Yên Tử nghĩa là gì

Là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam, Yên Tử đã có lịch sử hơn 700 năm, là một trong những điểm hành hương lớn nhất của Việt Nam, thường được bắt đầu lễ hội từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.

Yên Tử là khu Di tích lịch sử - thắng cảnh nổi tiếng của vùng Đông Bắc của Tổ quốc, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Yên Tử nghĩa là gì

Mỗi năm có hàng nghìn người đến Yên Tử du xuân, cầu may. Nguồn ảnh: Internet.

Lễ hội bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng tới hết 3 tháng mùa xuân, với nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm, Văn nghệ diễn xướng tái hiện sự tích lịch sử, Văn hóa tâm linh, Lễ khai ấn "Dấu Thiêng Chùa Đồng", múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian…

Ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch), lễ khai mạc Hội xuân Yên Tử được tổ chức long trọng và tưng bừng. Đây là Lễ hội truyền thống có tầm vóc Quốc gia.

Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương về đất Phật giữa thiên nhiên hùng vĩ.

Trong sử sách ghi lại, Yên Tử còn có tên là Bạch Vân Sơn  bởi quanh năm núi chìm trong mây trắng. Các triều đại vua chúa xếp Yên Tử vào hạng "danh sơn" của nước ta.

Yên Tử là nơi vua Trân Nhân Tông hóa Phật, nơi khai sinh Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đạo Phật Việt Nam, một dòng Thiền có một không hai trên thế gian này. Trong Ngài thể hiện rất rõ, quyện vào nhau ba yếu tố con người hiện thực, hướng thượng và nhập thế để sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, đạo Phật của Việt Nam.

Yên Tử nghĩa là gì

Ngồi chùa bằng đồng trên đỉnh núi Yên Tử. Nguồn ảnh: ANTĐ.

Gần 1000 năm trước, sử sách đã ghi lại rằng, Yên Tử được coi là "phúc địa thứ 4 của Giao Châu". Nhiều tài liệu cũ đều thống nhất ghi nhận "Năm Tự Ðức thứ 3, núi Yên Tử được liệt vào hàng danh sơn, chép trong điển thờ ".

Trải qua hàng nghìn năm phát triển dòng thiền Trúc Lâm tại Yên Tử đã có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng gồm 11 chùa và hàng trăm am, tháp, mộ, bia, tượng. Quần thể kiến trúc đồ sộ này được đặt trong một tổng thể cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng trải dài gần 20km tạo thành Khu Di tích Lịch sử và Danh thắng Yên Tử mang tầm quốc gia.

Sở dĩ Yên Tử trở thành điểm đến của người con đất Việt mỗi dịp xuân về bởi lẽ, nơi đây không chỉ là cảnh quan kì vĩ mà còn là chốn đất thiêng, hội thụ nhiều giá trị tinh thần, văn hoá của tổ tiên; sự dâng hiến tinh khiết...

Ý nghĩa tên: Yên Tử "Tử" là màu tím. "Yên Tử", tên con mang nghĩa màu tím yên bình. Cái tên gợi ra một khung cảnh nên thơ đầy lãng mạn. Thường được dùng cho: Nữ Giới Tên trong ngũ hành: Thủy Yên Yên là yên bình, yên ả. Người mang tên Yên luôn được gửi gắm mong muốn có cuộc sống ý nghĩa yên bình, tốt đẹp. Trong tiếng Hán, "yên" cũng còn có nghĩa là làn khói, gợi cảm giác nhẹ nhàng, lãng đãng, phiêu bồng, an nhiên Tử "Tử" trong tiếng Hán-Việt có nghĩa là màu tím, biểu tượng cho sự quý phái, sang trọng, hoàng gia.

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa Yên Tử. Ý nghĩa của từ Yên Tử theo Tự điển Phật học như sau:

Yên Tử có nghĩa là:

安子
Một dòng thiền Việt Nam, bắt đầu trong thế kỉ thứ 13. Dòng Yên Tử được xem là sự hợp nhất của ba phái Thiền Thảo Ðường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa Lưu-chi. Yên Tử được Thiền sư Hiện Quang (mất năm 1221) sáng lập. Tổ thứ sáu của Yên Tử là Trần Nhân Tông (hiệu Trúc Lâm), một vì vua lỗi lạc cho nên dòng Yên Tử sau được gọi là dòng Trúc Lâm Yên Tử và Trần Nhân Tông được tôn là Ðệ nhất tổ. Dòng Yên Tử tập hợp nhiều vị Thiền sư xuất sắc của Việt Nam như Trúc Lâm Ðầu Ðà Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang và các nhà vua đời Trần như Trần Thái Tông, Anh Tông cũng như Huệ Trung Thượng sĩ. Khác với truyền thống chia nhiều phái Thiền như tại Trung Quốc, tại Việt Nam, Yên Tử là nơi tập hợp ba thiền phái thành một dòng thiền duy nhất. Cơ sở của dòng Thiền Yên Tử Trúc Lâm là các bộ kinh Ðại thừa như Kim cương, Diệu pháp liên hoa, Bát-nhã ba-la-mật-đa, Nhập Lăng-già và Hoa nghiêm.

Trên đây là ý nghĩa của từ Yên Tử trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Y y ý y y y y ý

Núi Yên Tử (chữ Hán: 安子山 Yên Tử sơn) hay còn gọi là núi Tượng Đầu là ngọn núi cao 1068m so với mực nước biển trong dãy núi Nam Mẫu thuộc cánh cung Đông Triều tại vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam (đỉnh núi cao nhất gọi là Tử Tiêu). Núi nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Núi Yên Tử là một dải núi cao nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Phía Đông dãy Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh và phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang. Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đỉnh núi xưa thuộc xã Nam Mẫu tổng Bí Giang huyện Đông Triều, Hải Dương (nay thuộc thôn Nam Mẫu xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân Sơn. Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi... Xung quanh khu vực núi Yên Tử là còn có các di tích và danh thắng quan trọng như khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh). Hệ thống các di tích và danh thắng này được gộp chung thành Quần thể di tích danh thắng Yên Tử để đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Yên Tử nghĩa là gì

Khách thập phương lên núi Yên Tử

 

Chùa Đồng

Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành để tìm đến sự thanh tịnh sau khi truyền ngôi và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (調御覺皇陳仁宗, 1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (法螺同堅剛, 1284-1330), vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách Thạch thất mị ngữ (石室寐語) và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như Chùa Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều; Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)... Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái (玄光李道載, 1254-1334), vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.

Ngày 17 tháng 5 năm 2008, Yên Tử và Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đã cùng với chùa Bái Đính ở Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) là những địa danh của Việt Nam được chọn là những thắng tích phật giáo cho các đại biểu tham dự đại lễ phật đản thế giới lần đầu tiên tại Việt Nam đến tham quan, chiêm bái.

 

Chùa Hoa Yên - Núi Yên Tử

 

Tháp Huệ Quang là nơi đặt một phần xá lỵ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm trên địa bàn hành chính thị trấn Tây Yên Tử và các xã Thanh Luận, An Lạc thuộc huyện Sơn Động, xã Lục Sơn thuộc huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.[1] Ranh giới của Khu bảo tồn tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh. KBTTN Tây Yên Tử hiện có 13.022,7 ha rừng và đất rừng đặc dụng bao gồm: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (6.022,5 ha), phân khu phục hồi sinh thái và phân khu hành chính dịch vụ (7.000,2 ha).

Tại Tây Yên Tử đã xác định được 5 kiểu thảm thực vật chính: ở độ cao dưới 100 m: trảng cỏ và cây bụi; ở độ cao 100–200 m: trảng hóp xen cây gỗ nhỏ và tre nứa; ở độ cao 200–900 m: kiểu rừng kín thường xanh, cây lá rộng thường xen cây lá kim, mưa ẩm nhiệt đới; trên 900 m: kiểu rừng cây gỗ lá rộng.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (2003, 2009), bước đầu đã thống kê được sự đa dạng về thành phần phân loại học của các lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái gồm: 27 bộ, 91 họ, 285 loài.[2]

Từ Hà Nội có thể đi xe ô-tô vượt quãng đường 125 km, đến thành phố Uông Bí thì rẽ vào đường Yên Tử, đi tiếp khoảng 9 km thì rẽ trái. Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách:

  • Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Với cách này có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành.
  • Theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông.

Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự vẫn. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.

Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.

Tiếp đó tới chùa Hoa Yên (các tên gọi khác: chùa Cả, chùa Phù Vân, chùa Vân Yên) nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này là chùa Đồng, tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc tự (天竺寺). Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất (cao 3 m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh Yên Tử.

Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng.

Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam.

Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch).

  • Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử
  • Trúc Lâm Yên Tử
  • Tây Yên Tử
  • Quần thể di tích danh thắng Yên Tử
  • Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)

  1. ^ Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử được thành lập theo Quyết định số 117/QĐ-UB ngày 22 tháng 7 năm 2002 của UBND tỉnh Bắc Giang trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Ban quản lý bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ trước đây, Tiểu khu Thanh Sơn thuộc Lâm trường Sơn Động II và Tiểu khu Chía – Nước Vàng thuộc Lâm trường Mai Sơn.
  2. ^ “KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ: GIÁ TRỊ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2015.

  • Đã đúc xong pháp bảo, pháp khí chùa Đồng Yên Tử
  • Đúc mới chùa Đồng
  • Cất nóc chùa Đồng trên đỉnh thiêng Yên Tử
  • Ngọa Vân am ở đâu trong dãy núi thiêng Yên Tử?

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Núi_Yên_Tử&oldid=67949371”