân viên tư vấn lựa chọn gói xét nghiệm cho phù hợp.

B. Địa chỉ xét nghiệm nước uy tín tại TP. Hồ Chí Minh

  1. Viện Pasteur TPHCM Địa chỉ: 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TPHCM

    (góc đường Võ Thị Sáu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa)

  2. TRUNG T M 3
    Địa chỉ: 64 LÊ HỒNG PHONG, QUẬN 5
  3. SẮC KÝ HẢI ĐĂNG
    Địa chỉ: Lầu M, 141 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, HCM

Lưu ý khi mang nước đi xét nghiệm

Trước khi mang nước đi xét nghiệm bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng nước, bởi với mỗi mục đích thì sẽ có những tiêu chuẩn xét nghiệm nước riêng biệt. Ví Dụ:

  • Nước dùng trong sinh hoạt thì xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT
  • Nước dùng trong ăn uống thì xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT
  • Nước dùng trong kinh doanh dây chuyền sản xuất nước tinh khiết, nước đóng bình đóng chai thì xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT

Với mỗi quy chuẩn lại có hàng loạt tiêu chí cần xét nghiệm, bên cạnh đó đặc trưng nguồn nước ở từng vùng cũng có những điểm rất khác biệt. Cho nên, để kết quả xét nghiệm vừa chính xác mà vừa tiết kiệm chi phí thì bạn nên lựa chọn những chỉ tiêu cơ bản để xét nghiệm như Asen, Canxi, Amoni, Mangan và Sắt …

Xét nghiệm uống viện Pasteur TPHCM là rất cần thiết. Nguồn nước ngày càng ô nhiễm, người dân cần kiểm tra để xác định mức độ nhiễm bẩn và tìm hướng xử lý. Vậy địa chỉ nào xét nghiệm tốt nhất? Bảng giá xét nghiệm nước viện Pasteur như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật các vấn đề trên ngay sau đây!

Xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt ở đâu
Bảng giá xét nghiệm nước uống viện Pasteur cập nhật mới nhất 2022.
Xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt ở đâu
Lấy mẫu xét nghiệm nguồn nước

Lưu ý:

  • Với nước máy: bạn nên lấy nước sau khi bơm ít nhất 15 phút
  • Với nước giếng: tương tự, bạn cũng lấy nước sau 15 phút sử dụng
  • Với các loại nước khác (nước mưa, nước suối, nước sông, hồ,… sau đun sôi): nên lấy nước ở độ sâu cách mặt nước ít nhất 10cm

Lấy mẫu xét nghiệm hóa lý

Rửa sạch thiết bị nhiều lần sau đó lấy 1 lít nước mẫu rồi đậy nắp.

Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh, Nitrit, BOD

Trước khi lấy mẫu, chọn chai thủy tinh khô, làm sạch, khử trùng cả trong và ngoài vòi lấy mẫu, tay của người lấy mẫu bằng cồn. Sau đó, cho nước vào chai, không cần quá đầy, rồi đậy nắp lại. Mẫu cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 0-5 độ C trước khi đưa vào phòng thí nghiệm.

Lấy 0.5 lít mẫu cần được giữ lạnh không quá 24 giờ.

Xét nghiệm nước uống đóng chai

Lấy 4 lít nước mẫu để xét nghiệm hóa lý và 2 lít nước mẫu giữ lạnh để xét nghiệm vi sinh. Sau đó đậy kín nắp chai.

Mẫu nước sau khi được lấy cần được bảo quản đúng quy trình:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Không tác động hay mở nắp chai
  • Đem đến cơ sở xét nghiệm nước, cụ thể là viện Pasteur trong thời gian sớm nhất

Lưu ý: nếu kiểm tra vi sinh, mẫu nước phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 50 – 100 độ C (nếu vượt quá có thể làm thay đổi tính chất nước)

Làm một số thủ tục giấy tờ cũng như lựa chọn các chỉ tiêu quan trọng theo nhu cầu xét nghiệm nước. Để sử dụng chi phí hợp lý, nên tham khảo và hỏi ý kiến của nhân viên về các chỉ tiêu cần kiểm tra.

Bạn cũng nên nắm trước thông tin về bảng giá xét nghiệm nước uống tại viện Pasteur để có dự trù phù hợp.

Xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt ở đâu
Gợi ý địa chỉ xét nghiệm nước sinh hoạt ở TPHCM chuẩn xác.

Xét nghiệm nước uống viện Pasteur có nhiều mức giá khác nhau tùy vào các chỉ tiêu. Dưới đây là bảng giá xét nghiệm nước theo 9 chỉ tiêu giám sát nước ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT. (Bảng giá mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi mức giá theo viện Pasteur)

STTChỉ tiêu phân tích Phương pháp thửMức giá (VNĐ)
1Chỉ tiêu giám sát mức A
  • Độ màu
  • Mùi, vị
  • Độ đục
  • Độ pH
  • Độ cứng
  • Clorua
  • Hàm lượng: sắt, mangan tổng số, nitrat, sulfat, Clo dư.
  • Chỉ số Pecmanganat
  • Coliform tổng số
  • E.coli
  • SMEWW 2120B
  • SMEWW 3111B
  • Cảm quan
  • Máy phân tích độ đục
  • TCVN 6492:2011
  • TCVN 6187-1:2009
  • TCVN 6225-2:2012
  • EPA 375.4
  • Thường quy kỹ thuật YHLĐ-VSMT-SKTH 2002
Từ 50.000 – 170.000 đồng/mẫu
2Chỉ tiêu giám sát mức B
  • Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
  • Hàm lượng: Nhôm, Chì, Natri, Amoni, Asen, Florua, Dihydrosulfur (H2S), Thủy ngân.
  • Phenol và dẫn xuất phenol
  • Benzen
  • Benzo(a)pyren
  • Monoclorobenzen
  • Monocloramin
  • Tổng hoạt độ α
  • Tổng hoạt độ β
  • SMEWW 2540 Solids B,C
  • SMEWW 3113B
  • EPA 350.2
  • SMEWW 3500 As, B;
Từ 60.000 – 850.000 đồng/mẫu
3Chỉ tiêu giám sát mức C
Hàm lượng:
  • Bromat
  • Clorit
  • Xianua
  • Antimon
  • Bari
  • Cadimi
  • Crom tổng số
  • Đồng tổng số
  • Molybden
  • Niken
  • Selen
  • Kẽm
  • US EPA 300.1
  • SMEWW 3500 Sb B
  • SMEWW 4500 CN-E
  • SMEWW 3500 Ba B
  • SMEWW 4500 B D
Từ 105.000 – 280.000 đồng/mẫu
4Nhóm Clorobenzen
  • 1,2 – Diclorobenzen
  • 1,4 0 Diclorobenzen
  • Triclorobenzen
khoảng 420.000 đồng/mẫu
5Nhóm dung môi hữu cơ
  • Toluen
  • Xylen
  • Etylbenzen
  • Styren
  • Di (2 – etylhexyl): adipate và phatalat
  • ……
  • EPA 534.2
  • EPA 8032A
  • Nội bộ GC/ECD
  • EPA 8260B
  • EPA 551.1
khoảng 325.000 đồng/mẫu
6 Dung môi hữu cơ nhóm Alkan clo hóa
  • Cacbontetraclorua
  • Diclorometan
  • Vinyl Clorua
  • Tricloroeten
  • Clorofoc
  • ……………
EPA 534.2khoảng 1.120.000 đồng/mẫu
7Nhóm hóa chất bảo vệ thực vật trong nước nhóm CLo
  • Aldrin/Dieldrin
  • Clodane
  • Clorotoluron
  • DDT
  • MCPA
  • Methoxychlor
  • Hexaclorobenzen
  • TCVN 7876:2008
  • EPA 525.2
  • GC/ECD
  • EPA 555
  • GC/FID
khoảng 850.000 đồng/mẫu
8Hóa chất bảo vệ thực vật trong nước nhóm Nitơ
  • Alachlor
  • Aldicarb
  • Atrazine
  • Bentazone
  • …..
khoảng 850.000 đồng/mẫu
9Hóa chất bảo vệ thực vật trong nhóm nước khác
khoảng 1.050.000 đồng/mẫu

Xét nghiệm nước sinh hoạt ở đâu tại TPHCM? Dưới đây là các địa chỉ xét nghiệm uy tín được Bộ Y Tế tín nhiệm ở TPHCM

Phòng kiểm nghiệm hóa lý tại Viện Pasteur nơi chuyên thực hiện các công việc xét nghiệm thực phẩm và xét nghiệm mẫu nước uống và sinh hoạt ở TPHCM. Với độ uy tín trên 50 năm, Viện luôn cho ra những kết quả thử nghiệm được khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng và tín nhiệm.

Viện Pasteur được Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm thuộc Bộ Y Tế chỉ định là cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm vào năm 2006 đối với các sản phẩm như thịt, hải sản và nước dùng trong sinh hoạt, ăn uống.

  • Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3
  • Tel: (84-8) 38230352. Fax: (84-4) 38231419.
  • Email: [email protected]
  • Website: www.pasteurhcm.gov.vn
  • Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 07:00–11:00; 13:00–18:00; Chủ Nhật: 7:00–11:00; 13:00–16:00.

Hình thức xét nghiệm nước uống viện Pasteur

Xét nghiệm nước uống viện tại Pasteur bao gồm 2 hình thức xét nghiệm là kiểm nghiệm hóa lý và kiểm nghiệm vi sinh:

  • Kiểm nghiệm hóa lý: Phát hiện và phân tích các chất độc, hóa chất, kim loại nặng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước như thế nào bao gồm dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, urê, aflatoxin, Asen, đồng, chì,…
  • Kiểm nghiệm vi sinh: Xét nghiệm nguồn nước từ đó xác định các vi khuẩn, vi sinh vật tồn tại có thể gây hại đến sức khỏe của con người thậm chí là các vi khuẩn khó phát hiện nhất hoặc thời gian nuôi cấy kéo dài.
Xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt ở đâu
Thông tin về xét nghiệm nước viện Pasteur cập nhật mới nhất.

Quatest 3 cũng là nơi xét nghiệm nước sinh hoạt ở TPHCM theo tiêu chuẩn quốc gia đáng tin cậy mà bạn có thể lựa chọn, ngoài ra ở đây còn thực hiện kiểm tra chất lượng các thành phần trong sản phẩm, hàng hóa khác. Hầu hết khách hàng khi đến đây đều đánh giá cao chất lượng dịch vụ của Quatest 3 thông qua các kết quả kiểm nghiệm chính xác của trung tâm.

Ngoài dịch vụ xét nghiệm hóa lý thì từ năm 2004 đến nay, Quatest 3 luôn nâng cao kỹ thuật, công nghệ của mình để có những bước tiến mới trong lĩnh vực Vi sinh. Bằng chứng cho thấy phòng thí nghiệm Vi sinh – GMO của Quatest 3 được chọn là phòng thí nghiệm đối chứng về vi sinh trong thực phẩm ASEAN Food Reference Laboratory (AFRL) for Microbiology thông qua chương trình EC – ASEAN.

  • Địa chỉ: 49 Pasteur, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1
  • Tel: 028.3829 4274
  • Email: [email protected]
  • Website: http://www.quatest3.com.vn/
  • Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế
  • Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 07:30–16:30; Chủ Nhật: Đóng cửa
  • Địa chỉ: 159 Hưng Phú, phường 8, quận 8
  • Tel: 028.38559503
  • Email: [email protected]
  • Website: http://www.iph.org.vn/
  • Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế
  • Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 07:30–16:30; Chủ Nhật: Đóng cửa

Trung tâm Y tế Quận tuy không được nhiều lựa chọn như các trung tâm xét nghiệm lớn khác nhưng lại được xem là một trong những trung tâm xét nghiệm chất lượng nước sinh hoạt cho ra kết quả chính xác và đáng tin cậy nhất.

Nếu bạn không biết xét nghiệm nước sinh hoạt ở đâu thì có thể đến Trung tâm Y tế Quận gần nhất. Trung tâm Y tế Quận được phân bổ hầu hết ở các quận trong Thành phố nên khi cần, khách hàng có thể đến trung tâm trong khu vực mình sinh sống sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với việc chờ đợi số thứ tự tại các trung tâm xét nghiệm khác.

Tuy nhiên lí do mà khách hàng thường không lựa chọn đến Trung tâm Y tế Quận để xét nghiệm là do tại đây ưu tiên khám chữa bệnh cho các bệnh nhân hơn là thực hiện việc xét nghiệm. Số lượng nhân viên hoạt động ở Trung tâm Y tế quận thường không nhiều, nếu không may khách hàng đến vào ngày có số lượng bệnh nhân cao thì sẽ khá mất thời gian cho việc xét nghiệm nước sinh hoạt.

  • Chỉ tiêu được đánh giá bằng cảm quan như: Màu sắc, mùi vị, độ trong đục.
  • Xét nghiệm độ pH, độ cứng, sắt, mangan đối với nguồn nước giếng.
  • Một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến sức khỏe như: NH4, kim loại nặng như chì, NO2, Asen, NO3,..

>> Xem thêm toàn bộ chi tiết Chỉ tiêu xét nghiệm nước uống

Xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt ở đâu
Xét nghiệm chỉ tiêu nước nhiễm Asen – Thạch tín

Để đánh giá nước sinh hoạt có đạt độ sạch cần thiết hay không thì chúng ta phải dựa vào các tiêu chuẩn được quy định ở Việt Nam và đối chiếu với kết quả xét nghiệm nước từ đó đưa ra kết luận về độ sạch của nguồn nước sinh hoạt.

Hiện nay, chúng ta có thể dựa vào 4 tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt từ Bộ Y Tế sau đây để xét nghiệm nước sinh hoạt:

  • QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn quy định về mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để phục vụ cho hoạt động ăn uống, chế biến, sản xuất áp dụng với hầu hết các đối tượng sử dụng bao gồm 109 chỉ tiêu.
  • QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn xét nghiệm nước có đáp ứng các chỉ tiêu về nguồn nước sinh hoạt hay không, không dùng để ống trực tiếp.
  • QCVN 6-1:2010/BYT – Quy chuẩn được áp dụng để xét nghiệm nguồn nước cho đối tượng kinh doanh nước khoáng thiên nhiên.
  • QCVN 6-2:2010/BYT – Quy chuẩn áp dụng cho khách hàng có nhu cầu kiểm tra an toàn thực phẩm với các đồ uống không có cồn.

Tóm lại, để chắc chắn về độ an toàn của nguồn nước, việc kiểm tra xét nghiệm mẫu là rất cần thiết. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc xét nghiệm nước sinh hoạt ở TPHCM.