Account của Agency làm cái gì?

Account Marketing là một trong những vị trí có vai trò quan trọng trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Vì vậy khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, có không ít bạn trẻ đã có suy nghĩ theo đuổi nghề nghiệp này. Vậy thực thế, Account Marketing là gì? Những vị trí công việc mà bạn có thể đạt được khi theo đuổi nghề Account là gì? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể và chi tiết nhất trong bài viết từ viecmarketing.comdưới đây.

  • Account Marketing là gì?
  • Những vị trí trong nghề Account Marketing là gì?
    • Vị trí Account Executive 
    • Vị trí Account Manager
  • Các kỹ năng cần thiết thiết trong nghề Account Marketing
    • Kỹ năng nắm bắt thông tin nhanh chóng
    • Kỹ năng giao tiếp
    • Kỹ năng hoạch định tài chính

Nếu giải nghĩa từ Account, bạn sẽ nhận thấy rằng đây là một từ đa nghĩa để chỉ: tài khoản, khoản thanh toán, mảng khách hàng, sự thanh toán…. Thực tế, đây còn là một từ chuyên ngành được sử dụng nhiều trong các ngành như: kinh tế, viễn thông, xây dựng,.. Và trong nhóm ngành kinh tế, từ Account thường được dùng để chỉ nghề quản lý quan hệ khách hàng.

Vậy Account Marketing là gì? Account là mắt xích quan trọng, là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp với các khách hàng. Họ là người trực tiếp làm việc với khách hàng, mang lại sự hài lòng cho khách và duy trì mối quan hệ tốt đẹp cho doanh nghiệp với khách hàng.

Account của Agency làm cái gì?
Account là mắt xích quan trọng, là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp với các khách hàng

Những vị trí trong nghề Account Marketing là gì?

Hiện này, nghề Account Marketing được chia thành 2 vị trí chính là: Account Executive và Account Manager. Mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu khác nhau và đảm nhận những vị trí công việc khác nhau. 

Vị trí Account Executive 

Account Executive là gì? Đây là cụm từ dùng để chỉ nhân viên thuộc bộ phận Account Marketing trong doanh nghiệp. Họ là nhóm người được xem như những nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo. Nhiệm vụ chính của Account Executive là giải quyết những vấn đề mà khách hàng gặp phải và mang lại sự hài lòng lớn nhất cho khách hàng.

Công việc thường ngày của Account Executive là:

  • Giao tiếp với khách hàng: họ sẽ trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với khách hàng để thảo luận, xác định những nhu cầu, mong muốn về chiến dịch Marketing.
  • Kết nối khách hàng với nhóm dự án: Account Executive sẽ trao đổi với khách hàng về các thông tin cụ thể của dự án: ý tưởng, ngân sách, thời gian tiến hành,.. Nếu khách hàng đồng ý và chốt phương án thì thực hiện ký kết hợp đồng dự án.
  • Theo dõi và báo cáo tiến độ dự án: Account Executive theo dõi tiến độ dự án và báo cáo mỗi ngày với các cấp quản lý.

>>>Xem thêm: Marketing Associate Là Gì? Tìm Hiểu Về Khái Niệm Mới Mẻ Này

Vị trí Account Manager

Nghề Account Manager là gì? Đây là cụm từ dùng để chỉ những người quản lý bộ phận Account ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo. Nhiệm vụ chính của Account Manager là quản lý các dự án ngay từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Account của Agency làm cái gì?
Account Manager là người quản lý bộ phận Account ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo

Công việc thường ngày của Account Manager là:

  • Duy trì các mối quan hệ với khách hàng: Account Manager là người trực tiếp nhận thông tin từ khách hàng, sau đó chuyển tiếp về team để cùng xây dựng kế hoạch phù hợp.
  • Thực hiện hợp đồng: Account Manager đảm nhiệm việc thực hiện hợp đồng dịch vụ với khách. Họ cũng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động trong dự án với khách.
  • Quản lý các dự án: Account Manager nhận báo cáo từ Account Executive để đánh giá từng giai đoạn trong chiến dịch Marketing có đạt được doanh số như đã cam kết không.
  • Quản lý và điều phối các thành viên: Account Manager trực tiếp quản lý và giao việc cho các nhân viên trong phòng ban và giám sát việc thực hiện các công việc đó. 

Từ những thông tin về 2 vị trí trên, chắc hẳn bạn có có cái nhìn cụ thể hơn về nghề Account Marketing là gì. Tuy nhiên các doanh nghiệp khi tuyển dụng Account đều có những yêu cầu nhất định về kiến thức, kĩ năng. Vậy những kỹ năng bạn cần có nếu muốn ứng tuyển vào các vị trí Account Marketing là gì?

>>>Xem thêm: Kỹ năng Marketing là gì? Top 10+ kỹ năng bạn cần biết

Các kỹ năng cần thiết thiết trong nghề Account Marketing

Nghề Account vừa có tính chất đối nội lẫn đối ngoại. Vị trí này yêu cầu bạn phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và doanh nghiệp, đồng thời phải mang tới sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng. Vì vậy bạn cần rèn luyện các kỹ năng sau ngay từ bây giờ để có thể thăng tiến nhanh trong lĩnh vực này:

Kỹ năng nắm bắt thông tin nhanh chóng

Kỹ năng này vô cùng cần thiết và quan trọng bởi Account là người trực tiếp trao đổi với khách hàng về các yêu cầu cũng như cập nhật tiến độ dự án. Nắm bắt nhanh các trọng điểm sẽ giúp bạn hiểu rõ nhu cầu khách hàng để đưa ra các phương án, dịch vụ tối ưu nhất, thỏa mãn toàn bộ yêu cầu khách hàng mong muốn. 

Account của Agency làm cái gì?
Kỹ năng nắm bắt nhanh các trọng điểm sẽ giúp bạn hiểu rõ nhu cầu khách hàng 

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu với bất cứ nhân viên Account nào. Bạn sẽ phải làm việc với rất nhiều đối tượng khác nhau: khách hàng, đồng nghiệp, đối tác với độ tuổi, tính cách khác nhau. Khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn trao đổi thông tin nhanh chóng và hiệu quả nhất, nâng cao hiệu suất công việc để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Kỹ năng hoạch định tài chính

Vai trò của kỹ năng hoạch định tài chính trong nghề Account Marketing là gì? Vị trí này sẽ phải đảm nhiệm các công việc như: lên ngân sách dự trù cho dự án, giám sát ngân sách từng giai đoạn, báo cáo ngân sách định kỳ,.. Vì vậy khả năng hoạch định tài chính là kỹ năng mà bất cứ Account nào cũng phải học tập, rèn luyện.

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn có hình dung rõ nét hơn về nghề Account Marketing là gì. Đây là một nghề khá áp lực khi bạn vừa phải chiều lòng khách hàng, vừa phải mềm mỏng với các đồng nghiệp của mình. Tuy nhiên nếu bạn luôn cố gắng và nỗ lực thì thành công sẽ luôn đến với bạn. Chúc bạn thành công!

>>>Xem thêm: SMS Marketing Là Gì? Vai Trò Của SMS Marketing Trong Kinh Doanh?

Nguồn ảnh: Sưu tầm