11h ngủ có tốt không

Nhiều người có thói quen thức thật khuya để tranh thủ xử lý công việc còn đang dang dở, lướt mạng xã hội hay 'cày' bộ phim hay. Thói quen này khiến họ luôn trong tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi, uể oải khi thức dậy vào ngày hôm sau.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, thời gian tối ưu để lên giường đi ngủ là 9 - 10 giờ tối. Bởi vì, cơ thể con người cần được thư giãn để bắt đầu đi vào giấc ngủ say sau 1 - 2 tiếng. Trong khi bạn ngủ, các cơ quan sẽ có thời gian để làm nhiệm vụ.

11h ngủ có tốt không

Ngủ sớm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

- Từ 9 - 11 giờ tối là thời gian hệ miễn dịch thải độc. Bạn nên để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách.

- Từ 11 - 1 giờ sáng là thời gian gan thải độc, cơ thể cần được ngủ để quá trình này diễn ra thuận lợi.

- Từ 1 - 3 giờ sáng là thời gian túi mật thải độc.

- Từ 3 - 5 giờ sáng là thời gian phổi thải độc.

- Từ 5 - 7 giờ sáng là thời gian đại tràng thải độc. Đây là lý do bạn thường muốn đi vệ sinh vào thời điểm này.

- Từ nửa đêm đến 4 giờ sáng là thời gian tủy sống sản xuất máu nên bạn cần phải ngủ thật say giấc trong thời điểm này.

- Từ lúc nửa đêm cho đến 4h sáng là giờ tủy sống sản xuất máu, nhất định nên ngủ say giấc, không nên ngủ muộn.

Lợi ích của việc đi ngủ sớm

Trạng thái tâm lý tốt hơn

Một nghiên cứu của các chuyên gia giấc ngủ ở Canada cho biết, người ngủ sớm dậy sớm có tinh thần và tâm lý tốt hơn rất nhiều so với những người thức khuya, dậy muộn. Điều này chứng tỏ rằng, trong những điều kiện thông thường, ngủ sớm dậy sớm sẽ có tâm trạng tương đối cởi mở, tích cức và lạc quan.

11h ngủ có tốt không

Thiếu ngủ khiến bạn dễ nóng giận, cáu gắt, mất tập trung

Hòa đồng với mọi người

Ngủ thiếu, bạn dễ trở nên sân si thậm chí với những thứ nhỏ nhặt xung quanh, dễ cáu giận với người thân, bạn bè. Tình trạng ngủ không đủ giấc có xu hướng khiến người ta nóng tính hơn, dễ cáu giận và căng thẳng. Hãy cố điều chỉnh giờ giấc ngủ nghỉ để tạo cảm giác thoải mái hơn trong cuộc sống thường ngày.

Làm việc năng suất hơn

Thức quá khuya và phải đi làm vào sáng sớm hôm sau, bạn sẽ khó tập trung và ghi nhớ. Ngủ đủ 8 tiếng sẽ giải quyết được những vấn đề này. Ngủ đủ và ngon giấc giúp bạn tập trung hơn nhờ đó xử lý công việc thuận lợi và năng suất hơn.

Duy trì cân nặng lành mạnh

Các nghiên cứu chứng minh rằng càng thiếu ngủ thì chúng ta càng dễ thừa cân hay béo phì. Bởi khi thường xuyên mất ngủ, bạn sẽ không có đủ năng lượng để tập luyện và vận động. Đồng thời, khi càng thức khuya, bạn sẽ càng thèm ăn và ăn nhiều hơn.

11h ngủ có tốt không

Thức khuya khiến bạn thèm ăn, dễ tăng cân

Da dẻ trông đẹp hơn

Một nghiên cứu của Thụy Điển xác nhận rằng những người thiếu ngủ thường kém hấp dẫn và có bề ngoài không ưa nhìn. Lý do là vì khi bạn ngủ, cơ thể có thời gian thay thế những tế bào già cỗi bằng những tế bào mới mẻ, giúp da bạn trông sáng đẹp hơn. Nếu mất ngủ, mắt bạn sẽ sưng hay thâm quầng, kèm theo làn da nhợt nhạt thiếu sức sống.

Giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có một thói quen ngủ tốt, kiên trì ngủ sớm dậy sớm mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ và các bệnh khác. Bởi vì thường xuyên thức khuya và mất ngủ có thể dẫn đến thiếu ngủ, rất dễ rơi vào các nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng của hệ miễn dịch giảm sút.

Sau một ngày học tập và làm việc, giấc ngủ là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Thông thường, việc ngủ đủ giấc, đúng giờ không chỉ giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn vào ngày hôm sau mà còn rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì các lý do khác nhau, nhiều người thường xuyên đi ngủ sau 11 giờ mà chẳng nghĩ tới hậu quả tai hại đằng sau.

Nếu bạn cứ duy trì thói quen đi ngủ muộn mà không sớm thay đổi thì 5 bộ phận này trên cơ thể sẽ bị tàn phá nghiêm trọng dù bạn có ngủ bù vào buổi sáng bao nhiêu đi chăng nữa.

    1. Gan

Thường xuyên đi ngủ sau 11 giờ đêm rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của gan bởi đó là thời gian thuận lợi để gan bài trừ độc tố. Vào khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 2 giờ sáng, gan hoạt động mạnh để tái tạo tế bào và thải độc.

11h ngủ có tốt không

Nếu bạn không ngủ đúng giờ thì gan sẽ mất nhiều thời gian để xử lý chất độc, điều này sẽ khiến cho một lượng lớn chất độc tích tụ lưu lại trong máu. Chức năng gan cũng vì vậy mà bị hao tổn, dẫn đến tình trạng suy yếu. Mặt khác, việc thức đêm còn khiến lượng adrenalin tiết ra nhiều hơn so với bình thường, từ đó làm tăng gánh nặng cho gan và thận.

    2. Não

11h ngủ có tốt không

Buổi tối là thời gian để não được nghỉ ngơi và lưu trữ thông tin diễn ra trong ngày. Nếu bạn không đi ngủ sớm, não bộ phải làm thêm việc, đòi hỏi lượng máu cung cấp nhiều hơn. Vì thế, ngay khi thức dậy, bạn sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi. Ngoài ra, thường xuyên thức khuya khiến bạn mất ngủ, thậm chí là suy giảm trí nhớ bởi hệ thần kinh trong não bộ luôn ở trạng thái căng thẳng, từ đó gây suy yếu.

    3. Tim

Khi ngủ, nhịp tim của chúng ta thường hạ thấp, đồng thời mạch máu cũng hoạt động chậm lại để cơ thể được nghỉ ngơi tốt nhất. Thế nhưng, nếu bạn vẫn ngoan cố thức khuya thì hàm lượng triglycerid và cholesterol trong cơ thể không ngừng tăng lên kéo theo tình trạng xơ cứng động mạch, gây ra các bệnh về tim mạch nghiêm trọng.

11h ngủ có tốt không

Do đó, bạn nên duy trì thói quen ngủ đúng giờ để đồng hồ sinh học hoạt động bình thường và nhịp tim được duy trì ổn định.

    4. Dạ dày

Vào ban đêm, các tế bào niêm mạc dạ dày sẽ tự tái tạo và phục hồi khi chúng ta đi ngủ. Việc thức khuya ngay lúc này khiến cho dạ dày không được nghỉ ngơi dẫn đến suy giảm chức năng. Không những thế, thức khuya khiến dạ dày tiết nhiều axit gây viêm loét nếu để kéo dài, hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh đối với người đang mắc bệnh.

11h ngủ có tốt không

Bên cạnh đó, việc dán mắt vào màn hình để xem chương trình đêm khuya khiến bạn mắc phải hội chứng ruột kích thích làm cho tình trạng bệnh lý dạ dày tá tràng nặng hơn.

    5. Vòng 2

Thức khuya sẽ làm bạn cảm thấy đói và thèm ăn hơn bao giờ hết bởi mức độ của hai hormone leptin và ghrelin (giúp kiểm soát cảm giác đói và no) bị rối loạn. Trên thực tế, đây là một trong những nguyên nhân chính gây béo bụng. Thói quen ăn vặt lúc nửa đêm dễ làm tích tụ mỡ ở vòng 2, ảnh hưởng lớn đến ngoại hình và cân nặng của bạn.

Hơn thế nữa, ăn đêm còn khiến hàm lượng cholesterol có hại cho sức khỏe tăng cao. Thế nên, hãy tập ngủ sớm để không làm ảnh hưởng đến vóc dáng bạn nhé!

Tái sao không nên ngủ sâu 11h đêm?

Khoảng thời gian từ 11h đêm đến 3h sáng là thời gian cao điểm để gan làm việc, bài tiết độc tố. Nếu khi đó cơ thể còn thức sẽ khiến hoạt động này khó xảy ra, gây ra sự thiếu hụt lượng máu trong gan, từ đó làm tổn thương các tế bào, khó hồi phục và sửa chữa những tế bào hỏng.

Ngủ trước 23h cơ tác dụng gì?

Đặc biệt, 22-23h là thời gian ngủ hợp lý vì khi đó, nhiệt độ cơ thể và mức độ hormone căng thẳng cortisol bắt đầu giảm xuống, não cũng bắt đầu sản xuất melatonin - một loại hormone gây ngủ, giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ. Vì vậy, thời điểm tốt nhất mà bạn nên đi ngủ là vào lúc khoảng từ 22h - 23h.

Ngủ sâu 23h cơ hại gì?

Việc thức khuya ngủ muộn thực sự đáng báo động! Ngủ sau 23h đêm sẽ làm biến đổi cơ thể, thay đổi nhịp sinh học, dẫn đến nguy cơ làm hỏng một số cơ quan trên cơ thể. Dù bạn cố gắng ngủ bù nhiều hơn vào ngày hôm sau bao nhiêu thì khả năng tái tạo lại sức khỏe của bạn cũng không kéo về được trạng thái ban đầu nữa đâu.

Ngủ sâu 10h cơ tác dụng gì?

4. Cách ngủ ngon sâu giấc. Cơ thể con người được tái tạo và phục hồi hiệu quả nhất khi giấc ngủ được đồng điệu với chu kỳ hormone. Cụ thể từ 10-12 giờ đêm cơ thể sẽ tiết ra lượng lớn Melatonin giúp phục hồi hệ miễn dịch, phục hồi gốc tự do, giúp giảm cân và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.