400g bánh chưng bao nhiêu calo?

Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thu Hà - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn - cho biết, dựa vào bảng thành phần các loại thực phẩm tại Việt Nam được công bố bởi Bộ Y tế, trong 100 gram thực phẩm có gạo nếp cái chứa 348 kcal, 75,1 gram carb, 8,6 gram protein, 1,5 gram chất béo. Đậu xanh chứa 326 kcal, 57,8 gram carb, 23,4 gram protein, 2,4 gram chất béo. Thịt ba chỉ heo chứa 260 kcal, 0 gram carb, 16,5 gram protein, 21,5 gram chất béo.

Thông thường để làm ra 1 cái bánh chưng chúng ta sẽ cần khoảng 400 g gạo nếp, 200 g thịt lợn, 200 g đậu xanh. Như vậy với những thành phần trên, một chiếc bánh chưng đầy đủ thành phần có thể cung cấp khoảng 2.500 calo, tương đương với khoảng 6 tô phở gà.

Thông thường, người Việt khi ăn sẽ cắt bánh chưng ra làm 8 phần. Vậy trung bình 1 miếng bánh chưng sẽ có hàm lượng khoảng 300 calo. Đặc biệt với thói quen ngày tết, bánh chưng để lâu sẽ được chiên để thay đổi khẩu vị, lượng dầu mỡ sử dụng để chiên bánh sẽ tăng thêm calo dễ dẫn đến cân nặng tăng mất kiểm soát.

400g bánh chưng bao nhiêu calo?

Một chiếc bánh chưng có thể cung cấp 2.500 calo

lê cầm

Lưu ý khi ăn bánh chưng trong dịp tết

Bác sĩ Nguyễn Thu Hà khuyến cáo dù bạn có thích ăn bánh chưng như thế nào thì cũng nên ăn có sự kiểm soát. Với một hàm lượng calo cực kỳ cao nói trên, trong dịp tết tốt nhất bạn chỉ nên ăn từ 1 - 2 miếng bánh chưng là vừa hoặc chỉ ăn 1 cái bánh chưng nhỏ. Bạn có thể ăn các món nhiều rau trước để giảm lượng thức ăn ăn vào ngày tết. Đặc biệt, bạn nên duy trì thói quen vận động khoảng 30 phút mỗi ngày để giảm bớt lượng calo cung cấp cho cơ thể.

Ngoài ra, nếu ăn bánh chưng thường xuyên sẽ không tốt cho người bệnh có bệnh lý tim mạch và đái tháo đường, vì có nhiều chất béo bão hòa không có lợi cho sức khỏe tim mạch, cung cấp dư thừa calo gây thừa cân, béo phì là một yếu tố nguy cơ tăng biến chứng bệnh tật. Ngoài ra những món ăn kèm như dưa món, củ kiệu, giò chả, lạp xưởng còn có chứa hàm lượng muối natri cao không thích hợp cho người tăng huyết áp.

400g bánh chưng bao nhiêu calo?

Bánh chưng xanh ngày tết

lê cầm

Đối với người bệnh đái tháo đường, nếu dùng bánh chưng không nên dùng quá 150 g/ngày và phải tiết giảm lượng thức ăn giàu tinh bột đường trong ngày. Còn đối với người bệnh tăng huyết áp, nếu ăn dưa món, củ kiệu nên dùng loại ngâm bằng giấm đường và ngâm nước lọc trước khi ăn để giảm hàm lượng muối. Với những người bệnh thừa cân béo phì thì nên kiêng bánh chưng, đặc biệt là bánh chưng chiên rán nhiều dầu mỡ. Vì có thành phần chính của bánh chưng chứa gạo nếp và đỗ xanh nên bánh chưng thực sự không tốt cho người bị đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, ợ chua, khó tiêu…

Bánh tét là một món ăn không thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền ở khu vực miền Nam nước ta. Không chỉ là nét đặc trưng thể hiện truyền thống của người Việt mà món ăn này còn rất được yêu thích bởi sự thơm ngon, giàu hương vị và đặc biệt giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà nhiều người băn khoăn bánh tét bao nhiêu calo hay ăn bánh tét có mập không? Trong bài viết hôm nay, Toshiko sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp cụ thể vấn đề này!

Tìm hiểu về bánh tét

Xét về tên gọi, bánh tét hay còn gọi là bánh đòn, là một trong những loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam. Bánh tét cũng tương tự như bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu cũng như được sử dụng trong dịp tết nguyên đán.

400g bánh chưng bao nhiêu calo?

Sự khác biệt giữa bánh tét và bánh chưng là hình dáng và sử dụng lá chuối để gói bánh thay vì lá dong. Bên cạnh đó, bánh chưng thường nhân thịt và đỗ thì bánh tét có một số loại nhân chuối hay đậu đen (tuy nhiên ít phổ biến hơn).

Về nguồn gốc bánh tét, một số chuyên gia văn hóa lý giải rằng, bánh tét ngày nay là kết quả của sự giao lưu văn hóa Chăm, cũng có thể là sự kế thừa của những giá trị lớp tiền nhân để lại. Theo quan niệm từ xa xưa, những loại bánh dùng trong ngày tết đều có ý nghĩa cầu chúc cho sự ấm no, sum vầy của gia đình, cảm tạ trời đất đã cho người dân mùa lúa thuận lợi và bánh tét cũng không ngoại lệ.

Bánh tét được bọc bởi màu xanh của lá chuối bên ngoài tượng trưng cho người mẹ hiền bọc lấy con, mang mong muốn sum vầy của người Việt vào dịp Tết. Ngoài ra, bánh tét xanh nhân đậu màu vàng gợi cho ta niềm mơ ước về một tương lai tốt đẹp, sự “an cư lạc nghiệp” của một mùa xuân an bình cho mọi nhà.

Thành phần nguyên liệu trong bánh tét

Trước khi đi tìm lời giải cho câu hỏi bánh1 khoanh bánh tét bao nhiêu calo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thành phần nguyên liệu trong các loại bánh tét phổ biến ở nước ta:

Bánh Tét truyền thống

  • 400g gạo nếp ngon
  • 200g đậu xanh không vỏ1 bó lạt tre
  • 100g thịt ba chỉ
  • 1 bó lá chuối tươi (chọn lá tươi, tàu lá dài, không bị giập nát)
  • Muối, hạt nêm, tiêu xay

Bánh Tét Ngũ Sắc

400g bánh chưng bao nhiêu calo?

Nguyên liệu cơ bản giống như bánh Tét truyền thống và thêm một số nguyên liệu phụ khác gồm:

  • Gạo nếp ngon.
  • Đậu xanh.
  • Thịt ba chỉ.
  • Gia vị: hành tím, dầu ăn, đường, muối, tiêu xay,…
  • Nước cốt dừa, màu tím từ lá cẩm, màu xanh từ lá dứa (có thể thay bằng lá ngót), màu đỏ từ gấc chín.
  • Lá chuối và dây lạt.

Bánh Tét chuối

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh tét nhân chuối gồm:

  • Gạo nếp.
  • Đậu đỏ, đậu đen.
  • Trái chuối sứ chín.
  • Nước cốt dừa.
  • Lá chuối, muối, đường,…

Bánh tét bao nhiêu calo ?

Dựa vào Bảng Dinh dưỡng các món ăn của Việt Nam, 1 đòn bánh tét nhân thịt với trọng lượng 100g sẽ cung cấp cho cơ thể hàm lượng 440 kcal, 11,8 g protein, 56,7 g carbohydrate và 4 g chất béo. Còn riêng trong bánh tét nhân chuối thì có chứa hàm lượng khoảng 300 kcal, ít hơn so với nhân thịt.

Ngoài món bánh tét luộc, người ta còn chế biến món bánh tét chiên. Sau khi được chiên qua dầu, bánh tét nhân thịt có sẽ lớp vỏ vàng ươm, giòn rụm, thơm phức, chấm với tương ớt ăn cùng tôm khô củ kiệu vô cùng kích thích vị giác người ăn. Nhiều người là fan hâm mộ của món bánh tét chiên nhưng lại không biết rằng lượng calo trong món này bị đội lên khá cao, lên đến 560 kcal trong 1 khoanh bánh tét.

400g bánh chưng bao nhiêu calo?

Như đã phân tích ở trên thì lượng calo trong bánh tét tương đối cao. Một người bình thường có thể ăn 2-3 khoanh bánh tét một bữa để cảm thấy no bụng. Nếu đem ra tính toán thì khẩu phần ăn này sẽ có thể nạp vào cơ thể bạn một lượng từ 800-1200kcal.

Trong khi đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng mỗi ngày chúng ta cần nạp trung bình 2000 kcal vào cơ thể để hoạt động bình thường, tương đương với khoảng 667 calo cho mỗi bữa ăn nếu mỗi ngày bạn ăn đủ 3 bữa ăn chính.

Như vậy, với việc ăn 2-3 khoanh tét truyền thống một lần, thì câu trả lời cho vấn đề ăn bánh tét có béo không là chắc chắn sẽ béo. Đây cũng là lý do mà sau mỗi dịp tết, bạn thường bị tăng cân vù vù khó kiểm soát.

>>> Đọc thêm: 1 miếng pizza bao nhiêu calo? Ăn pizza có béo không?

Một số lưu ý quan trọng giúp ăn bánh tét không mập

Đối với những tín đồ của món đồ nếp thì bánh tét là món ngon khó có thể cưỡng lại được. Tuy nhiên, để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự cân đối của vóc dáng, bạn hãy sử dụng một cách hợp lý và đúng cách. Dưới đây là một số bí quyết mà bạn có thể tham khảo:.

Ai nên hạn chế ăn bánh tét

400g bánh chưng bao nhiêu calo?

  • Người béo phì: như đã phân tích ở trên thì ăn bánh tét thường xuyên có thể khiến bạn tăng cân nhanh chóng, nếu bạn đang trong quá trình cải thiện vóc dáng thì việc sử dụng loại thực phẩm này sẽ khiến mọi nỗ lực của bạn trở về con số không, thậm chí còn khiến cân nặng ngày càng tăng.
  • Bệnh nhân bị cao huyết áp và đau dạ dày: vì bánh tét có thể khiến bạn bị tăng tiết acid dịch vị không tốt cho sức khỏe.
  • Người hay bị nóng trong người: nguyên liệu làm bánh tét chủ yếu là gạo nếp nên món ăn này có thể khiến cơ thể bạn bị nóng trong, nổi mụn nhọt, nốt mụn nhọt lâu lành hơn nên những đối tượng này không nên ăn quá nhiều bánh tét.
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh về thận, tim mạch: vì thành phần của chúng có chứa nhiều chất béo không no.
  • Người bị tiểu đường: Có thể đánh giá 1/8 chiếc bánh tét thông thường vào dịp Tết có giá trị dinh dưỡng tương tự như một bát cơm đầy có kèm thức ăn. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn nhiều bánh chưng, bánh tét để tránh gây nên tình trạng tăng đường huyết.
  • Người bị gút: Người bị bệnh gút không ăn quá nhiều thịt trong nhân bánh chưng, bánh tét.

Lời khuyên nếu muốn thưởng thức bánh tét mà không ảnh hưởng đến sức khỏe là chỉ ăn khoảng 1 khoanh bánh mỏng vào buổi sáng để nạp năng lượng cho cơ thể hoạt động cả ngày, tránh dưa thừa năng lượng. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn kèm với rau, quả để cân bằng lượng dưỡng chất.

Một số lưu ý khác

400g bánh chưng bao nhiêu calo?

  • Không ăn cùng các chất chứa đường và chất béo, có thể ăn kèm món dưa muối đặc trưng của dịp Tết như hành, củ cải, dưa góp…để không bị ngán. Hoặc bạn có thể lựa chọn các món rau luộc như bắp cải, cà rốt, súp lơ xanh… hoa quả giàu chất xơ.
  • Nếu đã ăn bánh tét thì không ăn thêm nhiều thực phẩm chứa tinh bột khác, bao gồm xôi, cơm, bánh mì.
  • Chỉ nên ăn bánh vào buổi sáng hoặc buổi trưa, không nên ăn bánh vào buổi tối, đặc biệt là bánh tét chiên.
  • Không nên ăn quá nhiều bánh cùng một lúc. Khẩu phần ăn phù hợp nhất là khoảng 1-2 khoanh, 1 lần trong ngày.

Trong trường hợp đã lỡ ăn quá nhiều bánh tét thì bạn hãy tập thể dục đều đặn nhằm tiêu hao năng lượng dư thừa và duy trì vận động đều đặn để không bị tích mỡ. Nếu không có thời gian, bạn hãy cân nhắc sử dụng các thiết bị tập hiện đại tại nhà như máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục… vừa tận dụng tốt thời gian rảnh vừa đảm bảo hiệu quả luyện tập tốt nhất.

Hãy liên hệ 19001891 để được tư vấn một sản phẩm chất lượng, giá thành phải chăng và tính năng hiện đại nhất nhé!

Kết luận

Trên đây là lời giải đáp của Toshiko về vấn đề bánh tét bao nhiêu calo, ăn bánh tét có mập không và cần lưu ý gì khi ăn bánh tét để không ảnh hưởng đến cân nặng. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn thưởng thức món ngon này một cách an tâm và an toàn hơn!