38 tuổi sinh con có tốt không

Có rất nhiều lời khuyên phụ nữ không nên sinh con sau tuổi 35 vì những rủi ro tiềm ẩn khá cao cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp do lập gia đình muộn, do kinh tế khó khăn, do khó có con, do đặc điểm công việc, do người phụ nữ chưa muốn có con sớm… mà vợ chồng mới có kế hoạch sinh con đầu lòng ở tuổi 35. Bài viết sau đây sẽ đề cập tới những hướng dẫn để phụ nữ có thể mang thai khỏe mạnh khi đã sau tuổi 35.

Mục lục

Khám tiền sản trước khi mang thai

Khám tiền sản trước khi mang thai là việc làm tối quan trọng và cần thiết nhằm phát hiện ra những bất thường để các bác sĩ có thể can thiệp sớm, giúp việc mang thai được an toàn và khỏe mạnh hơn.

Phụ nữ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thăm khám thường xuyên để chuẩn bị về mặt thể chất tốt nhất khi mang thai.

Các vấn đề quan trọng nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi đi khám tiền sản bao gồm chế độ ăn, tập thể dục và cân nặng.

Dùng thuốc bổ bà bầu

Có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh sản mà cơ thể thường thiếu nếu chỉ bổ sung qua thực phẩm hàng ngày như acid béo Omega 3 DHA/EPA, acid folic, sắt, canxi, vitamin D, kẽm và I ốt. Các loại thuốc bổ cho bà bầu sẽ giúp bổ sung các dưỡng chất quan trọng này cho cơ thể mạnh khỏe, tăng cường khả năng thụ thai thành công và tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của thai nhi sau này.

Ngoài ra, hầu hết phụ nữ đều không biết mình đã mang thai trong thời gian một vài tuần đầu tiên. Trong khi đó, thời gian đầu mang thai là lúc thai nhi phát triển và hình thành hầu hết các cơ quan. Đặc biệt, 7 tuần đầu thai kỳ là thời gian thai nhi hình thành ống thần kinh. Đây là giai đoạn nhạy cảm và dễ xảy ra tổn thương nghiêm trọng nếu không được bổ sung đủ dưỡng chất (đặc biệt là acid folic). Vì vậy, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khuyên bổ sung thêm viên bổ tổng hợp mỗi ngày, ngay từ khi dự định mang thai

Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế (FIGO 2015) đã khuyến cáo phụ nữ trước khi có thai cần cung cấp khoảng 1,1 gam Omega 3 ( tối thiểu 200 mg DHA), 400mcg acid folic, 15-18mg sắt, 1000-1300mg canxi, 600IU Vitamin D mỗi ngày. Đây là hàm lượng được tính bằng tổng lượng các chất thu được từ thức ăn cộng với lượng các chất thu được từ thuốc bổ sung.

Tăng cường sức khỏe sinh sản

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để giữ một cơ thể cân đối, khỏe mạnh vì một cơ thể quá gầy hay quá thừa cân có thể sẽ có rối loạn nội tiết kèm theo và khả năng sinh sản sẽ giảm.

Đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng cung cấp đủ các yếu tố vi lượng là rất cần thiết cho chất lượng của trứng và tinh trùng, ví dụ acid béo Omega-3 DHA/EPA, acid folic, sắt, canxi, vitamin D, kẽm và I ốt rất cần cho phụ nữ trước mang thai.

Hoạt động của buồng trứng, tinh hoàn chịu ảnh hưởng của cơ chế nội tiết và thần kinh. Vì vậy, một cường độ lao động cao, nhiều stress, gặp sang chấn tinh thần nặng có thể làm rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng tình dục kèm theo giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Vì vậy, để tăng khả năng có thai tự nhiên, vợ chồng bạn cần một chế độ sinh hoạt ưu tiên giảm stress, có nghỉ ngơi thư giãn hợp lý.

Điều chỉnh lối sống lành mạnh

Nên ngừng hút thuốc, uống rượu bia hoặc dùng các thuốc kích thích.

Không làm trong các môi trường làm việc có hóa chất độc hại, tia X, nhiệt độ cao để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả thực phẩm chức năng. Trước khi dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng gặp trứng

38 tuổi sinh con có tốt không
Khả năng có thai sẽ cao hơn trong vòng một hoặc hai ngày sau khi rụng trứng. Bạn thường rụng trứng hai tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ, do đó, quan hệ tình dục vào thời điểm này của tháng là lý tưởng nhất.

Thời gian sống trong đường sinh dục nữ của tinh trùng là 48 giờ và thời gian trứng có khả năng thụ tinh sau rụng trứng là 24 giờ, vì vậy nếu có một chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng 28-35 ngày, tần suất sinh hoạt vợ chồng không dưới 2 lần/tuần thì cơ hội để tinh trùng gặp trứng là rất lớn và khả năng có thai tự nhiên sẽ cao hơn.

Xem thêm: 4 cách tính ngày rụng trứng

Điều trị các nguyên nhân gây hiếm muộn

Với thời gian chung sống vợ chồng khoảng 1 năm không áp dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào mà không có thai, bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa hiếm muộn để tìm nguyên nhân. Các nguyên nhân gây hiếm muộn thường gặp là:

  • Viêm nhiễm phụ khoa
  • Tâm lý lo lắng, căng thẳng.
  • Rối loạn kinh nguyệt (vô kinh, có thể là vô kinh nguyên phát hoặc thứ phát, kinh nguyệt thưa, chu kỳ 2-3 tháng),
  • Các nguyên nhân từ phía chồng như rối loạn cương dương, khó xuất tinh, xuất tinh ngược dòng, viêm teo tinh hoàn….

Xu hướng sinh con muộn đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Mặc dù chất lượng cuộc sống được nâng cao, chế độ chăm sóc y tế tốt hơn nhưng các cặp vợ chồng vẫn cần lưu ý tới những yếu tố nguy cơ có thể sảy ra khi sinh con ngoài độ tuổi sinh đẻ lý tưởng (>35 tuổi). Chủ động tới bác sĩ để được thăm khám, thực hiện chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ là điều cần thiết.