Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì năm 2024

Chuối là loại thực phẩm có quanh năm và rất lành tính, nhiều dinh dưỡng tốt cho dạ dày. Người lớn hay trẻ bị rối loạn tiêu hóa đều cần bổ sung chuối trong bữa ăn hàng ngày của mình. Vì sao nên ăn nhiều chuối? Trong chuối có chứa pectin – một hoạt chất hỗ trợ tiêu hóa ở dạ dày và đường ruột diễn ra thuận lợi hơn.

Chuối nổi tiếng là trái cây chứa nhiều kali nhất – chất điện giải rất cần cho bé khi bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng và mất nước, mất cân bằng điện giải. Chưa kể các loại khoáng chất và vitamin cần thiết khác tốt cho sự phát triển của bé.

Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì năm 2024

Ăn nhiều rau củ quả tốt cho tiêu hóa của trẻ

Sốt táo

Tương tự như chuối, táo cũng là trái cây chứa lượng pectin dồi dào rất tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Để phát huy hiệu quả, mẹ nên cho bé ăn sốt táo thay vì táo tươi vì sẽ dễ tiêu hóa và có nhiều calo hơn.

Tinh bột

Các thực phẩm tinh bột đó là gạo trắng, bánh mì, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt…nhìn chung dễ ăn, dễ tiêu hóa cho bé. Nếu trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể cho bé ăn nhiều cơm trắng, cháo hạt hay cháo xay.

Rau xanh

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Rau củ quả chắc chắc không thể thiếu cho 1 bữa ăn đầy dinh dưỡng. Rau củ giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp dạ dày của bé tiêu hóa những chất béo không lành mạnh, hạn chế khó tiêu, đầy bụng, táo bón.

Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì năm 2024

Các thực phẩm tinh bột dễ ăn, dễ tiêu hóa cho bé

Thịt gà

Thịt gà có ưu điểm là ít chất béo bão hòa. Tốt nhất khi bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa mẹ không nên cho con ăn gà rán nhiều dầu mỡ, mà hãy cho bé ăn cháo gà, súp gà, gà luộc xé nhỏ…cho bé dễ tiêu mà cũng đảm bảo nguồn dinh dưỡng.

Sữa chua

Trong sữa chua có vi sinh lên men rất tốt cho hệ tiêu hóa. Những lợi khuẩn này làm cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn trong đường ruột, khôi phục hàng rào bảo vệ và hỗ trợ tiêu hóa ở đường ruột. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không? Nếu cơ thể trẻ thuộc dạng không dung nạp lactose dẫn đến tiêu chảy thì không nên cho bé tiếp tục uống nhé!

Gói men vi sinh bổ sung

Bên cạnh việc ăn sữa chua, để bổ sung các lợi khuẩn nhất là 2 chủng Lactobacillus và Bifidobacterium có tác dụng sản sinh nhiều enzym hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên cho bé uống thêm các gói men vi sinh. Ngoài ra men vi sinh còn giúp trẻ được giúp nhuận tràng, rất hiệu quả trong việc điều trị táo bón.

Nếu trẻ khó dung nạp lactose bằng việc uống sữa hay ăn các chế phẩm từ sữa thông thường, mẹ có thể dùng các gói men vi sinh để tăng khả năng hấp thụ các thực phẩm chứa lactose cho bé.

Xem thêm: Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Tiêu Chảy Ở Trẻ Sơ Sinh

2/ Các thực phẩm bé không nên ăn

Muốn trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhanh hồi phục thì bố mẹ cũng cần kiêng cho trẻ những thực phẩm không tốt cho dạ dày. Vậy đó là những gì?

Không nên cho bé ăn nhiều loại thức ăn nhanh chế biến sẵn, có chất bảo quản như xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, pizza, hamburger…

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt như kẹo bánh, nước ngọt có gas hay các loại loạt đậu.

Trẻ bị táo bón không nên ăn nhiều các thực phẩm nhiều tinh bột như bắp, đậy hay những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ sẽ làm bé khó tiêu hóa và táo bón nặng hơn.

Với trẻ đang dùng sữa công thức nhưng cơ thể không dung nạp lactose gây rối loạn tiêu hóa, mẹ không nên tiếp tục dùng loại sữa đang uống và hỏi ý kiến bác sĩ đổi sang loại sữa khác chứa hàm lượng lactose thấp hơn để trẻ có thể hấp thụ được.

Trên đây là những thông tin bổ ích về dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa bố mẹ cần biết. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể an tâm hơn trong việc chọn thực phẩm cho bé để đảm bảo dinh dưỡng và tốt cho sự phát triển của bé rồi nhé!

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/khi-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-nen-an-gi-khong-nen-an-gi-169158323.htm

Bé bị rối loạn tiêu hóa nếu muốn nhanh chóng hồi phục thì cần chú trọng hơn đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vậy bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì tốt? Cùng Nature's Way tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

I. Bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý rất thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ khiến cơ thể bé cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và ảnh hưởng đến sự phát triển chung về thể chất và tinh thần của bé. Khi đó chế độ dinh dưỡng cho trẻ góp phần quan trọng cải thiện tình trạng sức khỏe.

Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì năm 2024

Đầu tiên, việc duy trì lượng nước đủ hàng ngày là rất quan trọng để tránh tình trạng mất nước. Ba mẹ có thể bổ sung cho con các loại nước trái cây, nước lọc,... Bên cạnh đó, thực phẩm giàu chất xơ có vai trò rất quan trọng trong chế độ ăn của trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Việc cung cấp thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và đậu sẽ giúp tạo độ nhầy cho phân và tăng cường hoạt động đại tràng.

Ngoài ra, trong chế độ ăn uống của trẻ cần tránh các thực phẩm khó tiêu hóa như chất bột, chất béo và đồ dầu mỡ. Thay vào đó, mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm như sữa chua, tương đậu, thịt nạc, cá hồi và khoai tây luộc. Đây đều là những thực phẩm dễ tiêu hóa và tốt với trẻ.

Hoặc mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn ra cho con. Việc chia bữa ăn lớn thành nhiều bữa nhỏ có tác dụng giúp bé tiêu hóa dễ dàng và cải thiện đáng kể tình trạng tiêu chảy, táo bón ở trẻ.

II. 10 thực phẩm tốt cho bé bị rối loạn tiêu hóa

1. Chuối

Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì năm 2024

Chuối là một loại thực phẩm rất tốt với hệ tiêu hóa của trẻ. Thành phần của chuối có chứa pectin - một hoạt chất hỗ trợ tiêu hóa cho dạ dày và đường ruột. Đồng thời, chuối cũng được xem là loại quả chứa nhiều kali, giúp bé cải thiện tình trạng đi ngoài phân lỏng, mất nước, mất cân bằng điện giải.

2. Rau xanh

Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì năm 2024

Rau củ là thực phẩm không thể thiếu đối với những bé rối loạn tiêu hóa. Rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Do đó, bé ăn nhiều rau củ quả sẽ giảm thiểu tình trạng khó tiêu, đầy bụng, táo bón.

3. Ngũ cốc nguyên hạt

Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì năm 2024

Ngũ cốc nguyên hạt không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, đây còn là nguồn cung cấp chất xơ và các loại dầu thực vật tự nhiên. Từ đó thúc đẩy hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động khỏe mạnh. Một số loại ngũ cốc mẹ có thể tham khảo như đậu nành, hạt chia, đậu hà lan, yến mạch,...

4. Sữa chua

Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì năm 2024

Sữa chua là nguồn cung cấp men vi sinh tốt cho sức khỏe của bé. Uống sữa chua có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và cải thiện các vấn đề về đường ruột. Tuy nhiên, trong trường hợp bé không dung nạp lactose thì bố mẹ không nên cho bé sử dụng sữa chua vì có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa của bé trầm trọng hơn.

5. Quả bơ

Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì năm 2024

Quả bơ là một loại hoa quả rất tốt với hệ tiêu hóa của bé. Thành phần quả bơ giàu sắt, kali, chất xơ cùng vitamin D. Cách chế biến bơ cho bé rất đơn giản. Mẹ có thể nghiền nát hay cắt nhỏ miếng bơ trộn cùng sữa chua, sữa mẹ hoặc làm thành những cốc sinh tố thơm ngon cho bé sử dụng.

6. Dứa

Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì năm 2024

Quả dứa là một loại trái cây giàu chất xơ và các loại enzym giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Bên cạnh đó, thành phần của dứa còn rất giàu canxi, mangan và giúp hệ xương của bé phát triển khỏe mạnh.

7. Khoai lang

Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì năm 2024

Khoai lang chứa hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao. Việc bổ sung khoai lang trong cơ thể bé có tác dụng tăng hàm lượng chất xơ và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Bên cạnh đó, khoai lang hỗ trợ quá trình đi đại tiện của trẻ được dễ dàng. Đồng thời, nó cung cấp năng lượng cho niêm mạc ruột và giữ cho ruột luôn được khỏe mạnh.

8. Cà rốt

Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì năm 2024

Thành phần của cà rốt có chứa các thành phần giàu beta-caroten, vitamin C, kali, sắt, mangan, canxi, pectin. Những hoạt chất này không chỉ giúp giảm táo bón, tiêu chảy mà còn cung cấp các chất điện giải góp phần xây dựng và hoàn thiện quá trình miễn dịch của trẻ nhỏ.

9. Men vi sinh chứa lợi khuẩn

Trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa, việc bổ sung men vi sinh cho trẻ là cần thiết. Lợi khuẩn có tác dụng sản sinh ra nhiều enzym tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ.

10. Các loại cháo

Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì năm 2024

Khi bé gặp các vấn đề về đường ruột, cháo được xem là thực phẩm dinh dưỡng dễ ăn, dễ tiêu và xoa dịu cơn đau bụng. Mẹ nên nấu cháo cho bé thành nhiều món đa dạng để kích thích khẩu vị của trẻ mỗi khi sử dụng. Một số loại cháo tốt cho hệ tiêu hóa của bé như:

  • Cháo hạt sen: Để chuẩn bị Cháo hạt sen, bạn cần sẵn sàng các nguyên liệu sau: 15g hồng xiêm non, 100g bột hạt sen, 50g bột củ mài và 20g đường phèn. Sau đó, hãy đun nước sắc hồng xiêm cùng với bột củ mài và hạt sen cho tới khi chín. Cuối cùng, thêm một ít đường phèn và khuấy tan.
  • Cháo rau sam: Để chuẩn bị Cháo rau sam, bạn cần chuẩn bị 90g rau sam, 20g búp ổi non, 10g quả hồng xiêm non, 30g gạo và bột gia vị. Đầu tiên, cho rau sam, búp ổi non và quả hồng xiêm non cùng với 250ml nước vào nồi và đun sôi đến khi chín kỹ. Sau đó, hãy chắt lấy nước lọc và loại bỏ phần bã. Tiếp theo, xay gạo thành bột và khuấy đều vào nước rau. Và nấu đến khi hỗn hợp chín. Như vậy là bạn đã hoàn thành món cháo rau sam rất tốt với hệ tiêu hóa của bé.

III. Thực phẩm nên tránh khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì năm 2024

Ba mẹ muốn bé rối loạn tiêu hóa nhanh chóng hồi phục thì ngoài những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, mẹ nên lưu ý đến các thực phẩm bé cần tránh ăn trong giai đoạn này.

  • Không sử dụng đồ ăn nhanh: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần hạn chế việc tiêu thụ các loại đồ ăn nhanh và khó tiêu như xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, pizza, hamburger, sandwich và các thực phẩm tương tự.
  • Hạn chế đồ ngọt: Đối với trẻ bị tiêu chảy, nên tránh các loại thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, kẹo, bánh và cả chất xơ như các loại đậu. Các chất này có thể tăng hàm lượng axit trong dạ dày và gia tăng nguy cơ đau dạ dày ở trẻ.
  • Hạn chế thực phẩm giàu tinh bột: Đối với những bé táo bón nặng, mẹ nên tránh cho con ăn nhiều tinh bột và chất béo. Vì những chất này có thể làm cho phân trở nên khô và gây khó khăn trong quá trình đi tiêu.
  • Không nên ăn thực phẩm giàu chất béo và cay nóng: Rối loạn tiêu hóa dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Do đó, việc ăn các loại đồ ăn giàu chất béo và cay nóng có thể tác động tiêu cực đến quá trình này, làm tăng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và gây đau dạ dày.

Còn riêng đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp đường lactose trong sữa, mẹ nên ngừng cho trẻ tiêu thụ loại sữa hiện tại và tham khảo ý kiến người chuyên gia. Từ đó chuyển sang một loại sữa có hàm lượng lactose thấp hơn và phù hợp với trẻ.

IV. Lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

.jpg)

Ngoài chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của trẻ rối loạn tiêu hóa, ba mẹ cần chú ý đến một số vấn đề như:

  • Đảm bảo việc giữ vệ sinh: Giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh tốt sau khi đi vệ sinh, đảm bảo họ rửa tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây tổn thương đường tiêu hóa.
  • Đảm bảo trẻ ăn đúng giờ và mang theo bữa ăn nhẹ khi ra khỏi nhà. Điều này giúp hệ tiêu hóa bé hoạt động hiệu quả và tránh tình trạng bé quá no hoặc quá đói.
  • Cho bé tập thể dục, thể thao: Thể dục thể thao hàng ngày giúp trẻ tăng cường hoạt động tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.

Lời kết: Qua chia sẻ về chủ đề “bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?”, mẹ chắn hẳn đã bỏ túi được những kiến thức hữu ích trong hành trình chăm sóc bé yêu. Nature’s Way hy vọng với những gợi ý của chúng tôi sẽ hỗ trợ đắc lực cho mẹ trong việc tạo dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé rối loạn tiêu hóa phong phú hơn. Chúc các mẹ thành công.