Ăng lê là ở đâu

Xứ sở sương mù vẫn được biết tới là xứ phớt Ăng-lê. Phớt ở đây bắt nguồn từ một từ tiếng Pháp flegme có nghĩa là sự điềm tĩnh, còn Ăng-lê cũng là một từ tiếng Pháp được Việt hóa: Anglais, tức là thuộc về tiếng Anh, liên quan đến nước Anh. Như vậy, nói nôm na phớt Ăng-lê nghĩa là sự điềm tĩnh của người Anh, nước Anh. Sở dĩ, người Anh được gắn với biệt danh này là bắt nguồn từ tính cách nổi tiếng bình thản, giỏi che giấu cảm xúc của họ. Dù khó khăn đau khổ đến mấy, họ vẫn phải giữ được sự bình tĩnh, ít nhất là trước mặt người khác.

Thế nhưng, có lẽ cái chất phớt Ăng-lê trứ danh ấy lại đang bị chính những người Anh quên lãng và mai một. Sự mất chất đó được phơi bày rất rõ trên sân bóng. Trong khoảng 1-2 thập kỷ trở lại đây, ĐT Anh luôn sở hữu một đội hình đầy sao và xứng đáng là 1 ƯCV cho chức vô địch (trên thực tế là các ngôi sao của Tam sư cũng đã thành công ở cấp CLB). Nhưng hết lần này đến lần khác, người Anh gục ngã tức tưởi và tủi hổ. Họ chưa bao giờ thể hiện được hết sức mạnh và tiềm năng của mình. Nguyên nhân là do các tuyển thủ Anh tỏ ra quá yếu đuối trước sự bủa vây của áp lực đến từ mọi phía, nhất là từ sự soi mói của giới truyền thông nổi tiếng lá cải.

Ăng lê là ở đâu

Anh tan vỡ sau bàn thắng của Balotelli

Tại Brazil 2014, ĐT Anh không được đánh giá cao như vài giải đấu gần đây. Song thật ra đấy lại là điều may mắn cho đội bóng này. Nhất là khi, báo chí Anh không còn gây áp lực một cách vô lý, viển vông lên thày trò HLV Roy Hodgson. Chỉ có điều, bất chấp điều đó, HLV Roy Hodgson và các học trò vẫn chẳng thể khắc phục được căn bệnh mãn tính của mình.

Nhìn ĐT Anh chơi bóng trước Italy người ta dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh những chú sư tư trẻ đã bị những đấu sĩ áo xanh lão luyện, già giơ thuần hóa, dắt mũi hoàn toàn. Đặc biệt là từ khi Balotelli nâng tỉ số lên 2-1 thì ĐT Anh càng trở nên bấn loạn. Họ thi đấu với những đôi chân và cái đầu nặng chịch, để rồi có rất nhiều pha xử lý hoàn toàn không theo ý muốn.

Ăng lê là ở đâu

Các đôi chân tuyển Anh bất lực trước Italia

Ở khía cạnh nào đó, sự nhọc nhằn, bất lực của cánh chim đầu đàn Rooney chính là minh chứng rõ nhất cho sự yếu bóng vía của cả ĐT Anh. Khi được kì vọng sẽ là chỗ dựa cho cả đội thì R10 lại gây thất vọng nặng nề. Anh liên tục có những pha bóng hỏng đến mức vô duyên, điển hình như một tình huống tự đá phạt góc ra sau cầu môn ở cuối trận. Tính cả trận Rooney có 3 cú sút thì nó đều "tìm chim" hoặc tìm… gì đó bên ngoài cầu môn đối phương.

Trong bối cảnh một cầu thủ được xem là dày dạn kinh nghiệm trận mạc như Rooney còn cóng như vậy thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên, khi những tiểu tướng như Sterling cũng liên tục tạt hỏng.

Thậm chí, ngay cả HLV Roy Hodgson dường như cũng đánh mất sự minh mẫn trước sức ép. Cho dù đội nhà bị dẫn bàn, vị chiến lược gia người Anh lại có một quyết định khó hiểu, khi rút hết các tiền đạo (Welbeck và Sturridge) ra khỏi sân, chỉ giữ lại duy nhất Wayne Rooney – một người đã không thể ghi bàn trong cả 2 kì World Cup trước đó.

Ở thời điểm hiện tại, rõ ràng Italy không nhỉnh hơn Tam sư. Theo đánh giá của các nhà cái, đoàn quân thiên thanh còn có phần dưới phân khi đến Brazil với hành trang là mạch 7 trận liền không thắng. Nhưng người Anh chỉ có thể trách mình tại sao không còn biết phớt Ăng-lê, để rồi chịu thua chính mình, trước khi thua Italy.

Ăng lê là ở đâu
Ca sĩ Thủy Đặng: Nửa đêm bỏ World Cup, cầm guốc bắt trộm
Ăng lê là ở đâu
Vợ sao Croatia đưa Vua áo đen vào “tầm ngắm”
Ăng lê là ở đâu
"Táo giao thông" lên kịch bản hoàn mỹ cho TBN và Hà Lan

Skip to content

Chúng tôi đã hai lần nói về mấy tiếng phớt Ăng-lê nhưng chưa nói đến tận gốc. Lần đầu tiên là tại mục “Chuyện Đông chuyện Tây” trên Kiến thức ngày nay số 295 (1.10.1998).

Chúng tôi đã phân tích và khẳng định rằng phớt là một từ có sẵn trong từ vựng của tiếng Việt chứ không phải là phiên âm từ tiếng Pháp flegme mà ra. Người ta đã kết hợp phớt với Ăng-lê thành phớt Ăng-lê để chỉ sự điềm tĩnh được cho là một đặc tính điển hình của người Anh. Lần thứ hai là tại mục Lắt léo chữ nghĩa trên Thanh Niên số ra ngày chủ nhật 30.6.2019. Lần này chúng tôi đã khẳng định: “Truyền thuyết này (về sự điềm tĩnh của người Anh – người viết) đã đi vào tiếng Việt với quán ngữ phớt Ăng-lê mà khởi xướng hẳn là dân trí thức, dân văn nghệ… Chỉ tiếc rằng họ đã đồng hóa sự “điềm tĩnh” với sự “phớt lờ” (hai khái niệm khác nhau) một cách không thỏa đáng”.

Ăng lê là ở đâu
Học giả An Chi

Thế là chúng tôi đã hai lần giải thích về thành ngữ phớt Ăng-lê mà chính mình cũng chưa vừa ý vì trong thâm tâm chúng tôi không cho rằng đó là một cấu trúc có tính vị từ. Ngay từ đầu, chúng tôi đã cảm nhận rằng đây phải là một danh ngữ chỉ vải vóc nhưng khốn nỗi là mình không có bất cứ một cứ liệu lớn nhỏ nào. May quá! Ngày 30.6.2019, khi chúng tôi đưa bài trên Báo Thanh Niên lên Facebook thì nhận được lời bình của bạn Linh Đan ở Hà Nội:

“Tôi lại nhớ dạo trước năm 1954, thời trang thu – đông của công chức và thanh niên công tử ở Hà Nội là mũ nồi và mũ phớt Ăng-lê (chúng tôi nhấn mạnh – người viết). Đã mũ nồi là phải béret basque, đã mũ phớt là phải feutre anglais (chúng tôi nhấn mạnh – người viết) mới sành điệu. Mấy ông anh con ông bác tôi đi làm, đi chơi, nhảy đầm, lúc nào cũng phớt Ăng-lê (chúng tôi nhấn mạnh – người viết) trên đầu, ra dáng lắm!”.

Bạn Linh Đan còn cho biết thêm: “Ngày xưa thời Pháp chiếm đóng, Hãng Christys’ London hay xuất hàng sang Việt Nam” và trong một lần trao đổi về sau, bạn còn “mang máng nhớ ở khu vực hồ Hoàn Kiếm có mấy cửa hàng bán mũ phớt, có cửa hàng đề chữ CHRISTYS’ LONDON rất to”.

Christys’ London là hãng sản xuất mũ nón danh tiếng của nước Anh từ năm 1773. Thế là, chúng tôi đã có cứ liệu hoàn toàn chắc chắn. Rồi chúng tôi tìm thấy thêm trên mạng (những chữ in nghiêng là do chúng tôi):

– “Bộ đồ jean bạc màu + quả mũ phớt Ăng lê bất ly thân và hàng ria con kiến kiêu bạc” (nhạc sĩ Nguyễn Cường: “Sao lại cấp phép cho ca khúc, ơ kìa!”, VOV ngày 31.5.2017).

– “Mũ phớt Ăng lê thay mũ cối quân khu” (Quỳnh Thơ, “Còn gì là phần tớ!”, Tạp chí Sông Lam số 7, 19.8.2020).

Không còn nghi ngờ gì nữa, mũ phớt Ăng-lê là một danh ngữ đã thực sự tồn tại trong tiếng Việt (chứ không phải do suy diễn mà có). Mũ phớt là mũ làm bằng dạ (nỉ); mũ phớt Ăng-lê là mũ dạ do nước Anh sản xuất. Mũ phớt Ăng-lê cũng nói tắt thành phớt Ăng-lê. Phớt là do tiếng Pháp feutre mà ra (còn Ăng-lê là do Anglais). Nghĩa hữu quan của feutre là “dạ; mũ dạ (nón nỉ)”.

Một số người đã khiên cưỡng mà nói rằng phớt là do tiếng Pháp flegme là “sự điềm tĩnh” mà ra rồi suy diễn rằng phớt Ăng-lê là “sự điềm tĩnh của người Anh”. Thực ra, theo bài Le flegme britannique? Une légende... (Sự điềm tĩnh kiểu Anh? Một truyền thuyết…) trên 20minutes.fr ngày 15.5.2009 thì: “Người Anh nổi giận 4 lần một ngày, nối gót họ là người Ý (3,5 lần một ngày), người Pháp (3) và người Tây Ban Nha (2,8). Không quá nhạy cảm để nổi trận lôi đình, cũng không quá rụt rè, người Đức chiếm vị trí giữa của bảng [xếp hạng] (2,4). Xa phía sau, nắm giữ vinh hạnh của sự điềm tĩnh, người Đan Mạch chỉ nổi giận mỗi ngày một lần…”.

Huống chi vần eg của Pháp không thể cho ra vần ơt của tiếng Việt được. Tóm lại, phớt Ăng-lê là dạ (nỉ) của Anh, cũng dùng để chỉ thứ mũ do Anh sản xuất bằng thứ dạ đó.

AN CHI

  • Ăng lê là ở đâu

  • Ăng lê là ở đâu

  • Ăng lê là ở đâu

  • Ăng lê là ở đâu

  • Ăng lê là ở đâu

  • Ăng lê là ở đâu

  • Ăng lê là ở đâu

  • Ăng lê là ở đâu

  • Ăng lê là ở đâu

  • Ăng lê là ở đâu

  • Ăng lê là ở đâu

  • Ăng lê là ở đâu

  • Ăng lê là ở đâu

  • Ăng lê là ở đâu

  • Ăng lê là ở đâu

  • Ăng lê là ở đâu