Bệnh viêm mạch hoại tử là gì

Viêm mao mạch dị ứng là gì?

Viêm mao mạch dị ứng là một bệnh tự miễn chưa rõ nguyên nhân, có tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch ở nhiều cơ quan, chủ yếu liên quan đến da, thận, ruột và khớp. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở trẻ em và những người trẻ tuổi với 50% các trường hợp xảy ra trước 5 tuổi và 75% xảy ra trong độ tuổi 3-10, độ lưu hành bệnh trong độ tuổi từ 2-16 khoảng 2%.

Viêm mao mạch dị ứng không ngay lập tức gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh song những ban đỏ trên da dày kín tại chân và tay gây mất thẩm mỹ, khiến nguời bị bệnhthiếu tự tin mỗi khi xuất hiện. Không dừng lại ở đó, nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, các khớp xương trở nên đau nhức, không đi lại được, một số trường hợp xuất hiện các tổn thương lở loét, chuyển sang giai đoạn hoại tử do không vùng đó không được máu nuôi dưỡng.

Biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh viêm mao mạch dị ứng là bị tổn thương thận, người bị bệnh có triệu chứng phù nề cơ thể, tiểu tiện ra máu.

Bệnh viêm mạch hoại tử là gì

Viêm mao mạch dị ứng, nỗi ám ảnh của người bệnh.

Triệu chứng bệnh

Đây là một bệnh hệ thống nên triệu chứng đầu tiên của viêm mao mạch dị ứng xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Khi đó, người bệnh thường mệt mỏi, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hoá, sau đó là xuất hiện các ban đặc hiệu kèm theo các triệu chứng lâm sàng khác như:

Ở da: Xuất huyết là triệu chứng đầu tiên gặp trên 50% các trường hợp ở giai đoạn tiến triển, các nốt xuất huyết thường gặp là mặt duỗi tay chân, nhất là quanh hai mắt cá trong và ngoài, đùi, mông, cánh tay, cẳng tay; ít gặp ở thân mình, đôi khi ở tai, ống tai, mũi, bộ phận sinh dục ngoài. Tuy nhiên, các xuất huyết này không ngứa. Các tổn thương là ban xuất huyết do thành mạch có dạng chấm, nốt thường là gờ cao hơn mặt da (do thâm nhiễm), có thể có mày đay, bọng nước hoặc bầm máu và ban hoại tử. Biểu hiện các ban nặng thêm khi bệnh nhân đứng lên, có thể phát hiện phù (ấn lõm, phù hay gặp ở trẻ nhỏ), tổn thương có tính đối xứng. Đây là một trong những biểu hiển dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như: viêm não mô cầu; xuất huyết giảm tiểu cầu; luput ban đỏ hệ thống...

Ở khớp: đây là biểu hiện gặp trong 75% các trường hợp mắc viêm mao mạch dị ứng. Khi đó, tại các khớp gần kề với vị trí của ban xuất huyết: cổ chân, gối, khuỷu, hiếm khi ở cổ tay và bàn tay. Vai, ngón chân và cột sống cũng có khi bị ảnh hưởng. Người bệnh thường thấy đau khớp, hạn chế cử động. Các khớp đau thường có tính chất đối xứng; phù quanh khớp, đôi khi đau gân phối hợp...

Tiêu hoá: Biểu hiện gặp trong 37-66% các trường hợp mắc viêm mao mạch dị ứng, ở một số trường hợp là khởi đầu của bệnh. Khi đó, bệnh nhân thường bị đau bụng vùng quanh rốn, đau nhâm nhẩm, liên tục, nếu ấn, bệnh nhân thấy đau hơn. Bệnh nhân có thể đau thượng vị lan toả hoặc khu trú, phối hợp với nôn và buồn nôn. Thời gian đau kéo dài vài giờ hoặc vài ngày hay tái phát. Ngoài ra, người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hoá, có biểu hiện nôn ra máu, phân đen hoặc phân có máu kèm theo đau bụng dữ dội.

Lồng ruột cấp và thường ở vị trí hồi - hồi tràng là biến chứng trầm trọng nhất của tổn thương đường tiêu hoá có thể gặp trong 5% trường hợp...

Tổn thương thận: Đây là một trong những tổn thương thường 25-50% ở giai đoạn cấp. Với các biểu hiện đái máu đại thể hoặc vi thể, protein niệu, trường hợp protein niệu kéo dài thường phối hợp với đái máu vi thể, đôi khi có bạch cầu niệu mà không có nhiễm khuẩn... Một số trường hợp trẻ em có hội chứng viêm cầu thận tiến triển nhanh (protein niệu số lượng nhiều một cách không ổn định, đái máu). Những bệnh nhân có hội chứng này thì có tiên lượng rất xấu.

Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như: viêm tinh hoàn, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim...

Bệnh viêm mạch hoại tử là gì

Viêm mao mạch dị ứng đã sang giai đoạn hoại tử.

Điều trị

Việc điều trị viêm mao mạch dị ứng không có liệu pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, bảo vệ thành mạch, chống dị ứng: Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm để điều trị các triệu chứng đau khớp, dị ứng...; Điều trị các triệu chứng về xuất huyết tiêu hóa, các bệnh lý về thận khi cần thiết như truyền hồng cầu và các chế phẩm máu; Điều trị kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc khi đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn; Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi thường xuyên, bổ sung vitamin C để tăng cường sức bền thành mạch.

Trong mọi trường hợp, việc điều trị của người bệnh phải tuân thủ triệt để phác đồ của bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến việc điều trị dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Khi có biểu hiện bệnh, đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.

Nguyễn Thế Quân

Viêm mao mạch hoại tử có lẽ là một khái niệm bệnh rất lạ đối với nhiều người. Nhưng khi đội ngũ bestipha chúng tôi tìm hiểu sâu về bệnh này thì biết rằng con số này không ngừng gia tăng theo chỉ số tăng của bệnh viêm mao mạch dị ứng. Bởi người bị viêm mao mạch dị ứng nếu không chữa trị được thì rất dễ chuyển sang giai đoạn hoại tử (bệnh viêm mao mạch hoại tử).

Dưới đây sẽ là toàn bộ các thông tin hữu ích về bệnh viêm mao mạch hoại tử vô cùng hữu ích mà chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn.

Viêm mao mạch hoại tử là bệnh thế nào?

Bệnh viêm mạch hoại tử là gì
Hình ảnh bệnh viêm mao mạch hoại tử

Viêm mao mạch hoại tử là bệnh tự miễn, nhiều trường hợp bệnh là do biến chứng của căn bệnh viêm mao mạch dị ứng. Bệnh thường xuất hiện ở chi, đặc biệt là chi dưới (mặt trước cẳng chân) thành các mảng màu tím hoặc màu đỏ nâu, bờ nổi cao và trung tâm teo màu vàng nâu kèm theo giãn mạch.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mao mạch hoại tử

Hiện nay các chuyên gia, bác sĩ chuyên ngành vẫn chưa tìm ra rõ nguyên nhân cụ thể gây bệnh viêm mao mạch hoại tử. Đó cũng là lý do chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh có khả năng do dị ứng thời tiết, dị ứng môi trường sống, nhiễm khuẩn đường ruột,… nhưng chưa có kết luận chính xác. Chính vì vậy mà người bệnh bị hoang mang và lo lắng trong việc lựa chọn phương thức điều trị. Một nguyên nhân khác như chúng tôi đã đề cập ở trên là có nhiều bệnh nhân bị viêm mao mạch dị ứng kéo dài thì chuyển sang giai đoạn hoại tử.

Bệnh viêm mạch hoại tử là gì
Bệnh viêm mao mạch dị ứng biến chứng sang hoại tử

Hệ lụy của viêm mao mạch hoại tử

  • Gây ảnh hưởng trực tiếp cho người bệnh: Các tổn thương hoại tử có thể gây khó khăn trong việc đi lại. Có trường hợp người bệnh có thể phải nằm một chỗ do đau nhức khi di chuyển.
  • Đau nhức xương khớp, suy yếu các bộ phận trong cơ thể như gan, thận.
  • Để bệnh nặng có nhiều trường hợp phải tháo khớp.

Vậy đâu là giải pháp cho bệnh nhân viêm mao mạch hoại tử?

Đó có lẽ là vấn đề mà đau đầu nhất cho cả bác sĩ và bệnh nhân. Như đã đề cập là y học hiện nay chưa tìm được phương pháp điều trị, nên các loại thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng tạm thời. Bệnh nhân gần như chấp nhận sống chung với bệnh, xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, lao động phù hợp để tránh những trường hợp bệnh biến chuyển xấu.

Nhưng vừa qua trong Hội thảo vai trò của thảo dược trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm mao mạch, chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội cho rằng, về chức năng, cơ thể con người là một khối thống nhất và hoạt động trên nguyên tắc sức khoẻ của một cơ quan ảnh hưởng tới sức khoẻ và chức năng của các bộ phận còn lại.

Bệnh viêm mạch hoại tử là gì
Các đại biểu tham dự Hội thảo đang chia sẻ về bệnh lý viêm mao mạch

“Vậy nên thay vì tập trung kiểm soát triệu chứng bệnh viêm mao mạch dị ứng, Đông y hướng tới việc củng cố hệ miễn dịch (Đông Y gọi là chính khí của cơ thể) bằng cách xác định gốc rễ vì sao hệ miễn dịch lại “trở chứng” và làm tăng chính khí cơ thể của người bệnh”, ông Siêm nói.

Ngoài ra, tại Hội thảo, các chuyên gia cũng khẳng định vai trò của các sản phẩm thảo dược trong việc hỗ trợ và điều trị các bệnh lý về viêm mao mạch.

Trong quá trình đẩy lùi viêm mao mạch dị ứng, người bị bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Vận động đúng cách nhằm tăng cường sức đề kháng, bệnh sẽ nhanh thuyên giảm.

Kết luận: Như vậy nếu bạn hoặc người thân của bạn đang bị viêm mao mạch hoại tử, đã điều trị bằng thuốc tây nhưng chưa khỏi thì có thể tham khảo sang phương pháp đông y.

Lời khuyên cho bệnh nhân viêm mao mạch

  • Nên chú ý đến các thực phẩm ăn uống hằng ngày. Đối với bệnh này bệnh nhân nên kiêng đồ ăn cay, nóng, đồ hải sản như: tôm, mực, cua, ….Bổ sung hằng ngày bằng các đồ ăn mát như: sữa chua; hoa quả có múi: cam, quýt, măng cụt, …
  • Không sử dụng các đồ uống có chất kích thích: rượu, bia,.. Hạn chế đồ uống có ga.
  • Không sử dụng các chất kích thích: thuốc lá, thuốc lào, xì gà.