Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Người nặn tò he

1. Nghe – viết: Vượt qua lốc dữ (SGK, tr.142).

2. Viết tiếng bắt đầu bằng chữ ng hoặc ngh:

a. Trong bài chính tả.

b. Ngoài bài chính tả.

Trả lời:

a. Trong bài chính tả: ngột, nghìn

b. Ngoài bài chính tả: nghe, ngơ, ngon,…

3. Viết từ ngữ chỉ đồ vật, công việc hoặc nghề nghiệp:

a. Có tiếng bắt đầu bằng chữ s. M: bác sĩ.

    Có tiếng bắt đầu bằng chữ x. M: thợ xây.

b. Có tiếng chứa vần uôc. M: cuốc đất.

     Có tiếng chứa vần uốt. M: tuốt lúa.

Trả lời:

a. Có tiếng bắt đầu bằng chữ s: kĩ sư, bác sĩ,…

    Có tiếng bắt đầu bằng chữ x: xe đạp, thợ xây,…

b. Có tiếng chứa vần uôc: thầy thuốc, đôi guốc

     Có tiếng chứa vần uốt: con chuột,….

4. Phân loại các từ ngữ trong khung vào 4 nhóm

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Người nặn tò he

a. Chỉ người lao động.

b. Chỉ hoạt động của người lao động.

c. Chỉ vật dụng dùng khi lao động.

d. Chỉ nơi lao động.

Trả lời:

a. Chỉ người lao động: công nhân, nông dân, bác sĩ

b. Chỉ hoạt động của người lao động: cày ruộng, lái tàu, khám bệnh

c. Chỉ vật dụng dùng khi lao động: máy khoan, máy cày, ống nghe

d. Chỉ nơi lao động: công trường, đồng ruộng

5. Điền từ ngữ ở bài tập 4 phù hợp vào chỗ trống:

a. Ngoài đồng, bác ........................ đang ........................ Chiếc ........................ như một con bọ ngựa khổng lồ đang chăm chỉ làm việc.

b. Đêm ấy, bé Vân sốt cao, phi vào ....................... Em lo lắng nhìn ông ........................ già đeo kính trắng, cổ đeo cái ....................... như chiếc vòng bạc. Khi ........................ cho Vân, đôi mày ông cứ nhíu lại như nghĩ ngợi điều gì. Cuối cùng, đôi mắt ông sóng lên làm mẹ và Vên thấy nhẹ cả người: "“Cháu bị cảm thôi! Chị cứ yên tâm".

Theo Ngô Quân Miện

Trả lời:

a. Ngoài đồng, bác nông dân đang cày ruộng. Chiếc máy cày như một con bọ ngựa khổng lồ đang chăm chỉ làm việc.

b. Đêm ấy, bé Vân sốt cao, phi vào bệnh viên. Em lo lắng nhìn ông bác sĩ già đeo kính trắng, cổ đeo cái ống nghe như chiếc vòng bạc. Khi khám bệnh cho Vân, đôi mày ông cứ nhíu lại như nghĩ ngợi điều gì. Cuối cùng, đôi mắt ông sóng lên làm mẹ và Vên thấy nhẹ cả người: "“Cháu bị cảm thôi! Chị cứ yên tâm".

Theo Ngô Quân Miện

6. Viết 4 - 5 câu về một đồ chơi em thích dựa vào gợi ý:

a. Em thích đồ chơi gì?

b. Đồ chơi đó có những đặc điểm gì đáng chú ý về:

  • Hình dáng
  • Màu sắc
  • Bộ phận nổi bật
  • Hoạt động

c. Tình cảm của em với đồ chơi đó.

Trả lời:

     Bố tặng em một con robot vào ngày em được điểm 10 môn tiếng việt. Robot màu đỏ nhìn rất ngầu. Robot chỉ cao chừng hai gang tay em, được làm bằng một loại nhựa cứng và nhẹ. Cái đầu to như cái hộp vuông được đặt lên thân, trông không thấy cổ khiến chú trông bướng bỉnh lạ! Trên đầu có hai sợi ăng-ten mọc rẽ ra hai bên như hình chữ C. Hai tai to như hai nửa quả cam gắn úp vào hai bên đầu bằng hai con ốc vít tròn rất to. Thân chú cũng như cái hộp hình chữ nhật dựng đứng, có những đường vẽ trang trí nổi cộm lên trông như chú mặc chiếc áo giáp sắt. Em rất thích chơi với chú rô-bốt này, em xem chú như là một người bạn nhỏ hiếu động và thông minh.

7. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ với bạn sau khi đọc một bài văn về nghề nghiệp:

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Người nặn tò he

Trả lời:

Bài văn:

     Cha của em là một người nông dân. Sáng sáng, cha vác cuốc ra đồng chăm sóc cho ruộng lúa, đến chiều thì cha về lo cho vườn cây ăn quả. Cứ như thế, ngày nào cha cũng tất bật với đủ thứ việc, nào là nhổ cỏ nè, tưới nước nè, bón phân nè, bọc trái nè, bắt sâu nè… Mỗi khi có thời gian, là cha còn đi bắt cá, bắt ốc ở dưới sông về để má đem ra chợ bán nữa. Cha là tấm gương sáng về sự chăm chỉ và cố gắng mà em luôn ngưỡng mộ và noi theo. Em yêu cha và công việc của cha rất nhiều.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

- Tên bài văn: Cha là thợ xây

- Tác giả: sưu tầm

- Câu văn hay: Cha là tấm gương sáng về sự chăm chỉ và cố gắng mà em luôn ngưỡng mộ và noi theo

Giới thiệu với bạn một đồ chơi em thích.

Trả lời:

Trong các đồ chơi của mình, em thích nhất là búp bê. Nó có đôi mắt tròn xoe và cái miệng đỏ chúm chím. Mái tóc búp bê màu vàng óng. Búp bê mặc một chiếc váy dài màu hồng trông rất xinh.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Đọc: Người nặn tò he

1. Bác Huấn chắt được màu gì từ mỗi loại lá, củ dưới đây?

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Người nặn tò he

2. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của bác Huấn để tìm ra những con tò he.

3. Chon từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp với thẻ màu hồng:

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Người nặn tò he

4. Đọc câu văn nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với bác Huấn.

2. Viết

a) Nghe-viết: Vượt qua lốc dữ.

b) Tìm tiếng bắt đầu bằng chữ ng hoặc ngh:

  • Trong bài chính tả

  • Ngoài bài chính tả

c) Tìm từ ngữ chỉ đồ vật, công việc hoặc nghề nghiệp

  • Có tiếng bắt đầu bằng s

  • Có tiếng bắt đầu bằng x

  • Có tiếng bắt đầu bằng uôc

  • Có tiếng bắt đầu bằng uôt

=> Xem hướng dẫn giải

3. Xếp các từ ngữ trong khung vào 4 nhóm

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Người nặn tò he

a) Chỉ người lao động

b) Chỉ hoạt động của người lao động

c) Chỉ vật dụng khi lao động

d) Chỉ nơi lao động

4. Chọn từ ngữ ở bài tập 3 phù hợp:

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Người nặn tò he

=> Xem hướng dẫn giải

5. Kể chuyện: Mẹ của Oanh

6. Luyện tập tả đồ vật quen thuộc (tiếp theo):

a) Nói 4-5 câu về một đồ chơi em thích theo gợi ý:

  • Em thích đồ chơi gì?

  • Đồ chơi đó có những đặc điểm đáng chú ý về

  • Hình dáng

  • Màu sắc

  • Bộ phận nổi bật

  • Hoạt động

  • Tình cảm của em với đồ chơi đó.

b) Viết 4-5 câu về nội dung em vừa nói.

=> Xem hướng dẫn giải

1. Đọc một bài văn về nghề nghiệp

a) Chia sẻ về bài văn đã đọc

b) Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

2. Chơi trò chơi Đoán nghề nghiệp qua hành động

Xem bạn diễn tả hành động đoán nghề nghiệp.

=> Xem hướng dẫn giải

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách chân trời sáng tạo lớp 2, tiếng việt 2 tập 1 sách CTST, giải tiếng việt 2 sách mới, bài 4 người nặn tò he, sách cánh diều nxb giáo dục

Giải Bài 4: Đọc Người nặn tò he SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II
  • Phần III
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Ghi nhớ

Phần II

Đọc:

Người nặn tò he

Bác Huấn hàng xóm làm nghề nặn tò he.

Cuối tuần, tôi thường sang nhà bác, ngồi chăm chú nhìn bác nhuộm màu cho từng vắt bột. Bác chắt màu vàng từ củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ những chiếc lá riềng biêng biếc. Khi bột thấm đều màu, bác Huấn khéo léo tạo hình. Thoắt cái, từ những vắt bột, bao nhiêu gà, trâu, lợn, cá ngộ nghĩnh chen chúc trên cái mẹt tròn. Cũng từ đôi bàn tay bác, nụ hồng chúm chím, quả lựu ửng đỏ, trái chuối vàng tươi lần lượt hiện ra. Thỉnh thoảng, bác Huấn nặn riêng cho tôi một chú lính áo vàng, áo đỏ hay vài anh chim bói cá lấp lánh sắc xanh.

Tôi cứ thế mê mẩn ngắm cả thế giới đồ chơi mở ra trước mắt và càng thấy yêu hơn đôi bàn tay của bác hàng xóm thân thương.

Thảo Nguyên

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Người nặn tò he

Tò he: một loại đồ chơi dân gian của trẻ em làm từ bột hấp chín có nhuộm màu.

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Người nặn tò he
Chia sẻ

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Người nặn tò he
Bình luận

Bài tiếp theo

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Người nặn tò he

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý