Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

CHIA SẺ MIỄN PHÍ TÀI LIỆU BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO - LÁI CHO KTV MAZDA

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG TREO - LÁI 

Hệ thống treo

Hệ thống treo là sự kết hợp của lò xo, giảm chấn và thanh liên kết. Hệ thống này kết nối thân xe hoặc khung sường xe với các bánh xe. Hệ thống treo ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành, phanh, tiếng ồn hoặc rung động bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự giao động (vehicle attitude) của xe và sự tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường.

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

Hình 1: Hệ thống treo

Hệ thống treo phải đạt các chức năng sau đây:

  • Đỡ trọng lượng của xe (khối lượng treo)
  • Hấp thụ giao động theo phương thẳng đứng của bánh xe
  • Kiểm soát tốc độ chuyển đổi trọng lượng

Hệ thống treo trục cứng (hệ thống treo phụ thuộc)

Hệ thống treo phụ thuộc có một trục cứng liên kết bánh xe bên phải và bánh xe bên trái. Hệ thống treo phụ thuộc được phân loại theo loại lò xo sử dụng. Hệ thống treo phụ thuộc có một trục cứng liên kết bánh xe bên phải và bánh xe bên trái. Hệ thống treo phụ thuộc được phân loại theo loại lò xo sử dụng.

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

Hình 2: Hệ thống treo phụ thuộc

Hệ thống treo bán độc lập

Hệ thống treo bán độc lập thường được sử dụng cho bánh sau với động cơ đặt trước bánh trước chủ động (FF). Dầm liên kết là phần kết nối bánh xe bên phải và bánh xe bên trái và nó không hoạt động giống như hệ thống treo phụ thuộc; đường tâm của dầm liên kết không nhất thiết phải thẳng hàng với tâm của bánh xe.

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

Hình 3: Hệ thống treo bán độc lập

Hệ thống treo độc lập

Bánh xe bên phải và bên trái đi chuyển độc lập với nhau. Hệ thống treo loại này ngăn chặn được sự va đập và rung động từ bánh xe bên này truyền cho bánh xe còn lại. Sử dụng cánh tay đòn và thanh liên kết kết hợp với nhau, chuyển động của bánh xe có thể được kiểm soát để cải thiện khả năng lái xe.

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

Hình 4: Hệ thống treo độc lập

Hệ thống treo thanh chống Macpherson

So với hệ thống treo độc lập, hệ thống treo thanh chống Macphersons có cấu trúc thiết được thiết kế đơn giản hơn. Nó không có đòn treo trên, và cần ít khoảng chống và giành nhiều không gian hơn cho các hệ thống khác.

Hệ thống treo thanh chống Macpherson sử dụng một cái lò xo trụ lắp lên cụm thanh chống. Phần phía trên của hệ thống treo thanh chống Macpherson được lắp vào thân xe, và phần phía dưới được kết nối với cụm may ơ.

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

Hình 5: Hệ thống treo thanh chống Macpherson

Hệ thống treo 2 càng chữ A

Hệ thống treo 2 càng chữ A là một hệ thống treo độc lập sử dụng 2 càng chữ A: Càng chữ A bên trên và càng chữ A bên dưới. Kết cấu hệ thống treo 2 càng chữ A này phức tạp hơn hệ thống treo MacPherson

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

Hình 6: Hệ thống treo 2 càng chữ A

Hệ thống treo đa liên kết loại – E

Hệ thống treo đa liên kết loại E gồm có thanh đòn keo, thanh liên kết dưới (phía trước), thanh liên kết dưới (phía sau), và thanh liên kết phía trên. Ba thanh liên kết này đỡ may-ơ bánh xe thông qua các khớp câu (rô tuyn). Và một ống lót cao su được lắp vào một đầu còn lại của thanh liên kết để lắp với thân xe.

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

Hình 7: Hệ thống treo đa liên kết loại – E

Góc đặt bánh xe

Góc đặt bánh xe là tập hợp các phép đo được xác định bởi vị trí và góc của bánh xe. Góc đặt bánh xe đúng sẽ mang lại việc điều khiển chính xác và tuổi thọ lốp xe tối đa. Vị trí và góc đặt bánh xe bao gồm hệ thống lái, hệ thống treo, bánh xe và lốp xe.

Các góc đo dưới đây bạn có thể tìm thấy trong cẩm nang sửa chữa xe Mazda:

  • Camber: Góc camber là độ lệch của bánh xe nhìn từ phía trước hoặc phía sau của xe. Góc camber được đo bằng độ (degrees).
  • Caster: Góc được tạo thành đường tâm trụ lái và đường vuống góc nhìn từ hai bên hông của bánh xe trước với bánh xe đặt thẳng hàng.
  • Độ chụm – Toe: Là góc được tạo thành từ đường tâm lôp xe lí thuyết và đường tâm lốp xe thực tế. Một trong 4 bánh xe có giá trị độ chụm đo được riêng biệt tính bằng mm hoặc độ (°) khi sử dụng máy kiểm tra góc đặt 4 bánh xe.
  • Góc nghiêng trụ lái (king-pin) (SAI): Góc nghiêng trụ lái khi nhìn từ phía trước xe.
  • Góc đánh lái lớn nhất: Góc được qui định khi đáng lái về phía bên trong và đánh lái về phái bên ngoài khi đặt trên bàn xoay.

Phụ thuộc vào từng loại xe, có những góc đặt có thể điều chỉnh được, và có những góc không điều chỉnh được.

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

Hình 8: Góc đặt bánh xe

CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG TREO

Nguyên lí hấp thụ giao động

Các bộ phận cơ bản của hệ thống treo là lò xo (đỡ thân xe hấp thụ va đập), bộ giảm chấn (hấp thụ giao động của lò xo), và thanh ổn định (ổn định thân xe) Lò xo và bộ giảm chấn được sử dụng để hấp thụ van chạm trên đường và kiểm tra giao động của xe (khi xe vào cua, khi phanh gấp hoặc bổng đầu khi tăng tốc).

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

Hình 9: Nguyên lí hấp thụ giao động

Các loại lò xo

Có các loại lo xo sau:

  • Nhíp:  Được sử dụng rộng lái với hệ thống treo phụ thuộc. một bộ nhíp được sử dụng để tăng tăng độ cưng có thể đỡ được trọng lượng của xe.
  • “Uấn” - Wind-up: Hiện tượng lò xo lá nhíp bị uốn cong bởi chuyển động của cầu xe khi tăng tốc và khi giảm tốc.
  • Lò xo trụ: Được sử dụng cho hệ thống treo độc lập cũng như là hệ thống treo phụ thuộc.

Thiết kế lò xo trụ

Loại lò xo trụ này đã cải thiện độ êm dịu và khả năng lái của xe. Nếu chú ý đến những đặc điểm của lò xo trụ, có thể thấy được các yếu tố liên quan đến độ cứng của lò xo.

  • Sự thay đổi về đường kính dây lò xo
  • Sự thay đổi về bước lò xo
  • Lò xo trụ có hình côn

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

Hình 10: Thiết kế lò xo trụ

Lò xo thanh xoắn

Lò xo loại thanh xoắn chủ yếu được sử dụng cho hệ thống treo độc lập. Một thanh thép được cố định lên khung hoặc thân xe và đầu còn lại thì được kết nối với đòn treo dưới hệ thống treo.

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

Hình 11: Lò xo thanh xoắn

Bộ giảm chấn

Chức năng của bộ giảm chấn là là hấp thụ lực và phụ thuộc vào tốc độ của piston. Lực hấp thụ là lực làm ngăn chặn hoặc làm giảm bớt sự rung động theo chiều dọc mà xe phải chịu khi đi trên đường gồ ghề. Vì thế, lực giảm chấn này còn được gọi là lực ma sát.

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

Hình 12: Bộ giảm chấn

Thanh ổn định

Thanh ổn định được sử dụng cho hệ thống treo độc lâp nhằm cải thiện khả năng chống lật (anti-rolling). Thanh ổn định nối với đòn treo dưới của hệ thống treo bên phải và hệ thống treo bên trái. Khi xe đi vào đường vòng, do lực li tâm, trọng lượng có sự chuyển đổi và tạo ra moment gây lật xe.

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

Hình 13: Thanh ổn định

HỆ THỐNG TRỢ LỰC LÁI

Hệ thống trợ lực lái loại thanh răng và bánh răng

Các bộ phận của hệ thống trợ lực lái về cơ bản là giống với hệ thống không có trợ lực lái. Nó gồm có, vô lăng lái xe, cột cái và trục dẫn động, thước lái ngoài ra còn có thêm bơm dầu trợ lực lái và ông dẫn dầu làm mát.

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

Hình 14: Hệ thống trợ lực lái loại thanh răng và bánh răng

Van điều khiển dòng dầu

Van điều khiển dòng dầu được lắp trên thước lái. Hình minh họa bên trên thể hiện van điều khiển dòng dầu loại van quay. Rô to được lắp với trục lái, nó kêt nối với trục vít thông qua thanh xoắn. Thanh răng và ống lót là hai phần quay cùng với nhau do chốt định vị.

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

Hình 15: Van điều khiển dòng dầu

Van điều chỉnh lưu lượng loại biến thiên

Bằng cách tạo ra lưu lượng dầu trợ lực lớn hơn khi bơm quay ở tốc độ thấp và nhỏ hơn khi bơm quay ở tốc độ cao, lực đánh lái sẽ nhở hơn ở tốc độ thấp (trợ lực lớn hơn) và đáp ứng tốt hơn trong khi xe chạy ở tốc độ cao và khi xe chạy trên đường thẳng, biểu đồ dưới đây thể hiện lưu lượng dầu trợ lực lái.

Bảo dưỡng hệ thống treo ô tô

Hình 16: Van điều chỉnh lưu lượng loại biến thiên

NHẬN TÀI LIỆU, TẠI ĐÂY!!!

Bên cạnh tài liệu về các hệ thống của ô tô, tại OBD Việt Nam còn chia sẻ nhiều tài liệu thiết thực đến các bạn như: tài liệu chuyên ngành ô tô, tài liệu máy chẩn đoán, tài liệu tiếng anh chuyên ngành ô tô, tài liệu hướng dẫn sửa chữa,… Tất cả có trong CHIA SẺ TÀI LIỆU Ô TÔ.

Nếu thấy hay đừng quên Share cho bạn bè và người thân đang làm việc và học tập liên quan đến ngành Kỹ thuật ô tô. Hãy theo dõi Website của OBD Việt Nam để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

XEM THÊM:

Chia Sẻ Tài Liệu Mã Lỗi Trên Dòng Xe Toyota Innova 2019
Chia Sẻ Tài Liệu Sơ Đồ Mạch Điện Xe Ford Ranger 2011-2017

Chia Sẻ Miễn Phí Tài Liệu Hệ Thống ABS Của Hyundai

Công ty Cổ phần OBD Việt Nam 

Hotline: 1800 64 64 47 

Kết nối với chúng tôi để theo dõi những tin tức mới nhất

Fanpage: Máy Chẩn Đoán Ô Tô Việt Nam

Youtube: OBD Việt Nam - Máy Chẩn Đoán Ô Tô

Tin liên quan

  • Đón Giáng Sinh – Sale Linh Đình
  • Cẩm Nang Sửa Chữa Mã Lỗi C047a: Electric Steering Motor Position Sensor Circuit Malfunction
  • OBD Việt Nam Tự Hào Là Nhà Phân Phối Độc Quyền Của Thương Hiệu Chẩn Đoán FCAR
  • Black Friday – Sale Cháy Sàn!!!
  • Cẩm Nang Sửa Chữa Mã Lỗi C0176: Steering Position Sensor Calibration Not Learn
  • Cẩm Nang Sửa Chữa Mã Lỗi P0116: Engine Coolant Temperature Circuit Range/Performance
  • Cẩm Nang Sửa Chữa Mã Lỗi P1805: Short In Front Passenger Side Spuib Circuit
  • Bản Tin Công Nghệ Ô Tô – OBD News Số 22
  • Hướng Dẫn Thiết Lập Thiết Bị Cho Phần Mềm Detroit Diesel Diagnostic Link 8
  • Hướng Dẫn Sử Dụng Troubleshooting Trên Phần Mềm Detroit Diesel Diagnosticlink 8