Tai nạn điện thường xảy ra khi nào năm 2024

Theo thống kê của Cục an toàn lao động - Bộ LĐTB&XH thì hàng năm Việt Nam có khoảng từ 450 đến 500 trường hợp bị điện giật, trong đó có khoảng 350 đến 400 trường hợp tử vong. Điều đáng tiếc nhất là hầu hết các vụ tai nạn chết người xảy ra là do ý thức chủ quan của con người. Vậy những nguyên nhân nào gây ra tai nạn điện và làm thế nào để phòng tránh?

Tai nạn điện thường xảy ra khi nào năm 2024

Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây tai nạn điện chủ yếu như sau:

Người lao động không sử dụng các phương tiện bảo hộ khi thực hiện các công việc trên thiết bị, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị đang mang điện.

Tiếp xúc trực tiếp với các vật, dây dẫn điện trần không bọc vỏ bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện.

Dùng các thiết bị điện bị rò rỉ điện ra vỏ kim loại (vỏ là kim loại dẫn điện không được nối đất) hoặc không đủ tiêu chuẩn kĩ thuật.

Trong quá trình sửa chữa điện, không cắt nguồn điện hoặc có cắt nguồn điện nhưng không thực hiện các biện pháp ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc, không thực hiện đặt tiếp đất di động để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc; cấp cứu người bị điện giật không đúng cách…

Vi phạm khoảng cách an toàn khi làm việc gần đường dây và các thiết bị điện cao áp hoặc đến gần vị trí dây dẫn điện bị đứt (làm việc, thả diều, chơi đùa gần cột điện, dây điện, dây chằng néo; xây nhà, công trình hoặc trồng cây vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp…). Bị hồ quang điện phóng khi đóng cắt các máy cắt điện, cầu dao điện…

Cách phòng tránh tai nạn do điện gây ra:

Đối với người lao động trong ngành điện khi thực hiện các công việc trên thiết bị, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị đang mang điện phải sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải tuyệt đối tuân thủ các quy trình, quy định liên quan đến an toàn điện.

Tai nạn điện thường xảy ra khi nào năm 2024

Ảnh minh họa

Đối với hộ gia đình:

Khi sử dụng các thiết bị điện nên dùng các thiết bị chất lượng, dây dẫn điện phải lựa chọn tiết diện phù hợp với công suất sử dụng để tránh sự cố đứt, chập, cháy dẫn đến tai nạn; lựa chọn các thiết bị điện phải có nhãn hiệu của nhà sản xuất, không nên mua những sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng; cầu dao, cầu chì, áp-tô-mát, công tắc, ổ cắm phải lắp đặt ở nơi khô ráo và ở vị trí cao hơn sàn nhà 1,4 mét, để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ và tránh khả năng ngập nước.

Lắp cầu dao hay aptomat ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa hỏa hoạn do điện; khuyên cáo lên lắp thiết bị đóng, cắt có tính năng chống rò điện phù hợp.

Khi lắp đặt dụng cụ, máy móc hoặc thiết bị điện trong nhà phải thực hiện đúng hướng dẫn của nhà chế tạo, nên nối đất an toàn cho vỏ thiết bị như máy bơm nước, bình đun nước nóng bằng điện, lò vi sóng, máy giặt, tụ lạnh… và thường xuyên kiểm tra các thiết bị, dây dẫn điện nếu bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn điện gây tai nạn điện.

Khi sửa chữa nên ngắt nguồn điện (cắt cầu dao) nếu khu vực trong nhà bị ngập nước, hoặc bị mưa làm ướt sàn, ướt ổ cắm điện và thiết bị điện gia dụng; lưu ý khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay như máy mài, máy khoan… phải mang găng tay cách điện hạ thể để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện... cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời như các bảng hiệu, bảng quảng cáo khi trời mưa to, gió lớn.

Tai nạn điện thường xảy ra khi nào năm 2024

Ảnh minh họa

+ Khi mạng điện trong nhà có nguy cơ bị ngập nước phải cắt ngay nguồn điện của gia đình; lưu ý không chạm đến bất kỳ thiết bị điện nào khi tay còn ướt hoặc đi chân trần trên nền ẩm ướt.

Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ để không làm phát hỏa trong nhà.

Không tới gần hoặc đưa bất cứ vật gì đến gần đường dây điện cao áp trong phạm vi 02 m như: Leo lên mái nhà, ban-công, ô-văng; đưa tấm tole, thanh kim loại… gần đường dây điện để đề phòng điện giật hoặc điện cao áp phóng chết người.

Không cất nhà ở, công trình gần cột điện cao áp trong phạm vi 03 m; khi xây dựng nhà ở, công trình gần đường dây điện cao áp phải liên hệ với ngành Điện để thoả thuận khoảng cách an toàn.

Không đào đất gần móng cột điện gây khả năng lún, sụt cột; không đắp đất lên cao làm giảm khoảng cách an toàn từ dây dẫn điện đến mặt đất.

Không lắp đặt ăng-ten, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo hoặc các vật dụng khác tại các vị trí mà khi đổ, rơi sẽ va quệt vào công trình lưới điện.

Không quăng, ném, bắn bất kỳ vật gì lên đường dây điện, vào công trình điện.

Tai nạn điện thường xảy ra khi nào năm 2024

Không thả diều, bóng bay, các vật bay khác… trong phạm vi bảo vệ công trình điện.

Khi phát hiện cột điện đổ hoặc dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ... người dân không được đến gần và phải cấp báo cho mọi người xung quanh biết, tìm cách lập rào chắn và báo ngay cho tổ điện gần nhất

Khuyên cáo người dân nên tham gia các buổi, các khóa đào tạo kiến thức cơ bản về an toàn điện… hoặc danh thời gian tìm hiểu thông tin liên quan đến an toàn điện trên các trang mạng xã hội Goolge, facebook…

Tai nạn thường xảy ra do các nguyên nhân nào khi sử dụng và sửa chữa điện cần thực hiện những nguyên tắc an toàn diện gì?

Câu 2 trang 171 SGK Công Nghệ 8.

Có bao nhiêu loại tai nạn điện xảy ra?

Thông thường, sẽ có 3 loại tai nạn trong an toàn điện là: điện giật, dòng điện đốt cháy và hỏa hoạn..

– Điện giật: thưởng xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với phần tử mang điện áp..

– Dòng điện đốt cháy: đây là tai nạn khi tiếp xúc trực tiếp với dòng điện rất lớn..

Tai nạn về điện là gì?

Tai nạn điện được hiểu là hiện tượng dòng điện tác động lên cơ thể người, làm tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể và thậm chí là gây tử vong. Sự nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào cường độ dòng điện và thời gian dòng điện đó chạy qua cơ thể con người.

Để phòng ngừa tai nạn điện ta phải làm gì mọi biện pháp thực hiện lấy một ví dụ?

Dưới đây là 9 biện pháp phòng tránh tai nạn điện mà bạn nên lưu lại ngay:.

Không dùng dây nối bị hư hỏng. ... .

Không dùng thiết bị điện bị lỗi. ... .

Rút phích cắm điện đúng cách. ... .

Tắt đèn trước khi thay bóng mới. ... .

Kiểm tra dây điện trước khi khoan tường. ... .

Không dùng nhiều thiết bị cùng một ổ cắm. ... .

Không dùng thiết bị điện ở nơi ẩm ướt..