5 cách làm người con có hiếu

Khi nói về lý tưởng của đời người, Khổng Tử đã đề cập tới Tam Chi: “Lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chi”. Người già (cha mẹ) được yên lòng, bạn bè anh em tin tưởng, trẻ con yêu mến. Cuộc đời mỗi người nếu gói gọn trong điều đó thì còn gì viên mãn hơn.

Trong chúng ta ai cũng kính và yêu cha mẹ của mình. Nhưng chữ hiếu & tâm nói và viết rất dễ, nhưng làm được có lẽ vạn người chưa chắc được một. Một người con có hiếu chính là người con làm cha mẹ được an lòng.

Một người con hằng ngày cho cha mẹ ăn mỗi ngày, đó là hiếu chăng? Không đó là nuôi ăn như cách nuôi những vật nuôi hay cái cây, phải thêm vào đó sự kính trong tâm. Nhưng kính rồi thì trở thành hiếu? Không hề, dù bạn có nuôi cha mẹ với cả tấm lòng, nhưng nó vẫn không thể là hiếu khi chưa tạo cho bố mẹ chữ : An.

Hiếu (thảo – chữ thảo trong dâu hiền rể thảo) với cha mẹ ít nhất phải đạt được các yếu tố sau:

QC - Cộng+ là một trong những cuốn sách phải đọc, càng sớm càng tốt. Ít nhất 850 người đã gửi phản hồi lại như vậy sau hơn 3.000 cuốn sách được bán ra. Xem giới thiệu và đặt mua tại đây . Bớt một bữa ăn để đổi lấy 1 cơ hội, đáng để thử lắm chứ^^

  1. Cung cấp đủ vật chất cho cha mẹ, càng nhiều càng tốt. Ngay bản thân từ thảo trong hiếu thảo đã nói rất rõ. Người già rất cần tiền và quý tiền, họ cần có sự chuẩn bị cho việc sức khoẻ yếu, chuẩn bị cho các dự trù. Do vậy đôi khi bạn thấy nhu cầu của họ rất ít nhưng luôn có xu hướng tích trữ tiền. Bình an thế nào được khi túi không có tiền, bệnh tật thì dần ập đến?
  2. Lập gia đình và có con cái ổn định, một gia đình có quy củ, con cái bài bản đủ để cha mẹ không lo về thế hệ tương lai, không phải phiền đầu giải quyết chuyện hay lo lắng cho gia đình con. Bạn không được phép nghèo khó, không cần giàu, ít nhất phải trung bình, còn nếu bạn nghèo khó mà cha mẹ vẫn yên lòng nổi sao? Bạn đã ngoài 32 mà vẫn “chưa thấy vợ con gì” nhưng nói mình hiếu thảo liệu đúng không?
  3. Khi cha mẹ đủ già phải có một công việc hay khoản dự trữ ổn định để cha mẹ không cần lo lắng cho bạn nữa.
  4. Sống và sinh hoạt tử tế, không làm điều gì để cha mẹ phải phiền lòng hay xấu hổ. Cẩn trọng trong đi lại, ăn uống, công việc và mọi thứ để cha mẹ luôn tin và yên tâm. Bạn có biếu cha mẹ nghìn thước lụa, ăn mâm vàng chén bạc, hết lòng yêu quý bố mẹ nhưng bạn uống rượu bia tối ngày liệu cha bạn có yên lòng trong mỗi giấc ngủ?
  5. Ở mức độ cao hơn, đó là làm rạng danh gia đình/bản thân/con cháu. Bạn muốn làm bố mẹ vui nhất, nhưng thử hỏi có niềm vui nào hơn niềm vui này. Ngoài ra nữa đó là thực hiện các ý định của bố mẹ chưa thành.
  6. Đóng góp cho xã hội, cho cộng đồng. Đây cũng là một phần không thể tách rời trong ý nguyện của các bậc làm cha mẹ, để niềm vui của họ được trọn vẹn.
  7. Yếu tố cuối cùng nó thuộc về mặc định và mọi người thường đề cập nhiều nhưng nó lại là bình thường nhất: Chăm sóc cha mẹ, thăm hỏi, quan tâm và dành nhiều thời gian cho cha mẹ. Hãy phục vụ sở thích của họ, trừ khi nó quá sai trái, không phải phục vụ quan điểm của bạn.
5 cách làm người con có hiếu
Học làm con hiếu thảo cho đúng cách

Làm được 7 điều trên, bạn có thể coi là đạt chuẩn hiếu thảo của vạn người có một. Phần lớn các bạn ngộ nhận về chữ hiếu, các bạn mới dừng ở chỗ nghĩ về cha mẹ, nhưng tính hành động của nó thì lại rất ít.

Vì có quá nhiều điều nên làm thì khó mà vi phạm thì dễ, lấy vợ muộn cũng là bất hiếu, làm ăn thua lỗ quá khiến cha mẹ phiền lòng cũng là bất hiếu, 40 tuổi vẫn chưa làm được gì cũng là bất hiếu, vượt đèn đỏ cũng là bất hiếu, lên mạng đăng linh tinh để người ta chửi cả cha mẹ cũng là đại nghịch.

Người già thích nhất bình an và ổn định, yêu thương cha mẹ nhất chính là cho họ cảm giác đó, giờ thì đừng trách người già yêu tiền và giữ tiền nữa nhé, do họ chưa đủ chưa an tâm đó. Hãy rút điện thoại ra và gửi tiền cho bố mẹ nào, và đừng quên kiểm điểm lại bản thân, tất cả những gì bạn làm đã khiến cha mẹ “An” được chưa?

Hoài Phong

Reader Interactions

Trong muôn vàn cái khổ thì cái khổ vì con cái là cái khổ trải dài trong nhiều năm tháng nhất. Là người con, hãy sống cho trọn chữ “hiếu”, hãy tận tâm chăm sóc cha mẹ của mình và mỉm cười với họ, đừng để đến lúc “con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn”! Một người con có hiếu sẽ không oán trách cha mẹ của mình…

Cổ nhân giảng: “Bách thiện hiếu vi tiên”, nghĩa là trong trăm việc thiện thì hiếu thảo là đứng đầu. Trong cuộc sống hàng ngày, kỳ thực, hiếu thảo thể hiện ở những điều rất đỗi đơn giản.

Làm một người con, nếu có thể làm được “5 không oán” thì đã là thể hiện của lòng hiếu thảo rồi. Làm cha mẹ nếu có thể làm được “7 không trách” thì đó vừa là thể hiện của tình yêu thương, vừa là thể hiện của lòng tôn trọng con cái. Trong gia đình, con “5 không oán”, cha mẹ “7 không trách” thì gia đình ấy tất sẽ không chỉ hòa thuận mà còn có gia phong nề nếp và hưng thịnh.

5 cách làm người con có hiếu
(Tranh minh họa: Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan, Public Domain)

Làm con không oán trách cha mẹ

1. Không oán trách cha mẹ không có năng lực

Đừng oán trách nói cha mẹ phải là người như thế này thế kia, hãy tiếp nhận. Cha mẹ dù thế nào cũng là cha mẹ của mình.

Khả năng của con người là có hạn, vì thế nếu có điều gì cha mẹ không làm được cũng là chuyện bình thường. Cha mẹ cho ta sinh mạng, lại vất vả bao năm để nuôi dưỡng chúng ta nên người, bởi vậy xin đừng bao giờ oán trách cha mẹ không có năng lực, tài cán, không thể cho con cuộc sống tốt hơn. Hãy trân trọng và yêu thương cha mẹ bằng tất cả tấm lòng.

2. Không oán trách cha mẹ hay cằn nhằn

Chỉ có người thật sự yêu thương mình mới “dài dòng” mà chỉ bảo, khuyên nhủ mình mà thôi. Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của mỗi người chúng ta, bởi lẽ rất nhiều chặng đường ta đang đi, cha mẹ đều đã từng trải qua.

Với những kinh nghiệm sống của mình, cha mẹ luôn mong có thể chia sẻ để giúp con trở nên tốt hơn, vì thế mới hay “dài dòng” cằn nhằn, nhắc nhở.

3. Không oán trách cha mẹ mắng mình

Cha mẹ thường trách mắng vì không bằng lòng với tình trạng hiện tại của con cái. Bất cứ người làm cha, làm mẹ nào cũng mong con mình ngày một tiến bộ, giỏi giang để sau này có thể sống no đủ, thoải mái. Cha mẹ có trách mắng cũng vì không muốn ta mắc phải sai lầm họ từng mắc, lãng phí tuổi trẻ vào những thú vui vô bổ sẽ làm ta hối hận sau này.

4. Không oán trách cha mẹ chậm chạp

Khi tuổi ngày một nhiều hơn, việc đi lại tự nhiên cũng sẽ không còn linh hoạt, thần trí cũng không được minh mẫn như trước nữa. Nếu ngày ấy đến, xin bạn đừng chê trách cha mẹ phiền phức, chậm chạp. Hãy nghĩ đến thuở ta còn thơ bé, cha mẹ đã luôn kiên nhẫn dạy ta từng bước đi, chăm sóc ta từng li từng tí như thế nào.

5. Không oán trách cha mẹ ốm yếu

Lúc cha mẹ sinh bệnh, con cái có thể phụng dưỡng cha mẹ được bao nhiêu? “Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể”, vậy thì cớ sao “con nuôi cha mẹ lại kể tháng kể ngày”?

Sinh, lão, bệnh, tử đời này có ai tránh khỏi? Vì vậy, cha mẹ già cả ốm đau cũng là chuyện thường tình. Hơn nữa, khi con cái dần dần lớn lên, cha mẹ sẽ dần dần già đi cho đến lúc lìa đời. Đó là quy luật tự nhiên.

Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta, cho nên oán giận cha mẹ không bằng đi hiểu cha mẹ. Nếu đến cha mẹ mình mà còn không bao dung được thì lấy gì để dung thiên hạ? Trăm cái thiện thì hiếu đứng đầu, cho nên ngàn vạn lần đừng mang tâm oán trách cha mẹ!

Làm cha mẹ không trách mắng con cái

Dạy bảo, trách mắng con cái là điều cha mẹ thường làm khi con sai trái. Nhưng “trách mắng” như thế nào để con nghe ra, sửa chữa, thấu hiểu được lòng cha mẹ lại là một nghệ thuật. Trẻ con cũng có lòng tự trọng, tự tôn của mình, cho nên cha mẹ trách mắng con, cần phải đúng lúc và phù hợp hoàn cảnh.

1. Không trách mắng con ở nơi đông người

Sự tôn nghiêm, danh dự là thứ mà ai cũng có, bất kể người lớn hay trẻ nhỏ. Bởi vậy, cha mẹ cần chú ý không trách mắng con cái trước chốn đông người để tránh làm trẻ thấy xấu hổ, mất mặt.

2. Không trách mắng khi con đã biết lỗi

Ông cha ta đã dạy: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Vì thế, một khi con trẻ đã nhận ra lỗi lầm của mình, biết ăn lăn hối lỗi rồi thì cha mẹ nên ân cần chỉ bảo chứ không nên trách mắng nữa.

3. Không trách mắng con vào ban đêm

Đừng trách mắng trẻ trước khi đi ngủ, bởi làm như vậy sẽ khiến trẻ đem theo cảm giác tủi thân, buồn chán mà chìm vào giấc ngủ. Những lời trách mắng đó có thể khiến trẻ ngủ không ngon, thậm chí gặp phải những cơn ác mộng đáng sợ, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tâm tính của trẻ.

4. Không trách mắng khi con đang vui mừng

Khi con người vui mừng, cả tâm lý và cơ thể đều đang ở trạng thái rất tốt. Nếu ngay lúc đó lại bị trách phạt, mắng mỏ thì vô hình chung sẽ gây ra những ức chế khiến mọi thứ đột ngột bị bế tắc lại, gây hại cho tinh thần và cơ thể. Chính vì thế, cha mẹ hãy nhớ đừng mắng khi trẻ đang vui mừng.

5. Không trách mắng con trong bữa ăn

Người ta thường nói: “Tránh miếng ăn”. Vì vậy, mọi lời phê bình, trách phạt hãy để sau bữa ăn hãy nói. Nếu không, điều đó không chỉ phá hỏng không khí bữa cơm gia đình mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cảm giác ấm cúng trong lòng trẻ.

6. Không trách mắng khi con đang buồn

Những lời phê bình lúc này sẽ chỉ càng làm tâm trạng con bạn xấu đi, tạo thêm áp lực tinh thần cho trẻ. Những áp lực ấy nếu không được giải tỏa kịp thời có thể sẽ làm trẻ thêm buồn bã hơn, thậm chí dẫn đến những hậu quả khó lường.

7. Không trách mắng khi con đang ốm

Lúc ốm đau là khi cơ thể con người ta yếu đuối nhất, tinh thần cũng mềm yếu, dễ tủi thân nhất. Thay vì trách mắng, điều cha mẹ cần làm là quan tâm và chăm sóc nhiều hơn đến con cái mình. Đối với bất cứ ai, cảm giác ấm áp, được yêu thương sẽ có tác dụng hơn bất cứ phương thuốc nào trên đời.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

  • Không bao dung được cha mẹ, sao có thể bao dung được thiên hạ?

Mời xem video: