Ảnh so sánh béo phì và bình thường

Thừa cân và béo phì ngày càng phổ biến ở Việt Nam, nhưng liệu người dân đã biết những hậu quả mà béo phì mang lại cho sức khỏe của chúng ta? Bài viết này nhằm cung cấp những kiến thức tổng quan và tác hại của béo phì để người dân có cái nhìn thiết thực hơn khi bàn về vấn đề thừa cân và béo phì.

Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá ngưỡng phù hợp với chiều cao hiện tại.

Béo phì là hiện tượng tích tụ mỡ quá nhiều và không bình thường một cách cục bộ trên toàn cơ thể, béo phì ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Khi đánh giá béo phì, không chỉ quan tâm đến cân nặng mà chúng ta cần quan tâm đến tỷ lệ mỡ có trong cơ thể.

2. Sự khác nhau giữa thừa cân và béo phì

2.1. Chỉ số BMI

Để đánh giá thừa cân hay béo phì thường người ta dựa vào bảng giá trị BMI theo từng khu vực. Giá trị BMI hay Body mass index là chỉ số khối của cơ thể, là công cụ được sử dụng để đo lượng mỡ có trong cơ thể. Chỉ số BMI áp dụng được cho cả nam và nữ giới, được xác định bởi công thức sau đây:

BMI = W / (H^2)

Trong đó: W là cân nặng của người cần đo (kg)

H là chiều cao (m)

Ảnh so sánh béo phì và bình thường

2.2. Giá trị BMI cho người thừa cân và béo phì

Đối với người trưởng thành từ 20 – 69 tuổi, cơ quan khu vực Thái bình Dương của WHO và Hội Nghiên Cứu Béo Phì Quốc Tế đã phối hợp với Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tể, trung tâm hợp tác dịch tể học ĐTĐ và các bệnh không lây của WHO đã khuyến nghị về chỉ số BMI phân loại thừa cân – béo phì cho cộng đồng các nước Châu Á (trong đó có Việt Nam) như sau:

Loại BMI (kg/m2) Bình thường 18,5 – 22,9 Thừa cân : ≥ 23 – Tiền béo phì 23 – 24,9 – Béo phì I 25,0 – 29,9 – Béo phì II ≥ 30,0

Việc phân phối lượng mỡ dư thừa có ý nghĩa đối với nguy cơ bệnh tật. Mỡ tích lũy vùng bụng (béo bụng) nguy hiểm hơn khi so với tích lũy ở ngoại vi, do vậy bên cạnh theo dõi chỉ số BMI nói trên, chúng ta cần theo dõi thêm tỷ số Vòng Bụng/Vòng Mông, khi tỷ số này cao hơn 0,9 ở Nam giới và 0,8 ở Nữ giới thì các nguy cơ bệnh lý ĐTĐ, tm mạch, cao huyết áp … tăng lên (người trưởng thành) Đối với trẻ em, Tổ chức Y Tế Thế giới đề nghị đánh giá béo phì dựa vào chỉ số Cân Nặng/Chiều Cao hoặc chỉ số BMI theo từng độ tuổi khác nhau có bảng tra riêng. Do đó, để đánh giá đúng thừa cân béo phì ở trẻ em, cần khám với bác sĩ khi ta thấy trẻ có những diễn tiến gợi ý bằng mắt thường: Trẻ tăng cân quá nhanh hàng tháng dự trên biểu đồ tăng trưởng trong sổ khám sức khỏe Trẻ có khuôn mặt tròn, má phính xệ, cổ có ngấn lớn, mỡ bụng dày, mỡ dày vùng đùi bẹn, ngực, nách…trẻ hay đổ mồ hôi khi chạy nhảy…

3. Những hậu quả mà béo phì mang lại cho sức khỏe con người

Người lớn béo phì: Béo phì không tốt cho sức khỏe. Người càng béo, nguy cơ cao mắc 1 số bệnh dưới đây :

  • Tim mạch: Tăng mỡ máu (cholesterol máu, lipid máu). Cao huyết áp. Bệnh lý mạch vành. Tai biến mạch máu não
  • Đái Tháo Đường
  • Sỏi mật: béo phì làm tăng nguy cơ sỏi mật ở mọi lứa tuổi và gấp 3 – 4 lần so với người bình thường. Nguy cơ này càng cao khi tình trạng béo bụng tăng
  • Ung thư – tỷ lệ mắc ung thư vú, cổ tử cung, k vú, k túi mật tăng lên ở phu nữ béo phì; ở Nam giới, k thận và k tuyến tiền liệt hay gặp hơn
  • Bệnh lý khớp: Viêm khớp, đau cột sống, tăng tình trạng thoái hóa khớp …
  • Phụ nữ béo phì khó khăn trong sinh nở (cao huyết áp, nguy cơ ĐTĐ mang thai)
  • Bệnh Gout
  • Phẫu thuật trên người bệnh béo phì có nhiều biến chứng và khó lành vết thương hơn.
  • Do nặng nề, xoay chuyển khó, người béo phì dễ bị tai nạn trong lao động và cuộc sống điều đó làm tăng tỷ lệ tàn phế và tử vong.
  • Tuổi thọ người béo phì ngắn hơn so với người có cân nặng bình thường.

Ảnh so sánh béo phì và bình thường

Trẻ em thừa cân và béo phì: ngoài việc sức khỏe thể chất, bé còn bị ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần

  • Các bé sẽ gặp tât cả nguy cơ kể trên khi trẻ không được kiểm soát cân năng, diễn tiến thành 1 người lớn béo phì. Thế nhưng, ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã gặp nhiều bất lợi do dư thừa cân nặng.
  • Trẻ dễ bị chọc ghẹo, “phân biệt đối xử” làm cho trẻ bị tổn thương về mặt tâm lý dễ tự ti, cô độc, ảnh hưởng đến khả năng học tập và các thay đổi này để lại dấu ấn sâu đậm về tâm lý cho đến tuổi trưởng thành.
  • Cảm xúc: khuynh hướng mắc chứng tự ti, không hài lòng hình dáng cơ thể, trầm cảm Xã hội: bị kỳ thị, ấn tượng xấu, bị chọc ghẹo, bị bắt nạt để lại những tổn thương tâm lý sâu sắc cho đến tuổi trưởng thành.