Biên bản hội đồng xử lý nợ

Mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống là gì?Mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống? Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống? Một số quy định về đánh giá rủi ro thủy sản sống?

Hiện nay, Việc các tổ chức , cá nhân nhập khẩu nguồn thủy sản sống ở nước ngoài vào Việt Nam là rất nhiều. Để đảm bảo được nguồn thủy sản sống nhập đảm bảo chất lượng và không gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn thủy sản trong nước thì trước khi được đưa vào trồng trọt và sản xuất thì cần được hội đồng đánh giá rủi ro thực hiện kiểm tra. Vậy Hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống được quy định như thế nào? Mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống ra sao?

Cơ sở pháp lý:

– Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định về trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống là gì?
  • 2 2. Mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống chi tiết nhất:
  • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống:
  • 4 4. Một số quy định về đánh giá rủi ro thủy sản sống:
    • 4.1 4.1. Quy định về đáng giá rủi ro thủy sản sông:
    • 4.2 4.2. Trách nghiệm của cơ quan có thẩm quyền:

Mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc họp hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống. Mẫu được ban hành theo Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT.

Mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống được lập ra để ghi chép lại nội dung việc họp hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống và là căn cứ để cơ sở ban ngành liên quan khác dựa vào đó để làm việc.

2. Mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống chi tiết nhất:

    TỔNG CỤC THỦY SẢN

HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xem thêm: Mẫu biên bản cam kết, giấy cam kết, tờ cam kết mới nhất năm 2022

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm …

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Căn cứ Thông tư số 25 ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống;

Căn cứ Quyết định thành lập hội đồng đánh giá rủi ro loài thủy sản sống nhập khẩu số …ngày …tháng …năm 20… của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;

Hôm nay, ngày ….tháng …..năm 20…… tại Tổng cục Thủy sản, hội đồng thực hiện việc đánh giá rủi ro thủy sản sống lần đầu được nhập khẩu vào Việt Nam, kết quả cụ thể như sau:

I. Thông tin chung

Xem thêm: Phân loại các loại nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro tại ngân hàng

1.Tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu:

– Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: …

– Địa chỉ: …

– Người đại diện: …

– Đầu mối liên lạc của tổ chức, cá nhân: (nếu có): …

– Điện thoại: …Fax: …Email: …

2. Loài thủy sản được đánh giá rủi ro

– Tên tiếng Việt (nếu có): …tên khoa học: …tên tiếng Anh (nếu có):

Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao tài liệu, công việc, tài sản mới nhất năm 2022

– Vị trí phân loại: …

– Kích cỡ dự kiến khi nhập khẩu (kg/con; cm/con): …

– Vùng phân bố tự nhiên:;

– Quốc gia xuất khẩu:

– Quốc gia xuất xứ: …;

3. Hội đồng đánh giá rủi ro

Hội đồng đánh giá rủi ro gồm …thành viên, trong đó vắng mặt …. người, cụ thể là:

1) Ông/bà: …

Xem thêm: Mẫu biên bản, văn bản thoả thuận, hợp đồng thoả thuận mới nhất năm 2022

2) Ông/bà: …

Khách mời: … (ghi rõ tên, địa chỉ)

Chủ trì họp hội đồng: …

Đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký đánh giá rủi ro (ghi rõ tên, chức vụ): …

II. Thông tin về loài thủy sản đánh giá rủi ro

(Tóm tắt các ý kiến phát biểu, trả lời về loài thủy sản đánh giá rủi ro)

III. Đánh giá những tác động bất li có thể xảy ra đối với đa dạng sinh học, môi trường và con người của loài thủy sản thực hiện đánh giá rủi ro

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm phiếu mới và chuẩn nhất năm 2022

IV. Kiến nghị của hội đồng đánh giá rủi ro

Tổng số phiếu đánh giá rủi ro phát ra: …

Tổng số phiếu đánh giá rủi ro thu về: …

Kiến nghị: Không cho phép nhập khẩu: □

Cho phép nhập khẩu: □

a) Trường hợp kiến nghị không cho phép nhập khẩu, nêu rõ lý do: …

b) Trường hợp kiến nghị cho phép nhập khẩu, biện pháp kiểm soát rủi ro là: …

c) Ý kiến khác: …

Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới năm 2022

THƯ KÝ HỘI ĐNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống:

– Ghi rõ thông tin về biên bản được thành lập lúc mấy giờ, ngày … tháng … năm…

– Ghi cụ thể và chính xác thông tin về tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu như: tên tổ chức, cá nhân đăng ký, địa chỉ, người đại diện, đầu mối liên lạc của tổ chức, cá nhân, điện thoại, Fax, Email để liên hệ khi cần,…

– Ghi cụ thể và chính xác loài thủy sản được đánh giá rủi ro bằng tên tiếng Việt (nếu có), tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có), vị trí phân loại, kích cỡ dự kiến khi nhập khẩu (kg/con; cm/con), vùng phân bố tự nhiên, Quốc gia xuất khẩu, Quốc gia xuất xứ.

4. Một số quy định về đánh giá rủi ro thủy sản sống:

Theo Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định một số điều về đánh giá rủi ro thủy sản sống và thành lập hội đồng đáng giá như sau:

Xem thêm: Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác, nội dung làm việc mới nhất năm 2022

4.1. Quy định về đáng giá rủi ro thủy sản sông:

Nội dung đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu thì cần phải đáp ứng quy định liên quan đến an toàn thực phẩm đối với nhập khẩu thủy sản sống làm thực phẩm. Đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu về khả năng tồn tại, sinh trưởng, phát triển trong điều kiện môi trường Việt Nam và khả năng cạnh tranh thức ăn với các loài bản địa. Khả năng trở thành loài xâm hại, có nguy cơ xâm hại, khả năng tái tạo quần đàn trong điều kiện môi trường Việt Nam. Khả năng tạp giao giữa loài thủy sản sống nhập khẩu với loài thủy sản bản địa trong điều kiện tự nhiên. Nguy cơ phát sinh, phát tán mầm bệnh cho thủy sản bản địa, con người.

Phương pháp đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu bao gồm các phương pháp nhận diện, phân loại mối nguy có khả năng gây ra rủi ro, xác định mức độ rủi ro, hậu quả có nguy cơ xảy ra trên thực tế khi nhập khẩu thủy sản sống và phương pháp đánh giá rủi ro dựa trên: Các quy định pháp lý có liên quan của Việt Nam; các công trình khoa học có liên quan đến thủy sản sống nhập khẩu được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín của Việt Nam, nước ngoài; hồ sơ do tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá rủi ro cung cấp.

Thành lập hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu

– Thành lập hội đồng:

+ Hội đồng do Tổng cục Thủy sản thành lập có 07-11 thành viên gồm chủ tịch, phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, các ủy viên và thư ký. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Thủy sản mời đại diện tổ chức, cá nhân nhập khu thủy sản sống và một số đại biểu có liên quan tham dự phiên họp để cung cấp thông tin bổ sung.

+ Yêu cầu đối với thành viên hội đồng: thành viên hội đồng là nhà khoa học có uy tín, có chuyên môn phù hợp, cán bộ quản lý có kinh nghiệm thực tiễn có liên quan.

+ Phiên họp đánh giá rủi ro phải đảm bảo có ít nhất 2/3 tổng số thành viên hội đồng tham dự. Trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt thì phó chủ tịch hội đồng điều hành phiên họp.

– Trách nhiệm của hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu thì có trách nhiệm thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định nội dung đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu, phương pháp đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu để tư vấn cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản quyết định cấp phép hoặc không cấp phép nhập khẩu thủy sản sống; Thành viên hội đồng thực hiện đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu theo Mu số 08 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khoa học, tính chính xác đối với những ý kiến nhận xét, đánh giá độc lập, bảo mật thông tin theo quy định; Hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu có trách nhiệm lập Biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro theo Mu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định về trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Xem thêm: Mẫu biên bản xác nhận công nợ, bàn giao công nợ mới nhất năm 2022

4.2. Trách nghiệm của cơ quan có thẩm quyền:

Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản trong việc đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu thì Tổng cục Thủy sản cần phải thực hiện trách nhiệm chủ trì thực hiện đánh giá rủi ro, cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống; báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi có yêu cầu. Sau khi cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống thì Tổng cục Thủy sản thực hiện việc thông báo công khai trên website của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách thủy sản sống đã được đánh giá rủi ro bao gồm tên tiếng Việt, tên khoa học và tên tiếng Anh (nếu có). Tổng cục Thủy sản thực hiện việc chủ trì, phối hợp với các bên có liên quan kịp thời hướng dẫn biện pháp xử lý trong trường hợp phát hiện bằng chứng thủy sản sống nhập khẩu là loài xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại hoặc có dịch bệnh xảy ra tại quốc gia xuất xứ, quốc gia xuất khẩu.

Ngoài ra thì Tổng cục Thủy sản thực hiện trách nhiệm chủ trì xây dựng, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kế hoạch kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất, kinh doanh thủy sản sống tại quốc gia xuất khẩu khi phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường sinh thái của Việt Nam. Chủ trì thực hiện kiểm tra trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản địa phương; kiểm tra đột xuất nơi nuôi giữ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu khi có dấu hiệu vi phạm.

Trách nhiệm của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra thủy sản sống nhập khẩu hằng năm tại địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện; Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ cơ sở nhập khẩu thủy sản sống không quá 01 ln trong thời gian hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu dựa trên Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống hoặc kiểm tra đột xuất cơ sở nhập khẩu thủy sản sống khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm; báo cáo Tổng cục Thủy sản kết quả kiểm tra định kỳ hàng quý hoặc ngay khi phát hiện có thủy sản sống xuất hiện ở môi trường tự nhiên, môi trường nuôi trồng thủy sản; Khi Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu thì cần lưu bằng chứng về việc đã xử lý thủy sản sống sau hội chợ, triển lãm; tổ chức chứng kiến việc đã xử lý trong trường hợp tổ chức, cá nhân không tái xuất.

Ngoài ra thì, Cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch thủy sản sống nhập khẩu cần phải thông báo việc kiểm dịch thủy sản sống nhập khẩu bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh ngay sau khi có kết quả kiểm dịch để phối hợp quản lý.