Bệnh viện dã chiến số 13 ở đâu

Đây là bệnh nhân đầu tiên điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 13 được ra viện.

Theo TS, BS Lưu Quang Thùy, Phó giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 13, Phó giám đốc Trung tâm Gây mê và Hồi sức Ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tại thời điểm xuất viện, sức khỏe của bệnh nhân P.T.T.T ổn định, không có các triệu chứng lâm sàng như: Sốt, ho, khó thở; chụp X-quang phổi bình thường; các xét nghiệm chức năng gan, thận bình thường, xét nghiệm Covid-19 bằng PCR 2 lần âm tính. Sau khi ra viện, bệnh nhân sẽ tiếp tục cách ly tại nhà thêm 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế.

Tính đến thời điểm hiện tại (sau 10 ngày nhận bệnh nhân Covid-19 đầu tiên), Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đặt tại TP Hồ Chí Minh đang điều trị cho hơn 200 bệnh nhân, trong đó có 20-30 bệnh nhân hết triệu chứng, đang làm xét nghiệm PCR đánh giá, nếu các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn bệnh viện sẽ cho xuất viện về cách ly tại nhà.

Các y, bác sĩ đang nỗ lực từng ngày từng giờ để điều trị bệnh nhân Covid-19 với mong muốn nhiều bệnh nhân được xuất viện sớm.

Sau khi được ra viện, chị P.T.T.T đã gửi lời cảm ơn đến các y, bác sĩ Bệnh viện Dã chiến số 13 đã điều trị, chăm sóc, giúp chị vượt qua sự sợ hãi cũng như những đau đớn và mệt mỏi khi bị nhiễm Covid-19. “Có lẽ em sẽ không bao giờ quên những khoảnh khắc em phải nhập viện điều trị Covid-19 và niềm vui vỡ oà khi các y, bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 13 đã chữa trị khỏi bệnh cho em và em được ra viện ngày hôm nay trở về với gia đình. Em chúc các chiến sĩ áo trắng trên mọi miền của Tổ quốc thật nhiều sức khỏe, vững tin trên hành trình cứu chữa người bệnh, đẩy lùi dịch Covid-19 để cuộc sống yên bình sớm trở lại”, chị P.T.T.T nói.

Nhìn bệnh nhân khỏe mạnh, nụ cười nở trên môi khi được xuất viện, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của người thầy thuốc. Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 rất khốc liệt nhưng tất cả đang chạy đua với thời gian, chung sức đồng lòng cứu chữa người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2 nặng và rất nặng.

THÁI SƠN

(TG) - Sau 7 ngày điều trị COVID-19 ở Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 13, huyện Bình Chánh, TP.HCM, chị P.T.T.T, đã xuất viện về nhà.

Bên trong phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19 nặng của Trung tâm Hồi sức Tích cực COVID-19 bệnh viện Việt Đức tại Bệnh viện Dã chiến 13, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Sau 7 ngày điều trị COVID-19 tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 13, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, chị P.T.T.T, 34 tuổi đã được xuất viện, trở về đoàn tụ bên gia đình.

Theo Tiến sỹ, bác sỹ Lưu Quang Thùy, Phó Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 13, Phó Giám đốc Trung tâm Gây mê và Hồi sức Ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết tại thời điểm xuất viện, sức khỏe của bệnh nhân T. ổn định, không có các triệu chứng lâm sàng như sốt, ho, khó thở; chụp Xquang phổi bình thường; các xét nghiệm chức năng gan, thận bình thường, xét nghiệm RT- PCR âm tính 2 lần sau 24-48h liên tiếp. Sau khi ra viện, bệnh nhân sẽ tiếp tục cách ly tại nhà thêm 14 ngày theo quy định, theo dõi thân nhiệt và sẽ được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần.

Xúc động chia sẻ về những ngày mắc bệnh, được các y bác sỹ tận tình chăm sóc, cứu chữa, chị P.T.T.T cho biết: "Em không biết nói gì hơn ngoài 2 từ cảm ơn các bác sỹ, điều dưỡng, y tá, hộ lý chăm sóc, đã giúp em vượt qua sự sợ hãi cũng như những đau đớn và mệt mỏi khi bị nhiễm COVID-19 để được khỏe mạnh trở về nhà.

Em có lẽ sẽ không bao giờ quên khoảnh khắc em nhập viện điều trị COVID và niềm vui vỡ òa khi em được ra viện. Mong các thầy thuốc, bác sĩ, điều dưỡng hãy giữ gìn sức khỏe để cứu chữa cho thật nhiều người bệnh. Mong cho tất cả mọi người đều bình an trước đại dịch COVID-19 này."

“Tính đến thời điểm hiện tại (sau 10 ngày nhận bệnh nhân COVID đầu tiên), Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh đang điều trị cho hơn 200 bệnh nhân; trong đó có 20-30 bệnh nhân hết triệu chứng, đang làm xét nghiệm RT- PCR đánh giá, nếu đủ tiêu chuẩn chúng tôi sẽ cho xuất viện về cách ly tại nhà.

Chúng tôi sẽ tiếp tục điều trị hết sức mình cho các bệnh nhân để có thêm nhiều bệnh nhân sớm được ra viện khi đủ tiêu chuẩn," Tiến sỹ Thùy cho biết thêm./.

TG

(PLO)- Sau khi tiếp tiếp quản Trung tâm Hồi sức COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 13, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM đã gấp rút chuyển bệnh nhân ở cơ sở cũ đến đây để tập trung toàn lực điều trị điều trị, chăm sóc.

Để dễ dàng cho việc quản lý, điều trị và chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã trung chuyển bệnh nhân từ Trung tâm hồi sức COVID-19 đặt tại Bệnh viện Quốc tế City (quận Bình Tân) về Bệnh viện dã chiến sô 13.


Trung tâm hồi sức COVID-19 Bệnh viện Đại học Y Dược đặt tại Bệnh viện Quốc tế City (quận Bình Tân).


Từ ngày 13-10, bệnh viện đã cho chuyển nhiều vật tư, thiết bị y tế để phục vụ công tác điều trị tiếp tục tại bệnh viện dã chiến số 13.


Những bệnh nhân nặng được bệnh viện gấp rút chuyển về Bệnh viện dã chiến số 13 để tiếp tục điều trị.

Trong quá trình chuẩn bị chuyển giao bệnh nhân, trước đó vài ngày, đội ngũ y tế Bệnh viện Đại học Y Dược đã lên kế hoạch liên hệ những bệnh viện tuyến dưới và chuyển các bệnh nhân đã ổn định sức khoẻ xuống các bệnh viện đó, đồng thời luân chuyển những bệnh nhân tại Trung tâm hồi sức COVID-19 đặt tại Bệnh viện Quốc tế City (quận Bình Tân) sang nơi mới tiếp quản.

Ngày 14-10, chuyến xe cấp cứu trung chuyển bệnh nhân đầu tiên đã lăn bánh. Những bệnh nhân đầu tiên đều là những ca bệnh buộc phải thở máy và được tiên lượng là có bệnh tình nguy kịch nhất.

Trước khi lên xe, bác sĩ Hoàng Quốc Trung và điều dưỡng tiến hành kiểm tra 2 bình oxy, một bình 15 lít và một bình 40 lít, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các loại thuốc thường dùng cho các tình huống xấu nhất.


Đường truyền oxy của bệnh nhân phải đảm bảo không bị gián đoạn.

 “Mỗi xe có 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng. Trong quá trình trung chuyển bệnh nhân, y bác sĩ phải thường xuyên kiểm tra đường thở, nội khí quản, máy thở. Nếu bệnh nhân phải sử dụng thuốc thì phải chuẩn bị đầy đủ, huyết áp ổn định thì mới an toàn.” - bác sĩ Trung cho hay.

Một kiếp chuyển bệnh gồm một bác sĩ, một điều dưỡng.

Bệnh nhân trên chuyến xe này là chị T.D.H, theo hồ sơ bệnh án, chị H. có bệnh nền là tăng huyết áp và tiểu đường. Vì vậy, trong suốt quá trình trung chuyển, bác sĩ Trung và điều dưỡng phải liên tục kiểm tra các chỉ số và ống thở để đường truyền oxy của bệnh nhân không bị gián đoạn.

Sau 25 phút di chuyển, xe đã đưa bệnh nhân từ khu điều trị ở quận Bình Tân đến Trung tâm Hồi sức COVID-19 tại Bệnh viện Dã chiến số 13. Sau khi đưa bệnh nhân vào và tiến hành kiểm tra các chỉ số lại một lần nữa, bác sĩ Trung nhanh chóng quay trở lại để bắt đầu cho chuyến xe sau.


Trong suốt quá trình trung chuyển, bác sĩ Trung phải liên tục kiểm tra ống thở của bệnh nhân.

Trong buổi sáng, ekip chuyển bệnh của bác sĩ Trung đã trung chuyển được hơn 14 ca. Được biết việc trung chuyển này sẽ thực hiện xuyên đêm, dự kiến sẽ chuyển xong 44 ca thở máy trong hôm nay. Sau đó sẽ tiếp tục trung chuyển các bệnh nhân không thở máy.

Theo bác sĩ Đặng Minh Hiệu, chuyên gia Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Đại học Y Dược, 3 yếu tố ưu tiên hàng đầu trong quá trình vận chuyển bệnh nhân là an toàn, nhanh chóng và chính xác. Và khó khăn nhất của bệnh viện là phải đảm bảo máy móc và nhân lực đều chuẩn bị sẵn sàng.

Để chuẩn bị cho cuộc chuyển giao, từ 3 ngày trước, đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược đã lên kế hoạch dự trù. Đầu tiên là phải đảm bảo đầy đủ máy móc, vì nhiều bệnh nhân thở máy thuộc trường hợp nguy kịch nên cần những máy móc chuyên dụng như máy thở di động.

Được biết, bệnh viện đã chuẩn bị 4 máy thở di động và 3 xe cấp cứu, trung bình mỗi xe 1 máy thở. Về nhân lực, đội ngũ đi xe cấp cứu là những bác sĩ, điều dưỡng có chuyên môn tốt nhất, đảm bảo xử lí được khi có tình huống bất ngờ xảy ra trên xe.

Sau 2 tháng miệt mài đồng hành cùng TP.HCM chống dịch, Trung tâm Hồi sức COVID-19 tại Bệnh viện Dã chiến số 13 của Bệnh viện Việt Đức đã hoàn thành nhiệm vụ. Các bệnh nhân còn lại tiếp tục được các y bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM chăm sóc.


Để đảm bảo công tác vận chuyển, đội ngũ y tế của Bệnh viện Đại học Y Dược đã tập trung chuyển 44 ca thở máy, tiên lượng nguy kịch nhất


Sự an toàn và nhanh chóng được đặt lên hàng đầu trong việc vận chuyển bệnh nhân.

Dự kiến việc trung chuyển hết 69 bệnh nhân sẽ được hoàn thành trong ngày 15-10.


Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 do Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phụ trách, bắt đầu tiếp nhận F0 từ ngày 11-8. 


Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trung tâm này đã được chuyển giao cho Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM quản lý.

NGUYỆT NHI - BẢO PHƯƠNG

Video liên quan

Chủ đề