Xông sả gừng trong bao lâu

Xin bác sĩ tư vấn giúp cách xông cho F0 (nguyên liệu, nhiệt độ, thời gian…). Việc xông nhiều (2, 3 lần/ngày) và xông trùm kín người, liệu có đúng không? F0 nên lưu ý gì trong quá trình xông để đảm bảo an toàn và hiệu quả? Xin bác sĩ tư vấn cách xông bằng gừng và tỏi hoặc sả cho F0.

(Độc giả Lê An, Hà Nội)

Mọi người nên hiểu rằng, mục đích của phương pháp xông là cách vệ sinh mũi họng, giúp bảo vệ lớp niêm mạc mũi họng, đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng vùng mũi họng. Do xông hơi là chỉ ở ngoài bề mặt niêm mạc, không ảnh hưởng đến virus bên trong tế bào vì vậy chỉ có tác dụng giảm triệu chứng hô hấp, giúp người bệnh đỡ nghẹt mũi, khô họng, loãng đàm... Xông không có tác dụng ngăn ngừa, chữa khỏi bệnh Covid-19, cũng như không ngăn chặn được việc lây nhiễm bệnh.

Về nguyên liệu xông, hiện nay có rất nhiều nguyên liệu, các bạn có thể mua các chế phẩm xông đóng sẵn dạng viên, cũng có thể tự nấu nước xông. Nước xông tự nấu thông dụng và dễ mua nhất chính là gừng, chanh, sả. Thời gian xông chỉ cần từ 15-20 phút, ngày chỉ cần xông 1 lần là đủ. Chú ý, tôi không khuyến khích bệnh nhân xông toàn thân vì như tôi đã nói, mục đích của xông là cải thiện các triệu chứng vùng mũi họng và vệ sinh niêm mạc mũi họng.

Xông toàn thân sẽ làm giãn mao mạch toàn thân, bệnh nhân có thể mất nước tăng lên, dễ hạ huyết áp… do đó bệnh nhân hết sức chú ý về thời gian và cách thức xông.

Sử dụng các thực phẩm như gừng, sả, tỏi... đun sôi để xông mũi là cách hiệu quả để giảm các triệu chứng, song cần thực hiện đúng cách. Theo Đông y, gừng tươi là vị thuốc, còn gọi sinh khương, vị cay, tính ấm, tác dụng giải biểu, tán hàn, ôn trung, hành thủy, tiêu đàm, giải độc. Chính vì thế, gừng có thể dùng để thông khí tỉnh thần, thông mũi họng.

Sả còn gọi là cỏ sả, sả chanh, lá sả, hương mao, vị cay, thơm, tính ấm, tác dụng phát hãn (ra mồ hôi), chống viêm, tiêu đờm, hạ khí, sát khuẩn, thông tiểu.

Tỏi có vị cay tính ôn ấm, quy về kinh tỳ, phế, vị, tác dụng ôn trung tiêu thực, ôn ấm tỳ vị, tiêu tích giải độc, sát trùng. Tỏi được coi như chất kháng sinh và kháng khuẩn, tiêu diệt vi trùng. Các chế phẩm từ tỏi (rượu tỏi, cao tỏi, thuốc tỏi để xông...) có thể sử dụng trong bối cảnh dịch Covid-19 để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Người bệnh Covid-19 có thể xông hỗn hợp gừng, tỏi, sả để giảm triệu chứng, trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Hỗn hợp sau khi đun sôi, bạn chỉ cần phủ khăn vùng đầu mặt, hít thở sâu để hơi nước và tinh dầu đi vào vùng mũi họng.

Xông hơi nóng nhằm làm loãng chất tiết dịch, làm mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, dẫn lưu các chất dịch ứ đọng vùng mũi được tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, giảm sung huyết niêm mạc mũi, tạo cảm giác thư giãn thoải mái. Thời gian mỗi lần xông khoảng 20 phút, sau khi xông, bạn cần lau khô, giữ ấm và tránh gió.

Lưu ý, trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay. Người già yếu, có bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể... khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh ngã.

Đặc biệt, chỉ những người có triệu chứng mới nên xông hơi, không nên lạm dụng, bạn nên xông hơi một mình và tần suất tốt nhất là 1 ngày/lần.

TS.BS Ngô Quang Hải (Nguyên phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương)

Xông sả gừng trong bao lâu

Có 3 mức độ vệ sinh mà gia đình cần lưu ý khi có F0 điều trị tại nhà là cần lưu ý khử khuẩn trong 24 giờ đầu tiên, làm sạch khi F0 ở từ 24 giờ đến 3 ngày và vệ sinh thông thường sau 3 ngày.

Theo GS.TS. Nguyễn Gia Bình - nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai; Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam, dựa trên nghiên cứu khoa học của Đức đăng trên tạp chí PLOS one cho thấy, việc tăng nhiệt độ (40 độ C) làm ức chế khả năng nhân lên của SARS-CoV-2 trên các tế bào biểu mô đường hô hấp.

Còn theo nghiên cứu đăng trên tạp chí của Hội vi sinh Mỹ (ASM) cho thấy, vai trò của nhiệt độ và độ ẩm đến việc loại bỏ virus trên các bề mặt như thép, nhựa, găng tay... và việc tăng nhiệt độ từ 24 lên đến 35 độ C qua tính toán cho thấy loại bỏ virus rất nhanh.

Từ các nghiên cứu khoa học của thế giới, GS. Bình đã liên tưởng đến việc xông hơi bằng các loại thảo dược của các cụ nhà ta xưa kia. Các cụ đã biết dùng các loại thảo dược chứa tinh dầu như sả, gừng, chanh, lá tre, lá bưởi, lá hương nhu… xông khi bị cảm cúm, bị bệnh mũi họng rất hiệu quả. 

Liệu có phải nhiệt độ cao và hơi ẩm đã vừa ức chế virus vừa sát khuẩn vùng mũi họng, đường hô hấp, vừa thư giãn, rất dễ chịu, sảng khoái, giúp giảm bớt các stress hàng ngày?

GS. Bình cũng chia sẻ, bản thân ông trước đây mùa lạnh hay bị sụt sịt, thậm chí có lúc phải dùng cả thuốc corticoid xịt mũi. Nhưng gần đây nhờ tích cực xông hơi nên bệnh sụt sịt của ông cũng thuyên giảm nhiều, ông cảm thấy mỗi khi xông hơi vừa thư giãn cơ thể, vừa sát trùng vùng mũi họng, từ đó sức đề kháng của cơ thể cũng tăng lên và các bệnh về mũi họng, cảm cúm… giảm đi nhiều.

Xông sả gừng trong bao lâu

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng bệnh COVID-19 người dân nên xông phòng, xông mũi họng, không nên xông trực tiếp vào người (ảnh minh họa)

Hiện nay, số lượng người dân Hà Nội mắc COVID-19 tăng cao (trên 4500 ca/ngày), nhiều gia đình bị cả nhà: ông bà, bố mẹ, con cái, anh chị em… đều mắc. Bệnh tuy không nặng nhưng dẫn đến phải cách ly lần lượt, kéo dài, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, xã hội và tinh thần của mọi người. 

Vì vậy theo GS. Bình càng nên xông cho cả gia đình cùng lúc, ngay cả đeo khẩu trang vẫn có thể bị mắc hoặc chưa có biểu hiện lâm sàng. Xông giúp phòng bệnh cho người khỏe trong cùng một gia đình, hạn chế lây nhiễm.

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình để thực hiện. Phương pháp này cũng khá dễ làm và rẻ tiền. Nhà nào không có máy xông hơi, có thể dùng nồi lá xông, cho các thảo dược vào, đun sôi lên một lúc, hít hà dần dần từng tí một để tránh bị bỏng hơi nóng. Ngoài dùng các thảo dược có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu như tinh dầu quế, chanh, sả, gừng… vào nồi lá xông để xông.

Với các gia đình có máy xông có thể dùng máy xông hơi, nhỏ tinh dầu vào để xông phòng và hít xông mũi họng phòng bệnh COVID-19.

Cần thêm nghiên cứu khoa học về xông hơi trong mùa dịch

GS. Bình cũng đề nghị ngành Y tế cần có những nghiên cứu khoa học về vấn đề áp dụng xông hơi trong mùa dịch bệnh COVID-19. Nghiên cứu xem những gia đình áp dụng xông hơi thì ngoài thay đổi các triệu chứng lâm sàng cần xét nghiệm virus hàng ngày để đánh giá hiệu quả của liệu pháp này và khả năng lây truyền đến đâu để có kết luận chính xác.

GS. Bình khuyến cáo trong đại dịch COVID-19 hiện nay, mỗi người dân nên trang bị cho mình những "vũ khí" để chống lại SARS-CoV-2, đó là tiêm vaccine phòng COVID-19, kết hợp tuân thủ 5K của ngành y tế. Đó là nội công. 

Ngoài ra, chúng ta có thêm biện pháp xông hơi cho cả nhà, một biện pháp ngăn ngừa, hoặc giảm bớt nguy cơ SARS-CoV-2 xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể.

Xông sả gừng trong bao lâu

Các loại thảo dược thường dùng để xông hơi.

"Chúng ta không thể cách ly, giãn cách xã hội mãi được, phải chấp nhận sống chung với SARS-CoV-2. Vì vậy phải tìm cách thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh. Mọi người có thể rửa tay với thuốc sát trùng, đeo khẩu trang để hạn chế hít phải virus, nhưng khi đã hít phải virus vào đường hô hấp thì không có cách nào để súc rửa. Mũi họng có thể làm được, chứ phổi thì không. Vì vậy chỉ có cách hít hà hơi nước ở nhiệt độ cao (50-70 độ C) và tác dụng của các loại tinh dầu giúp sát khuẩn đường hô hấp và ngăn ngừa hoặc hạn chế cho SARS-CoV-2 bám vào niêm mạc đường hô hấp để phát triển" - chuyên gia hồi sức tích cực chia sẻ.

"Có lẽ xông hơi không chỉ tác dụng với SARS-CoV-2 mà còn hữu ích cho các loại virus lây qua đường hô hấp nói chung... Vừa tốt cho sức khỏe vừa không tốn kém. Vì vậy tại sao chúng ta không làm?" - GS. Bình nêu quan điểm. 

Vị chuyên gia này cũng cảnh báo với người dân không nên tin vào các loại thuốc, các cách chữa trị COVID-19 không được cơ quan chức năng cho phép, kiểm duyệt… tràn lan hiện nay.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng bệnh COVID-19 nên xông phòng, xông mũi họng bằng thảo dược và lưu ý không xông trực tiếp vào người. 

https://suckhoedoisong.vn/xong-hoi-phong-covid-19-duoi-goc-nhin-cua-chuyen-gia-hoi-suc-tich-cuc-hang-dau-viet-nam-169220219124603021.htm

Mai Hương (ghi)