Bảng thống kê dấu câu ngữ văn 6 7 8

+ Vạch ranh giới (tách) giữa phần phụ đứng ở phần đầu hay ở giữa câu với phần chính của câu (tách bộ phận phụ ra khỏi nòng cốt câu).

Ví dụ: Hôm nay, tôi đi học.

Chiếc bút mực, bao lâu nay, vẫn theo tôi.

+ Tách các bộ phận cùng loại với nhau (bộ phận song song)

Ví dụ: Quần áo, giày dép được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

+ Tách các vế trong câu ghép

Ví dụ: Trời mưa to, đường ngập nước.

+ Dùng để liệt kê một loạt các sự vật nối tiếp nhau.

Ví dụ: Dây đàn bầu có thể gợi trong ta: yêu, ghét, nhớ thương, hờn giận và hi vọng.

+ Tách phần chú thích ra khỏi nòng cốt câu

Ví dụ: Đuốc, cậu bé liên lạc của tiểu đội, đi quanh bốt một lượt.

+ Tách các từ ngữ, về mặt ngữ pháp không liên quan đến thành phần câu (từ nêu cảm xúc, từ hỏi, từ chêm xen, từ khẳng định, phủ định).

Ví dụ: Vâng, cháu nó ở nhà.

  1. Dấu chấm hỏi

- Dấu chấm hỏi dùng để kết thúc câu hỏi.

Ví dụ: Môn học nào bạn yêu thích nhất?

Khi câu hỏi làm thành một vế của câu ghép có thể không dùng dấu chấm hỏi.

Ví dụ: Lan có ở nhà hay không, tôi không biết.

- Cách đọc: Khi đọc cần nhấn mạnh vào nội dung hỏi.

- Cách viết: Sau dấu chấm hỏi bắt đầu một câu khác phải viết hoa chữ cái đầu câu.

  1. Dấu chấm than

- Dấu chấm than còn gọi là dấu chấm cảm, là dấu câu đặt ở cuối câu cảm hoặc câu khiến.

Ví dụ: Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!

Cậu hãy đạp xe nhanh lên đi!

  1. Dấu chấm phẩy

- Dấu chấm phẩy dùng để:

+ Ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập

Ví dụ: Đất nước ta giàu đẹp; nhân dân ta cần cù.

+ Tách các nhóm ý hoặc ý lớn trong một câu khi chúng có sự khác biệt nào đó với nhau.

Ví dụ: Nó lấy đầu nén đất của tổ nhiều lần cho chắc rồi san bằng; không thể nhận ra tổ dế ở chỗ nào nữa.

+ Phân tách các ý lớn có tác dụng liệt kê.

Ví dụ: Những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

+ Khi các vế có tác dụng bổ sung cho nhau.

Ví dụ: Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách mạng được.

+ Dùng để tách các bộ phận đẳng lập với nhau.

Ví dụ: Nó mua sách, vở; chăn, màn.

- Cách đọc: Khi đọc phải ngắt hơi ở dấu chấm phẩy, quãng ngắt dài hơn so với dấu phẩy và ngắn hơn so với dấu chấm.

  1. Dấu hai chấm

- Dấu hai chấm dùng để:

+ Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời dẫn trực tiếp của người khác (dẫn lời nói của các nhân vật) thường dùng kết hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang đầu dòng.

Ví dụ: a) Hải reo lên: “A, mẹ đã về!”

  1. Tôi thở dài:

- Còn đứa bị điểm không, nó tả như thế nào?

+ Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

Ví dụ: Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

+ Dấu hai chấm đặt trước khi liệt kê các sự vật cần được giải thích.

Ví dụ: Ở trường, em được học rất nhiều môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức,...

  1. Dấu gạch ngang

- Dấu gạch ngang dùng để:

+ Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Ví dụ: Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi :

- Cháu con ai ?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.

+ Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích trong câu văn.

Ví dụ: Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.

+ Đặt trước bộ phận liệt kê

Ví dụ: Năm nay, nó sẽ phấn đấu về các mặt:

- Học tập

- Thể dục thể thao.

+ Dùng để đặt giữa các con số, nối tên các địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau

Ví dụ: Năm học 2019 - 2020

Tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.

  1. Dấu ngoặc đơn

- Dấu ngoặc đơn dùng để:

+ Chỉ ra nguồn gốc trích dẫn

Ví dụ: Không có gì quý hơn dộc lập tự do.

(Hồ Chí Minh)

+ Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

Ví dụ: Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích.

+ Nêu ra một tên khác

Ví dụ: Trước ngày cách mạng Phan Văn San (Phan Bội Châu) vừa đi học vừa dạy học.

+ Dấu ngoặc đơn còn nêu lên chức vụ, nghề nghiệp, đặc điểm.

Ví dụ: Ông Nguyễn Xuân Phúc (Thủ tướng Chính phủ) đến thăm Vĩnh Phúc.

+ Nêu nguồn gốc, địa chỉ

Ví dụ: Nhà vô địch trong cuộc thi đường lên đỉnh Olympia 2019 là Trần Thế Trung (THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An)

  1. Dấu ngoặc kép

- Dấu ngoặc kép dùng để:

+ Dấu ngoặc kép thường dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.

Ví dụ: Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận” là “đầy tớ trung thành của nhân dân”

Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hai chấm.

Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

+ Đánh dấu tên gọi của một tác phẩm

Ví dụ: Tác phẩm “Hòn Đất” của Anh Đức

+ Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt (những từ ngữ trong ngoặc kép phải hiểu theo nghĩa khác với nghĩa vốn có của nó hoặc hiểu theo nghĩa ngược lại, mỉa mai).

Ví dụ: a) Có bạn tắc kè hoa

Xây “lầu” trên cây đa

  1. Nó đứng “thứ nhất” từ dưới lên.
  1. Dấu chấm lửng

- Dấu chấm lửng còn gọi là dấu ba chấm, dùng để:

+ Biểu thị lời nói bị đứt quãng vì xúc động

Ví dụ: Ông cụ đã ra đi rồi sao. Thật không ngờ…

+ Ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh

Ví dụ: Bỗng một tiếng ầm...ầm....ầm... rung động không gian.

+ Chỉ ra rằng người nói chưa hết

Ví dụ: Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại…

+ Biểu thị ý liệt kê chưa hết

Ví dụ: Biển có nghìn thứ cá như: cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi,...

+ Để chỉ ra rằng lời dẫn trực tiếp bị lược bớt một số câu (khi đó dấu chấm lửng thường được đặt trong dấu ngoặc đơn hoặc ngoặc vuông)

Ví dụ: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có (…).

- Cách đọc: Khi đọc đến dấu chấm lửng phải ngắt đoạn.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1. Điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

  1. Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuốn phim,...đều là một tác phẩm nghệ thuật người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ hoạ sĩ nhà văn nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn họ đang lao động miệt mài say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
  1. Ngày chưa tắt hẳn trăng đã lên rồi mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.
  2. Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu trăng đã nhô lên khỏi rặng tre trời bây giờ trong vắt thăm thẳm và cao mặt trăng đã nhỏ lại sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá tràn ngập con đường trắng xóa.

Bài 2. Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau:

Sau một chuyến đi xa người ông mang về bốn quả đào ông bảo vợ và các cháu

- Quả to này xin phần bà Ba quả nhỏ hơn phần các cháu

Bữa cơm chiều hôm ấy ông hỏi các cháu:

- Thế nào các cháu thấy đào có ngon không

Bài 3. Cho đoạn văn:

Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?” Nó cứ làm thinh. Mãi sau nó mới bảo: “Thưa cô, con không có ba”. Nghe nó nói, cô con sững người. Té ra ba nó hi sinh từ khi nó mới sanh. Cô mới nhận lớp nên không biết, ba ạ, cả lớp con ai cũng thấy buồn. Lúc ra về, có đứa hỏi: “Sao mày không tả ba của đứa khác?” Nó chỉ cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống má.

  1. Tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn.
  1. Có thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn xuống dòng, sau dấu gạch ngang không? Vì sao?

Bài 4. Tìm chỗ sai trong việc dùng dấu ngoặc kép và sửa lại

  1. Bông hoa tỏa hương thơm thoang thoảng, khẽ rung rinh như mời mọc: Lại đây, cô bé, “lại đây” chơi với tôi đi.
  1. Tham ô lãng phí là một thứ “giặc” ở trong lòng.
  1. Nó học giỏi “đến mức” được xếp thứ nhất từ dưới lên.

Bài 5. Đặt dấu hai chấm thích hợp trong mỗi câu sau. Nêu tác dụng của từng dấu hai chấm

  1. Cô-rét-ti cười đáp “Mình không cố ý đâu”
  1. Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô

- A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!

  1. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau xanh thắm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.

Bài 6. Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn sau:

Sáng tháng chạp. Trời rét căm căm. Chợt tôi thấy bên đường, trước mặt tôi, một em bé trai quãng mười tuổi. Em đi đầu trần, mặt mũi đỏ ửng lên vì rét. Hai tay thủ trong túi, em đi rất nhanh.

- Chào bác - Em bé nói với tôi.

- Cháu đi đâu vậy? - Tôi hỏi em.

- Thưa bác, cháu đi học.

- Sáng nay rét lắm. Thế mà cháu vẫn đi à?

- Thưa bác, vâng. Rét lắm, mà nhà cháu lại không đốt lò sưởi. Chúng cháu rét cóng cả người.

Bài 7. Nêu tác dụng của dấu chấm lửng ttrong các câu sau:

  1. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
  1. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!

Bài 8. Đặt dấu chấm phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau và nêu tác dụng:

  1. Cốm không phải là thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
  1. Đất nước ta giàu đẹp nhân dân ta cần cù.
  1. Chị Hai đi chợ về mua biết bao nhiêu là thứ: thịt, cá bát, đĩa.

Bài 9. Tách đoạn văn sau ra thành nhiều câu đơn. Chép lại đoạn văn và điền dấu câu thích hợp.

Một con Dê Trắng vào rừng tìm lá non bỗng gặp Sói Sói quát dê kia mi đi đâu Dê Trắng run rẩy tôi di tìm lá non trên đầu mi có cái gì thế đầu tôi có sừng tim mi thế nào tim tôi đang run sợ…