Xử lý vết thương có đối ở người

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Phòng & chữa bệnh
  4. Sức khỏe gia đình

Thứ Năm ngày 07/07/2022

  • Bị bệnh tiểu đường có nên sinh con?
  • Cách chữa tiểu đường bằng đông y hiệu quả
  • Bệnh tiểu đường nên ăn quả gì thì tốt?

Vết thương ở bệnh nhân tiểu đường thường lâu lành, dễ bị nhiễm trùng, loét hoại tử và dẫn đến phải loại bỏ. Vì vậy biết chăm sóc vết thương cho người tiểu đường là cần thiết để ngăn ngừa nguy hiểm.

Đối với người bị tiểu đường không chỉ cần chú ý kiểm soát lượng đường mà cần để ý các vết thương để xử lý, nếu không sẽ khó chữa trị hơn. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc vết thương cho người tiểu đường.

Vì sao vết thương ở người tiểu đường cần được chăm sóc kỹ lưỡng?

Nguy cơ nhiễm trùng và bị loét cao hơn

Lượng đường trong máu tăng cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nên khi bị thương, vi khuẩn từ bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập và sinh sôi gây nhiễm trùng. Ngoài ra người bệnh cũng có hệ miễn dịch yếu nên càng khó chữa lành hơn. 

Xử lý vết thương có đối ở người
Người bị tiểu đường khi bị thương thường khó chữa, dễ nhiễm trùng và loét da

Vết thương nhiễm trùng khó điều trị hơn

Hiện nay có một số bệnh viện tuyến trung ương có thành lập khoa chăm sóc riêng cho bệnh nhân đái tháo đường. Vì việc điều trị và chăm sóc vết thương cho người tiểu đườngrất khó khăn. Bệnh phát hiện càng muộn thì khả năng hoại tử càng cao. 

Vết thương khó phát hiện

Lượng đường trong máu cao dẫn đến tổn thương dây thần kinh, khiến người bệnh giảm khả năng nhận biết cảm giác đau, nóng hoặc lạnh. Kết quả là, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì vết thương đã nhiễm trùng. Nên bác sĩ luôn yêu cầu bệnh nhân kiểm tra các vết thương dù nhỏ hoặc vết chai hàng ngày.

Việc chăm sóc vết thương cho người tiểu đường rất quan trọng, đặc biệt với các vết thương hở miệng. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn chấn thương lại có hình thức chăm sóc riêng. Vì vậy cần hiểu rõ tình trạng chấn thương của mình đang ở giai đoạn nào để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Phân loại vết thương ở người tiểu đường

Để thuận tiện cho việc chăm sóc vết thương cho người tiểu đường, các bác sĩ phân loại vết thương theo 4 mức độ: 

  • Độ 0: Vết thương ngoài da không loét.
  • Độ 1: Vết thương bề ngoài chưa lan đến dây chằng, bao nang hoặc xương tủy sống.
  • Độ 2 : Vết thương lây đến dây chằng hoặc bao khớp. 
  • Độ 3: Vết loét kéo dài đến xương hoặc khớp.

Mỗi cấp độ được chia thành 4 giai đoạn dựa trên mức độ nhiễm trùng và tình trạng thiếu máu như vết thương còn sạch, vết thương bị nhiễm trùng, vết thương thiếu máu hoặc vết thương vừa nhiễm trùng vừa thiếu máu.

Để nhận biết được vết thương có nhiễm trùng chưa thì bạn cần chú ý các dấu hiệu sau. Vết thương có sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức ngày càng nhiều, chảy mủ hoặc cơ thể bắt đầu sốt cao trên 38,5 độ C.

Có một số trường hợp vết thương hoại tử khô nên không có dấu hiệu sưng đau, chảy mủ nhưng vết thương lại thâm đen và teo lại. Trường hợp này cũng được xếp vào tình trạng nguy hiểm cần đến bệnh viện để kiểm tra và xử lý.

Xử lý vết thương có đối ở người
Ở người bệnh tiểu đường vết thương khi bị nhiễm trùng cần có sự can thiệp của y tế 

Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Đối với vết thương chưa nhiễm trùng

Vết thương bên ngoài ở cấp độ 0 hoặc cấp độ 1 không có dấu hiệu nhiễm trùng. Người bệnh có thể tự theo dõi tại nhà và thực hiện theo các bước sau: 

Bước 1: Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Sau khi rửa sạch, lau khô vết thương bằng bông y tế. Lưu ý:

  • Nếu vết thương có dị vật thì nên lấy ra bằng nhíp đã khử trùng bằng cồn y tế.
  • Nếu vết thương đang chảy máu, hãy cầm máu bằng cách ép một miếng vải sạch hoặc băng gạc lên vết thương. 
  • Không nên dùng nước oxy già để rửa vết thương vì đây là một chất khử trùng rất mạnh có thể gây sẹo cho các tế bào lành xung quanh. 
  • Sau khi rửa vết thương có thể dùng povidone iodine để sát trùng vết thương nhưng phải pha loãng theo tỷ lệ 1:10.

Bước 2: Sử dụng thuốc bôi vết thương cho người bị tiểu đường Gel Healit Vhpharma, chỉ cần thoa một lớp mỏng theo hướng dẫn sử dụng. 

Bước 3: Dùng băng cá nhân và không cần bôi thêm thuốc mỡ nếu vết thương nhỏ. Các vết thương lớn hơn nên được băng bó bằng băng y tế hoặc băng vô trùng. Việc này sẽ giúp vết thương nhanh lành, tránh biến chứng. Có thể thay băng thông thường bằng dung dịch xịt chống loét như Urgo Sanyrene.

Bước 4: Vệ sinh và theo dõi vết thương, cần thay băng ngày 2 lần mỗi ngày hoặc khi thấy vết thương bẩn, ướt. Nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng cần đến bệnh viện ngay để điều trị. Với các vết bỏng, sưng rộp thì không được chọc thủng. Vì đây là cơ chế bảo vệ bình thường của cơ thể. Nếu chúng bị vỡ, bạn hãy thực hiện theo các bước trên.

Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường thực sự rất cần thiết ở giai đoạn này. Nếu để vết thương viêm loét nặng và nhiễm trùng có, nguy cơ hoại tử sẽ rất cao.

Đối với vết thương đã nhiễm trùng

Vết thương của người bị tiểu đường từ cấp độ 2 trở lên cần can thiệp y tế. Vết thương có thể được bằng cách cắt bỏ vùng hoại tử, uống thêm thuốc chống viêm, kháng sinh và các chế phẩm vitamin để tăng sức đề kháng. 

Các vết thương phải nằm viện để điều trị và kiểm soát, trong trường hợp nhẹ hơn có thể điều trị tại nhà và làm theo hướng dẫn sau: 

  • Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu các biến chứng nghiêm trọng hơn bạn phải báo ngay cho bác sĩ.
  • Không đè lên vết thương, kê cao chân. Nếu vết thương ở mông, lưng và xương cụt, bệnh nhân nên thay đổi tư thế thường xuyên. Không nằm ở một vị trí quá lâu tránh hoại tử.
  • Không dùng các bài thuốc dân gian bừa bãi và không xịt thuốc kháng sinh vào vết thương, vì có thể làm vết thương nặng thêm. 
  • Để giảm áp lực cho vết thương, bệnh nhân sau đó có thể bơm nước vào găng tay y tế và đặt dưới những chỗ đau.

Chế độ ăn uống cho người tiểu đường bị thương

Nhiễm trùng khiến người bệnh khó kiểm soát lượng đường trong máu, khiến cơ thể càng khó lành. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên ăn uống lành mạnh và khoa học. Ngoài ra, cần hỏi ý kiến ​​bác sĩ về các loại thuốc uống cần thiết.

Có những người khi vết thương lở loét, biếng ăn, họ phải thay bằng thức ăn lỏng. Lúc này, người bệnh có thể lựa chọn cháo, bột yến mạch, súp và các rau xanh để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng mà không lo đường trong máu tăng cao. Ngoài ra, người bệnh nên ưu tiên bổ sung nguồn đạm từ cá, đậu, vitamin và chất xơ từ hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn.

Xử lý vết thương có đối ở người
Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống phù hợp để vết thương nhanh lành

Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc vết thương cho người tiểu đường. Nếu bạn có thắc mắc hay phát hiện có dấu hiệu bất thường nào khi điều trị tại nhà thì cần báo ngay cho bác sĩ để được điều trị phù hợp nhất.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • chăm sóc vết thương
  • bệnh tiểu đường

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Xử lý vết thương có đối ở người

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Xử lý vết thương có đối ở người

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Xử lý vết thương có đối ở người

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Xử lý vết thương có đối ở người

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản