Bị tai nạn giao thông được nghỉ bao nhiêu ngày năm 2024

(LSVN) - Khi bị tai nạn lao động, người lao động rất cần được nghỉ ngơi để điều trị ổn định, phục hồi sức khỏe. Theo quy định, người lao động bị tai nạn lao động sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày, pháp luật quy định thế nào về vấn đề này?

Bị tai nạn giao thông được nghỉ bao nhiêu ngày năm 2024

Ảnh minh họa.

Những trường hợp nào được coi là tai nạn lao động?

Theo Luật sư Lê Ngọc Khánh, Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho hay, tại khoản 8, Điều 3, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động được định nghĩa là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào trên cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Và để được hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 bao gồm:

(1) - Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc hoặc ngoài nơi làm việc/ ngoài giờ làm việc mà thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc bị tai nạn trên tuyến đường đi làm trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

(2) - Tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Bị tai nạn lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?

Theo Luật sư, khi không may bị tai nạn lao động, người lao động sẽ được nghỉ làm để điều trị, phục hồi chức năng lao động. Sau khi đã điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động, người lao động còn có thể nghỉ thêm chế độ dưỡng sức, phục hồi thương tật.

Thời gian nghỉ đối với từng giai đoạn điều trị, dưỡng sức, phục hồi thương tật được xác định như sau:

Nghỉ điều trị, phục hồi chức năng lao động:

Hiện không có quy định cụ thể về thời gian nghỉ tối đa. Thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng lao động dài hay ngắn còn phụ thuộc vào thương tật do tai nạn lao động mà người lao động mắc phải.

Nghỉ dưỡng sức, phục hồi thương tật:

Căn cứ Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động, sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động và trở lại làm việc mà trong 30 ngày đầu sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi từ 05 - 10 ngày/lần bị tai nạn lao động.

Cụ thể như sau:

- Tối đa 10 ngày: Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.

- Tối đa 07 ngày: Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50%.

- Tối đa 05 ngày: Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30%.

Lưu ý: Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động trong 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức độ suy giảm lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.

Như vậy, thời gian nghỉ làm do điều trị tai nạn lao động sẽ không giới hạn số ngày nghỉ tối đa nhưng khi đã điều trị ổn định thì người lao động chỉ được nghỉ dưỡng sức thêm từ 05 - 10 ngày.

Nghỉ điều trị, phục hồi sức khỏe, người lao động nhận được gì?

Trong thời gian nghỉ điều trị thương tật do tai nạn lao động và phục hồi sức khỏe, người la động sẽ nhận được các quyền lợi sau đây:

- Được trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ điều trị.

Theo khoản 3, Điều 38, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, doanh nghiệp có trách nhiệm trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động.

- Được doanh nghiệp bồi thường, trợ cấp khi bị tai nạn lao động.

Mức bồi thường, trợ cấp được xác định dựa trên mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động của người lao động.

Sau khi có kết luận giám định mức độ suy giảm lao động, trong 05 ngày làm việc, người sử dụng lao động phải ra quyết định bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động. Trong thời hạn 05 ngày kể ngày ra quyết định bồi thường, trợ cấp, doanh nghiệp phải thanh toán toàn bộ số tiền bồi thường, trợ cấp cho người lao động hoặc thân nhân của họ.

- Được hưởng tiền dưỡng sức, phục hồi thương tật.

Theo Điều 54, Luật An toàn, vệ sinh lao động, với mỗi ngày nghỉ dưỡng sức, người lao động sẽ được nhận số tiền bằng 30% mức lương cơ sở. Theo đó, mỗi ngày nghỉ người lao động sẽ được nhận 447.000 đồng.

Căn cứ Điều 54 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật như sau:

1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

  1. Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
  1. Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
  1. Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.

3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vậy, hiện nay vẫn chưa có quy định thời hạn nghỉ điều trị khi bị tai nạn lao động. Thời gian chữa trị và phục hồi nó còn phụ thuộc vào chấn thương mà người lao động mắc phải. Pháp luật chỉ quy định về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi đã điều trị chấn thương tai nạn lao động thôi.

Nghỉ dưỡng tai nạn lao động thì có được trả lương không?

Tại Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

  1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
  1. Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
  1. Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

Do đó, trong thời gian nghỉ dưỡng để điều trị, phục hồi do tai nạn lao động thì người lao động vẫn được người sử dụng lao động trả đầy đủ tiền lương.

Bị tai nạn được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?

Bị tai nạn lao động, NLĐ được nghỉ bao nhiêu ngày? Thời gian nghỉ làm do điều trị tai nạn lao động sẽ không giới hạn số ngày nghỉ tối đa nhưng khi đã điều trị ổn định thì người lao động chỉ được nghỉ dưỡng sức thêm từ 05 - 10 ngày.

Bị gãy chân được nghỉ chế độ ốm đau bao nhiêu ngày?

30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

Tai nạn lao động được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 8, Điều 3, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể, hoặc thậm chí có thể gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với công việc, nhiệm vụ lao động.

Thời gian điều tra vụ tai nạn giao thông gây chết người là bao nhiêu ngày?

Theo quy định tại Điều 18 của Thông tư số 63/2020/TT-BCA, thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông được quy định như sau: Khi nhận được thông báo về vụ tai nạn giao thông, Cảnh sát giao thông phải tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết trong thời hạn là 07 ngày.