Bài toán quản lý vốn trading site traderviet.com năm 2024

Giới thiệu sơ qua: mình cũng đã đốt đuốc vài tài khoản với món BO này. Những ngày đánh x2, x3 tài khoản trong vài tiếng rồi lại cháy trong nháy mắt chỉ vì martingale, hoặc nhồi lệnh, đánh lệnh đuổi theo vì nghĩ rằng giá sẽ sớm đảo chiều thôi. Và bất cứ khi nào mình làm như vậy đều chung 1 kết cục chết chóc. Càng thắng lại càng chủ quan, thọ càng ngắn. Mình có điểm yếu là nếu thua hay thậm chí thắng dãy dài thì bắt đầu tâm lý không được tốt, quá chú trọng đến lời lỗ hiện thời của tài khoản để rồi xa rời nguyên tắc trading của bản thân. Vậy nên đành bỏ thời gian ngồi làm file excel quản lý vốn này để trade BO được tốt hơn.

Khuyến nghị: anh em nào có điểm chung về mindset trong trading có thể tham khảo cách làm của mình: sử dụng file excel này + ẩn số dư tài khoản trong IQ Option (mình trade ở đây) để đỡ bị xao nhãng, ảnh hưởng tâm lý khi trading. Đừng lo, file excel này sẽ báo cho bạn biết khi nào nên dừng trading.

Mình xây dựng file quản lý vốn trên phương châm đơn giản và dễ sử dụng nhất, không thiên về quá rườm rà và phức tạp, vậy nên mình sẽ chỉ support edit lại các tính năng nếu nó thực sự cần thiết cho đa số mọi người thôi nhé.

Giao diện của phần quản lý vốn đây. Lưu ý, khi bạn mở file, bạn phải enable macro lên. Đừng lo dính virus, chỉ là các macro đơn giản thôi, và mình cũng ko đủ trình độ viết r mấy con virus ấy. Giờ là chú thích đến cách sử dụng và các tính năng của file nhé: - Trước khi bắt đầu sử dụng, bạn nhập Starting Balance (tài khoản trước khi bắt đầu trade hàng ngày) và nhấn nút [Clear] - Ô G5 đến I5: lệnh bạn đánh. Sau khi nhập khối lượng, payout, trạng thái thắng thua, bạn nhấn Add để đưa lệnh vào tính toán. - "Keep Calm & FIght!": dòng trạng thái. Khi bạn thua quá 20% mức cao nhất hiện tại (bên forex vẫn gọi là Drawdown ấy), dòng trạng thái sẽ chuyển thành "Stop! and take a rest" đại ý là "đánh ngu quá, đi ngủ đi và mai quay lại". Mình kèm theo cột trạng thái như sóng điện thoại. Hiện tại mức set cho mỗi vạch là 5% Balance. Mỗi khi bạn thua từ 5% trở lên, nó sẽ mất đi 1 vạch. - Các nút Show/ Hide report: để ẩn/ hiện kết quả thống kê trading bên dưới. Khuyến nghị chọn Hide report trong khi trading. - Acceptable Risk to Equity: nhập mức rủi ro bạn chấp nhận được để làm 1 số tính toán tham khảo bên dưới. tôi đang để mặc định là ta có thể chấp nhận được mức 15% tổng tài khoản ra đi - Your winning rate: tỷ lệ thắng của bạn. Bạn có thể lấy từ các thống kê của lần đánh trc, hoặc tỷ lệ bạn tự tính toán. càng chính xác càng tốt. - Recommended size: khối lượng lệnh khuyến nghị, dựa trên tính toán từ tỷ lệ thắng và mức rủi ro bạn đưa ra. - Average Payout: tỷ lệ payout trung bình bạn đạt. Cũng có thể lấy từ các thống kê của các lần đánh trước sử dụng bởi file excel này. - Current Order Size: khối lượng hiện tại bạn đang đánh. - Bảng Drawdown/After Countinuos Loss Order: cho bạn biết bạn sẽ "bay" bao nhiêu % tài khoản sau bao nhiêu lệnh thua LIÊN TIẾP. Chủ yếu để bạn biết mức độ rủi ro mình đang đánh nó như thế nào mà liệu cơm gắp mắm thôi. Nên nhớ nếu bạn thua 50%, thì lần sau bạn cần thắng lại 100% để trở về mức cũ. Vậy nên hãy lưu tâm điều này. - +100% after win: đây là chỉ số mang tính tham khảo. Nó cho bạn biết rằng mất khoảng bao nhiêu lệnh thì bạn sẽ x2 tài khoản. Nên nhớ đây là số lệnh để cho xác suất ngẫu nhiên xảy ra. Nó không tính đến trường hợp bạn thắng liên tiếp. Nó chỉ mang ý nghĩa là nếu bạn đạt được số lệnh này, thì với tỷ lệ thắng đã nhập, bạn sẽ có khả năng rất cao x2 tài khoản rồi.

Vậy thôi. Chúc anh em trading vui vẻ và thường xuyên chia sẻ

Giới thiệu sách Trading hay

Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

Hiếm trader nào chịu quản lý rủi ro ngay từ đầu, mà luon phải trải qua thua lỗ mới thấy được tầm quan trọng của nó. Khi trader bắt đầu tập trung hơn vào việc quản lý rủi ro là dấu hiệu cho thấy sự chuyển biến tích cực trong tư duy và hướng đi đúng đắn trong nghề trading.

Thực tế, việc quản lý rủi ro không quá khó. Chỉ cần trader luôn nắm rõ được mức độ giới hạn rủi ro của bản thân và dùng mọi cách thức để đừng phá vỡ giới hạn với tâm lý thoải mái.

Dưới đây là 4 thứ mà trader phải kiểm soát tốt để quá trình quản lý rủi ro được suôn sẻ.

Kiểm soát khối lượng giao dịch

Tuyệt đối không được giao dịch khối lượng lớn vì nếu làm vậy thì rủi ro sẽ rất lớn. Nếu bạn chỉ biết nhìn vào lợi nhuận kiếm được mà quên đi rủi ro thì xem như bạn đã phá vỡ nguyên tắc quan trọng nhất trong giao dịch. Tốt nhất chỉ nên rủi ro 1% đến 2% cho mỗi lệnh giao dịch mà bạn thực hiện. Nếu bạn không xác định được giới hạn rủi ro của mình thì tốt nhất cứ giao dịch với khối lượng nhỏ nhất cho tới khi bạn tìm thấy giới hạn rủi ro phù hợp.

Kiểm soát việc giữ lệnh

Rất nhiều trader giữ lệnh khi nó thua lỗ. Họ sẵn sàng xóa bỏ điểm dừng lỗ để gồng lệnh tới khi nào thị trường quay trở lại. Nhưng khi bạn trải qua nhiều lần gồng lỗ như vậy bạn mới hiểu việc làm này bào mòn tâm trí và tiền bạc của trader như thế nào.

Bạn nên kiểm soát việc giữ lệnh của mình và tốt nhất nên quy định một khoảng thời gian nhất định phù hợp để giữ lệnh. Nếu là gồng lời thì khác. Nhưng nếu giữ lệnh với hy vọng huề vốn hoặc khi bạn chưa đạt được lợi nhuận mục tiêu thì nên đặt ra khoảng thời gian nhất định cho việc giữ lệnh.

Ví dụ bạn là một swing trader, bình thường bạn giữ 1 lệnh trung bình từ 1 đến 2 tuần. Nay đột nhiên bạn giữ lệnh này tới 3 tháng mà vẫn không đạt được lợi nhuận mục tiêu. Vậy thì bạn nên thoát lệnh sớm. Do đó, trader nên có thời gian giữ lệnh đều nhau một chút, đừng nên để khoảng thời gian giữ lệnh của bạn lâu một cách đột biến, gấp mấy lần bình thường thì là điều không nên.

Kiểm soát điểm dừng lỗ

Đặt dừng lỗ là điều bắt buộc với trader rồi và bạn nên tuân theo nguyên tắc này nghiêm ngặt. Điểm dừng lỗ có thể cứu cả một tài khoản nên nó là thứ rất quan trọng.

Việc kiểm soát rủi ro là việc quan trọng không kém. Rất nhiều trader trong quá trình giao dịch, vì thua lỗ và tâm lý mà tự ý dời điểm dừng lỗ, thậm chí là xóa bỏ nó. Đây chính là việc mà bạn phải kiểm soát. Chỉ nên dời dừng lỗ khi bạn thấy có tiềm năng gồng lời.

Đồng thời việc xác định điểm dừng lỗ ở một khoảng rui ro hợp lý cũng là điều quan trọng. Có rất nhiều chiến lược tốt nhưng điểm dừng lỗ lại quá lớn thì bạn cũng nên cân nhắc về rủi ro phải chịu. Điểm dừng lỗ quá ngắn thì khả năng bị hít cũng sẽ cao. Nên bạn cần phải xem xét điểm dừng lỗ trong khoảng hợp lý.

Kiểm soát tỷ lệ Risk:Reward (RR)

Đây cũng là yếu tố quan trọng trong giao dịch. Tỷ lệ RR ảnh hưởng đến chất lượng của chiến lược và lợi thế của trader. Khi tỷ lệ RR càng cao, trader sẽ càng có được lợi thế về dài hạn. Tốt nhất nên giao dịch ở những chiến lược có tỷ lệ RR từ 1:2 trở lên, như vậy bạn sẽ có được lợi nhuận trong dài hạn.

Điều mà trader cần làm là tập trung giao dịch ở những chiến lược có tỷ lệ RR tốt và trader phải biết cách tính toán cũng như đánh giá thực tế tỷ lệ này. Khi tỷ lệ RR càng cao thì bạn sẽ kiếm được lợi nhuận nhiều hơn rủi ro bạn chấp nhận. Như vậy dù cho bạn có giao dịch nhiều lệnh thua lỗ hơn nhưng lợi thế vẫn nghiêng về phía bạn.

Vậy nên tỷ lệ RR cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn phải xem xét.

Đây là 4 yếu tố trong kế hoạch quản lý vốn mà bạn cần phải kiểm soát tốt. Làm được điều này thì bạn không phải suy nghĩ quá nhiều về rủi ro của mình mà tập trung vào những việc khác quan trọng hơn.

Giới thiệu sách Trading hay

Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng