Bản lương mới năm 2023

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại kỳ họp 4, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua phương án tăng lương cơ sở từ năm 2023, thời điểm cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 T.Ư khóa XII thì vẫn đang tính toán.

Chiều 17.10, Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo thông tin về dự kiến chương trình kỳ họp 4, Quốc hội khóa XV.

Bản lương mới năm 2023

Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai trả lời tại họp báo

gia hân

Trả lời về phương án tăng lương cơ sở mà Chính phủ trình tại kỳ họp 4 lần này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai cho hay, tại Hội nghị T.Ư 6 khóa XIII tuần trước, T.Ư đã cho ý kiến về việc điều chỉnh tăng lương cơ sở.

Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở để tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng (hiện 1,49 triệu), tăng khoảng 20,8%.

Bên cạnh đó, tăng chi lương hưu, trợ cấp BHXH đối với đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả khoảng 12,5%. Đồng thời, hỗ trợ với người nghỉ hưu trước năm 1995; tăng chi ưu đãi cho người có công và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Việc thực hiện điều chỉnh này dự kiến thực hiện từ 1.7.2023. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở dự kiến thực hiện từ 1.1.2023.

Ông Mai cho hay, việc tăng lương cơ sở dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có tính toán theo thang bảng lương, phụ cấp nghề, các quy định khác tại Nghị định 38 năm 2019 của Chính phủ.

“Việc thực hiện tăng lương cơ sở là nỗ lực rất lớn của các cơ quan, được đề xuất và tính toán các điều kiện cần thiết để tăng", ông Mai nhấn mạnh.

Về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của T.Ư khóa XII dự kiến triển khai từ 2021, ông Mai cho biết, sau khi tăng lương cơ sở thì các cơ quan chức năng sẽ tính toán, đề xuất thời điểm thực hiện cải cách tiền lương.

\n

Tuy nhiên, đây là vấn đề rất lớn, trong đó có thách thức liên quan đến nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, đặc biệt trong bối cảnh đất nước vừa trải qua hơn 2 năm chống chọi với dịch Covid-19 và mới bắt đầu phục hồi kinh tế.

Bản lương mới năm 2023

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường

gia hân

Về cải cách tiền lương, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin thêm, Nghị quyết 27 của T.Ư khóa XII đã xác định lộ trình cải cách tiền lương.

"Hiện kinh tế đã có sự phục hồi, tăng trưởng cũng đã có dấu hiệu khả quan. Vì vậy, chúng ta tính tăng lương cơ sở trước. Sau đó sẽ có lộ trình để thực hiện cải cách tiền lương", ông Cường nói, song cho hay, việc cải cách tiền lương còn phụ thuộc vào ngân sách, nguồn lực quốc gia.

"Chúng ta phải cân đối kỹ lưỡng giữa đầu tư cho phát triển và đầu tư cho con người. Điều đó phải cân nhắc kỹ lưỡng lắm", ông Cường nói.

Ông Cường phân tích, trả lương cho cán bộ công chức cũng là đầu tư cho phát triển nhưng nếu như không có những thúc đẩy khác nữa thì rất khó.

"Đầu tư cho phát triển để trên cơ sở đó thu tiền thuế nhiều hơn, có ngân sách tốt hơn thì lúc đó chúng ta có lộ trình cải cách tiền lương", ông Cường phân tích.

  • Thời sự
  • Chính trị

Thứ sáu, 28/10/2022, 12:28 (GMT+7)

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, mức sống tối thiểu không chỉ "ngày ba bữa, năm hai bộ quần áo" mà phải đủ để người lao động tái sản xuất, vì thế cần xây dựng nghị quyết cải cách tiền lương.

Sáng 28/10, phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ông Trương Trọng Nghĩa (đoàn đại biểu TP HCM) nói, nghị quyết cải cách tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức cần xây dựng ngay. Nguyên tắc là lương, thu nhập phải đủ để người lao động tái sản xuất, mở rộng sức lao động và chăm lo một phần cho gia đình. "Trước mắt, cần tăng lương cơ sở từ 1/1/2023", ông Nghĩa nói.

Đại biểu Nghĩa cho rằng nếu không đẩy nhanh tăng lương cơ sở, việc vượt thu ngân sách 202.000 tỷ đồng, hay tăng GDP bình quân đầu người từ 3.900 lên 4.075 USD, cùng các thành tích kinh tế - xã hội khác của năm 2022 sẽ không có nhiều ý nghĩa với người dân.

Chính phủ cần ưu tiên quan tâm đến hai ngành y tế, giáo dục và những người hưởng lương hưu, trợ cấp thu nhập thấp. Những người thu nhập cao hơn thì có thể tăng chậm và ít hơn để chia sẻ khó khăn chung. Về lâu dài, cần ban hành luật về lương tối thiểu.

Video Trương Trọng Nghĩa

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu tại hội trường, sáng 28/10. Video: Truyền hình Quốc hội

Riêng với ngành y, bên cạnh tháo gỡ vướng mắc trong đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, cần tăng thu nhập, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ y tế công. "Nếu hệ thống y tế không được củng cố ngay cả về người và cơ sở vật chất, sẽ không đáp ứng được nhiệm vụ đối với hàng chục triệu nhân dân, càng không thể chống chịu được khi dịch bệnh bùng phát hay phát sinh mới", ông Nghĩa lo ngại.

Bên cạnh tăng lương, tăng thu nhập, đại biểu TP HCM đề nghị đẩy mạnh kiềm chế lạm phát cũng như nghiêm trị các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, lừa đảo, lũng đoạn thị trường; tiếp tục kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tài sản công.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng nếu cân đối được ngân sách, nguồn thu năm 2023 đạt cao thì có thể tăng lương cơ sở ngay từ 1/1/2023 như ý kiến của đại biểu Trương Trọng Nghĩa.

Đại biểu Phạm Văn Hòa. Ảnh: Phạm Thắng

Đại biểu Phạm Văn Hòa. Ảnh: Phạm Thắng

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (đại biểu đoàn Hà Nội) đề nghị Chính phủ, Thủ tướng, bộ, ngành làm rõ nguyên nhân và tìm giải pháp cho tình trạng công chức, viên chức thôi việc hàng loạt và ngày càng nhiều. "Do tiền lương thấp, năng lực cá nhân chưa đáp ứng được yêu cầu công việc hay do thiếu chính sách tái tạo, bồi dưỡng?", Hòa thượng băn khoăn.

Thảo luận trước đó, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị sớm tăng lương cơ sở từ 1/1/2023, thay vì từ 1/7 năm sau. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết nếu tăng lương sớm từ đầu năm sẽ gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát.

Đầu năm gần với Tết Dương lịch và Âm lịch, nhu cầu mua sắm của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh. Nếu tăng vào thời điểm này sẽ gây thêm sức ép lên điều hành giá, do tâm lý tăng lương đi kèm tăng giá, gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát. "Trước nguy cơ lạm phát cao, việc cải cách chính sách tiền lương cần được thực hiện thận trọng, hài hòa với các mục tiêu điều hành kinh tế xã hội", Bộ Tài chính nêu quan điểm.

Do đó, Chính phủ tiếp tục tham mưu các cấp chưa cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương trong năm 2023, đề xuất tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%). Mức tăng này được Bộ Tài chính đánh giá là cơ bản bù đắp mức độ trượt giá.

Lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ tính lương của cán bộ, công chức, viên chức... trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác. Trước đây, việc điều chỉnh tăng lương được thực hiện hàng năm, nhưng 3 năm qua không thể thực hiện do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm (hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34) sẽ nhận lương 3.486.600 đồng.