Anh chỉ hãy phần tích giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nốiLàm rõ và có hệ thống hơn cơ sở lý luận về giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Phân tích nội dung, đánh giá thực trạng pháp luật về giá trị pháp lý của văn bản công chứng, những bất cập, hạn chế, nhất là trong việc áp dụng pháp luật trên thực tế còn nhiều vướng mắc, chưa phù hợp. Đưa ra những luận cứ khoa học, giải pháp mang tính trước mắt và lâu dài, cũng như hướng sửa đổi các quy định của pháp luật để hoàn thiện pháp luật về giá trị pháp lý của văn bản công chứng: Nâng cao nhận thức về công chứng; Hoàn thiện quy định của Luật Công chứng về giá trị văn bản công chứng; Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm giá trị thi hành của văn bản công chứng ...Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG CHỨNG, VĂNBẢN CÔNG CHỨNG71.1. Nguồn gốc, khái niệm và đặc điểm của công chứng 71.1.1. Nguồn gốc và các hệ thống công chứng trên thế giới 71.1.2. Khái niệm công chứng 151.1.3. Đặc điểm công chứng 231.2. Khái niệm và đặc điểm của văn bản công chứng 271.2.1. Khái niệm văn bản công chứng 271.2.2. Đặc điểm của văn bản công chứng 31Chương 2: GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN CÔNG CHỨNG VÀTHỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAMVỀ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN CÔNG CHỨNG382.1. Một số vấn đề chung về giá trị pháp lý của văn bản công chứng 382.1.1. Giá trị chứng cứ không phải chứng minh của văn bản công chứng 382.1.2. Về giá trị thi hành của văn bản công chứng 432.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về giá trịpháp lý của văn bản công chứng462.2.1. Về giá trị pháp lý của văn bản công chứng trong các văn bảnpháp luật ở giai đoạn trước khi Luật Công chứng được ban hành462.2.2. Về giá trị pháp lý của văn bản công chứng trong Luật Côngchứng và các văn bản có liên quan502.3. Một số hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễnbảo đảm giá trị pháp lý của bản công chứng552.3.1. Nhận thức về công chứng 552.3.2. Về quy định pháp luật về giá trị pháp lý của văn bản công chứng 562.3.3. Về cơ chế, thủ tục bảo đảm thực thi quy định về giá trị thihành của văn bản công chứng612.3.4. Về một số quy định pháp luật có liên quan tác động tới giá trịpháp lý của văn bản công chứng64Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUYĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦAVĂN BẢN CÔNG CHỨNG733.1. Định hướng chung 733.2. Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giá trị văn bản công chứng 783.2.1. Nâng cao nhận thức về công chứng 783.2.2. Về hoàn thiện quy định của Luật Công chứng về giá trị vănbản công chứng803.2.3. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm giá trị thi hành củavăn bản công chứng833.2.4. Về các vấn đề có liên quan, tác động đến giá trị pháp lý củavăn bản công chứng85KẾT LUẬN 90DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 1. Tính cấp thiết của đề tàiTrong nền kinh tế thị trường, các giao dịch dân sự, kinh tế, thươngmại luôn có xu hướng gia tăng cả về số lượng và tính phức tạp. Cùng với đó,do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguy cơ xảy ra tranh chấp trong các giaodịch này cũng ngày một gia tăng. Khi đã xảy ra tranh chấp, một loạt các vấnđề phát sinh mà hậu quả của nó chính là việc làm mất thời gian, chi phí, gâytổn hại đến uy tín, danh dự của tổ chức cá nhân tham gia giao kết, đồng thờigây mất ổn định trong xã hội. Chính vì thế, nhu cầu hình thành và phát triểnmột thiết chế pháp luật tích cực để có thể phòng ngừa, ngăn chặn tranh chấpphát sinh trong giao lưu dân sự, kinh tế và thương mại như đã nêu trên là mộtđòi hỏi khách quan.Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước theo hệ thống dân luật,từ lâu đã tồn tại một thiết chế pháp luật cho phép phòng ngừa các tranh chấpmột cách tích cực, chủ động và hiệu quả. Đó là thiết chế công chứng. Vớichức năng tham gia vào quá trình thỏa thuận, giao kết các hợp đồng, giaodịch, công chứng viên có trách nhiệm giúp các bên tham gia giao kết thể hiệný chí của mình một cách vô tư, khách quan, đúng pháp luật, giải quyết cácxung đột về mặt lợi ích giữa các chủ thể này, qua đó loại bỏ những nguyênnhân gây ra tranh chấp.Việc tham gia vào quá trình giao kết hợp đồng của công chứng viênnhư đã nêu trên có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhaunhưng kết quả cuối cùng của quá trình đó được thể hiện dưới một hình thứcchung nhất là những hợp đồng, giao dịch đã được công chứng hay còn gọi làvăn bản công chứng.Tùy theo truyền thống pháp lý và điều kiện thực tế của mỗi quốc gia,văn bản công chứng được thể hiện theo những kết cấu và nội dung khác nhau;được pháp luật thừa nhận với những giá trị pháp lý cũng tương đối đa dạng.Nhưng nhìn chung, việc quy định về văn bản công chứng và xác định giá trịpháp lý của loại văn bản này luôn được coi là một trong những vấn đề mangtính cốt lõi trong pháp luật về công chứng, bởi trước hết nó quyết định lý dotồn tại của chính thiết chế công chứng trong đời sống xã hội, pháp lý của mỗinước và sau đó là quyết định các vấn đề khác có liên quan như trình tự, thủtục công chứng, tiêu chuẩn, trình độ công chứng viên...Ở nước ta, mặc dù có thời gian hình thành và phát triển chưa dàinhưng có thể thấy được vai trò của thiết chế công chứng được thể hiện ởnhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Cùng với việc hoàn thiện pháp luật về công chứng,các quy định của pháp luật về giá trị pháp lý của văn bản công chứng cũngtừng bước được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp. Nếu như tại Nghị định số45/HĐBT ngày 7/2/1991 (văn bản pháp lý đầu tiên quy định về công chứng)mới chỉ quy định "các hợp đồng và giấy tờ được công chứng có giá trị chứngcứ" thì đến Luật Công chứng năm 2006, các quy định về văn bản công chứngvà giá trị pháp lý của văn bản công chứng đã được quy định một cách tươngđối khái quát, rõ ràng và đầy đủ hơn, với hai giá trị cơ bản đó là giá trị chứngcứ và hiệu lực thi hành. Có thể nói, với quy định này, Luật Công chứng đã đitiếp một bước trong việc đưa công chứng nước ta tiến gần hơn với thông lệcủa công chứng Latinh trên thế giới, thể hiện vai trò của công chứng với chứcnăng bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch,phòng ngừa tranh chấp, đồng thời hạn chế nhiều vụ kiện tại tòa án. Bên cạnhLuật Công chứng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng cónhững quy định liên quan đến giá trị pháp lý của văn bản công chứng như Bộluật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở...Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy quy định về giá trị pháp lý của vănbản công chứng trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay còn chưa đầyđủ, mang tính hình thức, chưa có cơ chế để thực hiện trên thực tế (nhất là vấn đề về hiệu lực thi hành). Bên cạnh đó, một số quy định còn chưa rõ hay cónội dung chồng chéo, thậm chí vô hiệu hóa nhau dẫn đến tình trạng nhiều cơquan, tổ chức và cá nhân chưa nhận thức đúng, đầy đủ và thực sự tôn trọng.Chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của công chứng trongđời sống xã hội nhất là trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cáchhành chính phục vụ việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. Do đó,việc nghiên cứu về giá trị pháp lý của văn bản công chứng để từ đó làm cơ sởtiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này cũng như nhữngquy định của các quy định của pháp luật có liên quan là một nhu cầu cấp thiết.Thực tiễn công tác tại Bộ Tư pháp - cơ quan chịu trách nhiệm giúp Chính phủquản lý nhà nước về công chứng cũng là lý do giúp tác giả lựa chọn đề tài"Giá trị pháp lý của văn bản công chứng" làm đề tài nghiên cứu của luậnvăn thạc sĩ Luật học.2. Tình hình nghiên cứu của đề tàiVới tư cách là một thiết chế bổ trợ tư pháp, tuy có thời gian hình thànhvà phát triển chưa dài song với vai trò và những đóng góp quan trọng củacông chứng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thời gian quađã có nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu về thiết chế này như: "Cơ sở lý luận vàthực tiễn xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động công chứng ở ViệtNam", đề tài cấp Bộ, mã số 92-98-224, Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý,1993; "Một số vấn đề về công chứng giao dịch tài sản ở Việt Nam", Luận vănThạc sĩ Luật học của Đỗ Xuân Hòa; "Công chứng nhà nước những vấn đề lýluận và thực tiễn ở nước ta", Luận văn Thạc sĩ Luật học của Trần Ngọc Nga;"Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi, nội dunghành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở nước ta hiệnnay", Luận án Tiến sĩ Luật học của Đặng Văn Khanh; "Thẩm quyền của Ủyban nhân dân trong lĩnh vực thực hiện các việc công chứng", Luận văn Thạcsĩ Luật học của Lê Thị Thúy; "Tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ở môi trường, thuế) và các cá nhân có liên quan cũng phải công nhận và làm cácthủ tục liên quan (trước bạ, sang tên). Điều này cũng là xuất phát từ nguyêntắc tôn trọng quyền tự do giao kết hợp đồng của chủ thể.Đồng thời, Luật Công chứng đã đưa ra cách thức để các bên lựa chọnđể bảo đảm giá trị thi hành của văn bản công chứng. Cách thứ nhất là khởikiện ra Tòa án cấp có thẩm quyền và cách thứ hai là các bên tham gia giao kếthợp đồng, giao dịch có thể tự thỏa thuận trong văn bản công chứng. Nếu nhưcách thứ nhất mang tính nguyên tắc thì cách thứ hai là quy định hoàn toànmới thể hiện quan điểm mềm dẻo trong việc xác định cơ chế bảo đảm giá trịthi hành cho văn bản công chứng. Như vậy, các bên tham gia giao kết cóquyền thỏa thuận cách thức xử lý khi xảy ra tranh chấp đối với hợp đồng, giaodịch đã được công chứng. Theo đó, tùy thuộc vào ý chí của mình mà các bêncó thể lựa chọn cơ quan trọng tài để giải quyết tranh chấp hay cũng có thể tựmình giải quyết thông qua các cách xử lý tài sản thế chấp, phạt viphạm, phạt tiền cọc... Quy định như vậy đã góp phần tạo hành lang pháp lý đểcác bên giảm thiểu thời gian cũng như chi phí dành cho giải quyết tranh chấp,đặc biệt là giảm áp lực công việc lên hệ thống Tòa án vốn đang quá tải.Ngoài 2 giá trị pháp lý như đã nêu trên, một giá trị khác được coi làgiá trị phái sinh của văn bản công chứng đó là giá trị về điều kiện về hìnhthức của hợp đồng, giao dịch. Giá trị này được thừa nhận một cách gián tiếpthông qua các quy định của Luật đất đai (các điều từ 126 đến 131, theo đó cáchợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thếchấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có công chứng), Luật nhà ở (Điều93, theo đó, Hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế,thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở phải có chứng nhậncủa công chứng) và Nghị định số 17 về bán đấu giá tài sản (khoản 3 Điều 35,theo đó đối với những tài sản mà pháp luật quy định hợp đồng mua bán phảicó công chứng hay phải được đăng ký, thì hợp đồng mua bán tài sản bán đấugiá phải phù hợp với quy định đó).

Xem link download tại Blog Kết nối!