Ai là người xây dựng định mức món ăn

Thanh Lợi

Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư 10 là các loại định mức sau đây: - Định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình; - Định mức dự toán xây dựng công trình; - Định mức dự toán lắp đặt hệ thống kỹ thuật của công trình; - Định mức dự toán lắp đặt máy và thiết bị công nghệ; - Định mức dự toán thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; - Định mức sử dụng vật liệu xây dựng. Những định mức này được áp dụng vào việc xác định chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư [PPP].

Xem chi tiết nội dung các định mức tại Thông tư 10/2019/TT-BXD [có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2020].

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Trong xây dựng, cụ thể là lĩnh vực quản lý chi phí chúng ta thường hay nghe về khái niệm định mức như định mức tỷ lệ hay định mức kinh tế – kỹ thuật. Định mức thường được hiểu là quy định và mức hao phí về các nguyên vật liệu hay chi phí nhân công, máy móc, những dụng cụ cần thiết hoàn thành một đơn vị công trình nào đó. Nắm rõ được định mức sẽ giúp người xây dựng cũng như chủ đầu tư dễ dàng quản lý khối lượng một cách chuẩn và đầy đủ nhất. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về định mức và các loại định mức trong xây dựng.

Khái niệm định mức

Trong lĩnh vực quản lý chi phí, chúng ta thường hay gặp khái niệm “định mức” như định mức chi phí, định mức kinh tế– kỹ thuật. Xây dựng định mức dự toán là quá trình cần thiết để chuẩn bị xây dựng hay đấu thầu công trình. Vậy định mức xây dựng là gì? Định mức của Bộ xây dựng được quy định như thế nào?

Định mức xây dựng – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Construction Norm. Định mức xây dựng là quy định về mức hoa phí cần thiết vật liệu, nhân công và máy móc để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc xây dựng. Định mức xây dựng cũng là công cụ thực hiện chức năng quản lý của nhà nước trong cơ chế thị trường nhằm công khai các thông tin để tăng tính cạnh tranh trong quá trình đầu tư xây dựng.

Từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và quản lý dự án xây dựng nói riêng. Trên thực tế, định mức xây dựng được công bố là cơ sở để chủ đầu tư sử dụng, vận dụng, tham khảo khi xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Các hình thức định mức xây dựng

Loại định mức tỷ lệ

Định mức chi phí. [định mức tỷ lệ] là loại định mức dùng để dự toán chi phí của một số loại công việc. Chi phí khác trong đầu tư xây dựng. Định mức chi phí gồm định mức tính bằng tỉ lệ phần trăm. [%] và định mức tính bằng giá trị. Định mức chi phí đóng vai trò là cơ sở xác định giá xây dựng. Dự toán chi phí của một số loại công việc. Chi phí trong đầu tư xây dựng gồm chi phí quản lý dự án. Chi phí tư vấn đầu tư, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước. Chi phí hạng mục chung và một số công việc, chi phí khác.

Loại định mức kinh tế kỹ thuật

Định mức kinh tế kỹ thuật là các trị số liệu quy định về mức chi phí hao hụt tư liệu lao động. Và nhân công cho một sản phẩm xây dựng nào đó. Định mức này được dùng để phục vụ sản xuất, thi công hoặc lập giá dự toán trong xây dựng. Đây là loại định mức được lập trên cơ sở các số liệu quan sát thực tế. Thống kê thực tế nhằm đảm bảo tính khoa học – thực tiễn. Định mức kinh tế – kỹ thuật phản ánh đúng trình độ công nghệ. Và trình độ tổ chức sản xuất trong xây dựng ở một giai đoạn nhất định. Chính vì đây là tư liệu có tầm quan trọng trong định mức xây dựng, nên nó phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Có luận cứ khoa học về kinh tế, kỹ thuật. Đảm bảo tính đúng đắn của kết quả về giá dự toán, giá dự thầu, dự toán thi công…
  • Định mức phải được xác định cho công tác hoặc kết cấu xây lắp tương đối hoàn chỉnh. Phù hợp với nội dung thiết kế, thi công;
  • Định mức phải tính đến các thành tựu khoa học kỹ thuật ứng dụng vào xây dựng kèm theo các kinh nghiệm tiên tiến. Và khả năng thực tế của các tổ chức xây lắp ở điều kiện bình thường.
  • Kết cấu xây lắp phải được hệ thống đồng bộ theo yêu cầu kỹ thuật công trình. Có thể áp dụng ở điều kiện bình thường và phổ biến, phù hợp với cơ giới hiện tại.

Phương pháp xây dựng định mức

Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thu thập về hao phí thời gian. [sản lượng] thực tế để hoàn thành công việc theo từng thời điểm, công đoạn khác nhau.  Phương pháp phân tích là phương pháp xây dựng mức bằng cách phân chia. Và nghiên cứu tỉ mỉ quá trình quan trắc. Phân tích của từng thông số môi trường.

Phương pháp quan trắc và phân tích là phương pháp xây dựng dựa vào các phương pháp tiêu chuẩn đã ban hành. Thời gian quy định trong mức thường lấy bằng giá trị trung bình. Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thu thập được trong khảo sát hoặc qua phiếu điều tra.

Trên đây là những thông tin được chúng tôi tổng hợp về khái niệm của định mức xây dựng. Cũng như những loại định mức xây dựng trên thị trường hiện nay. Người làm định giá công trình không chỉ dựa vào định mức chung của. Bộ Xây dựng, mà cần phải đánh giá theo tình trạng thực tế của công trình. Hy vọng qua bài viết này, độc giả sẽ trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư xây dựng.

0 0

Mục lục bài viết

  • 1. Hệ thống định mức xây dựng gồm định mức nào ?
  • 2. Quy định về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng ?
  • 3. Quy định về việc xác định định mức dự toán mới, điều chỉnh định mức dự toán để áp dụng cho công trình ?

Luật sư tư vấn:

1. Hệ thống định mức xây dựng gồm định mức nào ?

1. Hệ thống định mức xây dựng gồm định mức kinh tế-kỹ thuật và định mức chi phí. Định mức kinh tế-kỹ thuật gồm định mức cơ sở và định mức dự toán.

2. Định mức cơ sở gồm định mửc sử dụng vật liệu, định mức năng suất lao động, định mức năng suất máy và thiết bị thi công được xác định phù hợp vói yêu cầu kỳ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và được sử dụng để xác định hoặc điều chỉnh định mức dự toán.

3. Định mức dự toán

a] Định mức dự toán là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công cụ thể để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng công trình;

b] Định mức dự toán được áp dụng, tham khảo để lập dự toán xây dựng, là căn cứ để xác định giá xây dựng công trình, làm cơ sở để lập và quản lý chi phí Đầu tư xây dựng.

4. Định mức chi phí gồm: định mức tính bằng tỷ lệ phần trăm [%] và định mức tính bằng giá trị. Định mức chi phí là cơ sở để xác định giá xây dựng công trình, dự toán chi phí của một số loại công việc, chi phí trong đầu tư xây dựng như chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và một số nội dung chi phí khác.

5. Định mức dự toán cho các công tác xây dựng đặc thù của chuyên ngành, của địa phương là định mức cho các công tác chưa được quy định trong hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành và chỉ xuât hiện trong các công trình xây dựng thuộc chuyên ngành quản lý hoặc tại địa phương.

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở cập nhật mới nhất năm 2022

6. Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng, ban hành định mức xây dựng sử dụng chung trong phạm vi cả nước. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức xây dựng, ban hành định mức dự toán cho các công tác xây dựng đặc thù của chuyên ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh Tổ chức xây dựng, ban hành định mức dự toán cho các công tác xây dựng đặc thù của địa phưong.

7. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch và tổ chức xây dựng định mức dự toán, gửi Bộ Xây dựng cho ý kiến về phương pháp, căn cứ xây dựng định mức, sự phù hợp của kết quả tính toán các thành phần hao phí trước khi ban hành.

2. Quy định về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng ?

Việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 136 Luật Xây dựng năm 2014được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51 Điều 1 Luật xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020, cụ thể:

Việc áp dụng hoặc tham khảo hệ thống định mức xây dựng do Bộ trưởng Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành được quy định như sau:

a] Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, chủ đầu tư căn cứ quy định về quản lý chi phí, áp dụng hệ thống định mức được ban hành để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

b] Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án ppp, chủ đầu tư căn cứ quy định về quản lý chi phí, tham khảo hệ thống định mức được ban hành để xác định và quản lý chi phí Đầu tư xây dựng;

c] Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư tham khảo hệ thống định mức được ban hành để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

>> Xem thêm: Quy định mới nhất về công tác nghiệm thu công trình xây dựng ?

3. Quy định về việc xác định định mức dự toán mới, điều chỉnh định mức dự toán để áp dụng cho công trình ?

1. Việc xác định định mức dự toán mới cho công trình được thực hiện đối vói các công tác xây dựng chưa được quy định hoặc đã được quy định nhưng sử dụng công nghệ thi công mới, biện pháp thi công, điều kiện thi công chưa quy định trong hệ thống định mức xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Việc điều chỉnh định mức dự toán được thực hiện đối với công tác xây dựng đã quy định trong hệ thống định mức xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa phù hợp với thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình.

3. Việc xác định định mức dự toán mới, điều chỉnh định mức dự toán thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

4. Trong quá trình lập dự toán xây dựng, việc xác định và quản lý các định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh quy định tại khoản 1,2 được thực hiện như sau:

a] Tổ chức, cá nhân lập dự toán xây dựng có trách nhiệm lập danh mục các định mức dự toán mới, định mức dự toán cần điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu đặc thù của công trình và tổ chức xác định các hao phí định mức phù hợp với thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công dự kiến để phục vụ việc lập đơn giá, xác định dự toán xây dựng;

b] Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định các nội dung liên quan theo quy định;

c] Chủ Đầu tư xem xét, quyết định việc sử dụng các định mức dự toán điều chỉnh, định mức dự toán mới cho công trình làm cơ sờ xác định giá xây dựng công trình.

5. Trong quá trình thi công xây dựng, chủ Đầu tư tổ chức khảo sát để xác định các định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh quy định tại khoản 4 như sau:

a] Tổ chức chuẩn xác lại các nội dung của định mức [gồm quy định áp dụng, thành phần công việc, thành phần hao phí, đơn vị tính, trị số định mức] trên cơ sở khảo sát, thu thập số liệu từ quá trình thi công thực tế;

>> Xem thêm: Quy định mới năm 2022 về xây dựng nhà ở ? Mức thuế khi xây nhà ở ?

b] Kết quả xác định định mức được gửi về cơ quan chuyên môn về xây dựng phục vụ rà soát, hoàn thiện hệ thống định mức xây dựng để cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu.

6. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu, Bộ Xây dựng hướng dẫn và có ý kiến đối với các định mức dự toán mới, cơ quan ban hành định mức hướng dẫn và có ý kiến đối với định mức dự toán điều chỉnh quy định tại khoản 4, 5.

7. Chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng để xác định, thẩm Ưa các định mức quy định tại khoản 5.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực xây dựng, đất đai, nhà ở -Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay:Luật sư tư vấn pháp luật đất đai,tư vấn luật xây dựngtrực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số:1900.6162, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.

Luật Minh Khuê[tổng hợp]