Bướu lành tuyến giáp là gì

Bệnh u tuyến giáp là hiện tượng phát sinh một khối mô hoặc tế bào tập trung ở trước cổ, dưới đáy họng. Khối này làm thay đổi hệ thống sức khỏe tuyến giáp, thay đổi chức năng cả vùng và ảnh hưởng đến cả cơ thể. Bệnh u tuyến giáp được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy vào mỗi trường hợp mà cách xử lý và điều trị cũng khác nhau.

Chuyên mục:

ISOFHCARE | Ngày đăng 31/08/2021 - Cập nhật 15/11/2021

Phần lớn các loại bướu cổ lành tính và hầu như không phải phẫu thuật. Chỉ trong những trường hợp thật sự cần thiết mới có chỉ định phải dùng đến phương pháp mổ. Các trường hợp bướu lành cần phải mổ gồm:

  • Bướu lành gây chèn ép khó thở, khó nuốt hoặc gây mất thẩm mỹ
  • Nghi ngờ ung thư
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp loại cường giáp.

Chúng ta cần hiểu rõ, bướu lành tính không cần mổ khi bướu có kích thước nhỏ, và cả kích thước to nhưng không gây khó thở, khó nuốt. Khi bướu cổ lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường không cần điều trị gì và theo dõi bằng cách tái khám định kỳ mỗi 1 – 2 năm một lần. Cần đi khám ngay nếu có thay đổi vùng cổ hoặc bất thường trong cơ thể.

Bắt buộc mổ bướu cổ khi nào?

  • Bướu nhân tuyến giáp ác tính (ung thư): chẩn đoán nhân ác tính bằng sinh thiết.
  • Bướu giáp nhân có kết quả sinh thiết không ác tính nhưng nghi ngờ ác tính (tế bào học hay trên siêu âm).
  • Bướu giáp nhân có tiền sử gia đình trực hệ có người bị ung thư (K) giáp.
  • Bướu giáp đủ lớn gây chèn ép, gây triệu chứng cho bệnh nhân. Triệu chứng gây ra do bướu giáp chứ không phải bệnh nhân bị viêm họng, đau cột sống cổ, bị trào ngược…

Bệnh Viện Bình Dân – Địa chỉ  mổ bướu cổ tin cậy

Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng là bệnh viện tư nhân đầu tiên của Việt nam ,được thành lập năm 1996. Là một bệnh viện đa khoa nhưng có những mũi nhọn chuyên sâu mà không ở đâu có được :

Điều trị bướu cổ bằng phẫu thuật :

Điều trị bệnh bướu cổ có nhiều phương pháp ,nhưng phương pháp tối ưu nhất là phẫu thuật . Mổ bướu cổ thường có nhiều biến chứng và tử vong cao , cho nên người bệnh cần lựa chon nơi nào có trình độ vững vàng và chuyên sâu để được mổ an toàn .

Trong thời gian qua bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng đã phẫu thuật thành công 47.535 ca bướu cổ, an toàn tuyệt đối ,không có tử vong ,không có tai biến . Bệnh viện chưa từ chối phẫu thuật cho một bệnh nhân bướu cổ nào dù khó hay nặng đến mấy . Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng là nơi duy nhất tại ViệtNam áp dụng phương pháp mổ mới an toàn đối với bệnh basedow : “Bằng phương pháp phẫu thuật tức thì” ( tức là bệnh nhân được mổ ngay không cần phải điều trị bình mạch hay bình giáp mới đưa vào mổ ) . Hiện nay trên cả nước các bệnh viện đều phải điều trị cho bệnh nhân Basedow đạt  bình mạch hay bình giáp mới đưa vào mổ ,muốn đạt được bình mạch bình giáp người  bệnh phải uống thuốc hàng tháng đến hàng năm, gây tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc cho người bệnh . Hơn nữa chỉ trừ suy giáp và viêm tuyến giáp mãn tính thì phải điều trị nội khoa ,không có chỉ định mổ ,còn các bệnh bướu cổ khác từ độ I đến độ IV bệnh viện bình dan đều có thể phẫu thuật an toàn cho người bệnh .

Với 20 năm kinh nghiệm, Bệnh viện đa khoa Bình Dân – Đà Nẵng đã phẫu thuật thành công hơn 40.000 ca bướu cổ với tỷ lệ tử vong 0%. Cho đến nay Bệnh viện chưa từ chối phẫu thuật một ca bướu cổ nào dù khó hay nặng đến mấy.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bác sĩ VŨ THỊ TƯ HẰNG – Giám đốc bệnh viện – 0903.415.229 để được tư vấn miễn phí.

Hình ảnh truớc và sau phẫu thuật bướu đa nhân tại Bệnh viện Đa khoa Bình Dân

Hình ảnh trước và sau phẫu thuật bướu Basedow tại Bệnh viện Bình Dân 

Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng là bệnh viện tư đầu tiên của Việt Nam. Gần 20 năm qua Bệnh viện hoạt động có hiệu quả cao và có nhiều uy tín đối với nhân dân trong cả nước. Bệnh viện đa khoa có 100 giường nội trú, trang thiết bị máy móc hiện đại, đồng bộ, có 148 CBNV, trong đó có 45 bác sĩ có trình độ chuyên môn vững vàng và nhiều kinh nghiệm.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình dạng như con bướm nằm ở giữa cổ, bên dưới thanh quản và phía trên xương đòn. Khi các tế bào tại đây tăng sinh bất thường sẽ tạo ra khối u. Phần lớn trường hợp đều là u tuyến giáp lành tính, không phải ung thư.

Vậy u tuyến giáp lành tính có thể gây ra những vấn đề sức khỏe gì? Làm sao để điều trị tình trạng này hiệu quả? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

U tuyến giáp lành tính là gì?

U tuyến giáp là tình trạng xuất hiện các khối u rắn chứa đầy dịch lỏng bên trong hình thành ở ngay tuyến giáp. Đa số trường hợp có khối u không nghiêm trọng, cũng như không ra triệu chứng. Khi đó, chúng được gọi là u tuyến giáp lành tính. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ trường hợp khối u là ác tính (ung thư tuyến giáp).

Thông người, bạn sẽ không biết mình bị u tuyến giáp cho đến khi bác sĩ vô tình phát hiện qua một xét nghiệm trong khi kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, một số khối u phát triển đủ lớn để có thể quan sát được bằng mắt hoặc gây ra triệu chứng khó nuốt hay khó thở.

U tuyến giáp lành tính bao gồm các dạng u tuyến, viêm tuyến giáp, u nang hay các nốt tăng sản. Bệnh lý này xảy ra phổ biến hơn ở nữ giới.

Các dấu hiệu và triệu chứng u tuyến giáp lành tính

Phần lớn trường hợp u tuyến giáp đều không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng đáng chú ý nào. Khi khối u ngày càng phát triển, bạn có thể:

  • Cảm nhận thấy có u (bướu) ở vùng cổ
  • Nhìn thấy sưng ở dưới cổ
  • Cảm thấy khó thở hay khó nuốt khi dùng tay ấn vào khí quản hay thực quản

Một số trường hợp, khối u làm kích thích sản xuất thyroxine – một hormone tuyến giáp. Lúc đó, người bệnh có thể có các triệu chứng do nồng độ hormone tuyến giáp tăng cao (tương tự như cường giáp), bao gồm:

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Hay đổ mồ hôi
  • Run tay chân, rùng mình
  • Cảm giác bồn chồn
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu nhận thấy dấu hiệu sưng bất thường ở cổ hay có cảm giác khó nuốt, khó thở, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để để kiểm tra và đánh giá xem khối u tuyến giáp (nếu có) có phải ung thư hay không.

Bạn cũng cần đến cơ sở y tế gần nhất để nhận điều trị y tế nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh cường giáp, như:

  • Sụt cân dù bạn vẫn có cảm giác thèm ăn như bình thường, thậm chí nhiều hơn
  • Nhịp tim mạnh, nhanh
  • Khó ngủ
  • Yếu cơ
  • Cảm thấy bồn chồn hay cáu gắt

Ngoài ra, khi thấy có các dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp (do tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết), bạn cũng cần đến gặp bác sĩ sớm:

  • Dễ cảm thấy lạnh
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Khô da
  • Trí nhớ có vấn đề
  • Táo bón
  • Cảm thấy lo âu, phiền muộn

Khối u ở tuyến giáp có thể hình thành phát triển do nhiều nguyên do, chẳng hạn như:

  • Sự phát triển quá mức của các mô tuyến giáp. Tình trạng thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, đôi khi gây khó chịu do khối u có kích thước quá to. Một số trường hợp u tuyến giáp gây ra cường giáp.
  • U nang tuyến giáp. Các khối u bên trong chứa đầy dịch lỏng được gọi là u nang, thường xảy ra do các u tuyến bị thoái hóa.
  • Thiếu iốt. Thiếu iốt trong chế độ ăn cũng có thể khiến tuyến giáp phát triển những u (bướu) lớn.
  • Viêm tuyến giáp mạn tính. Bệnh Hashimoto có thể gây viêm tuyến giáp và hình thành các khối u to tại đó. Tình trạng này thường đi kèm với suy giáp.
  • Bướu giáp đa nhân. Bướu giáp (hay bướu cổ) có thể hình thành do thiếu iốt hoặc có rối loạn tuyến giáp. Bướu đa nhân nghĩa là chúng có nhiều loại u khác nhau ở tuyến giáp nhưng nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này vẫn chưa được biết.
  • Ung thư tuyến giáp. Khả năng khối u hình thành ở tuyến giáp là u ác tính (ung thư) thường khá thấp. Tuy nhiên, khi có khối u lớn và cứng ở cổ, gây ra đau đớn, khó chịu thì là dấu hiệu đáng lo ngại. Bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán u tuyến giáp lành tính

Trong chẩn đoán, một số xét nghiệm được thực hiện sẽ giúp xác định khối u đang có là lành tính hay ác tính (ung thư). Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng làm những thử nghiệm để đánh giá chức năng tuyến giáp.

Các xét nghiệm có thể cần thiết gồm:

  • Kiểm tra tuyến giáp. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện động tác nuốt khi họ kiểm tra tuyến giáp. Nếu có khối u tại đó, chúng sẽ di chuyển lên hoặc xuống theo cử động nuốt. Đồng thời, bác sĩ cũng hỏi và kiểm tra các triệu chứng mà bạn gặp phải.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Xét nghiệm sẽ kiểm tra nồng độ hormone TSH và hormone tuyến giáp trong máu để đánh giá xem bạn có đang bị cường giáp hay suy giáp không.
  • Siêu âm. Đây là một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ quan sát hình dạng và cấu trúc tuyến giáp. Dựa trên hình ảnh thu được, bác sĩ có thể phân biệt u nang với u rắn hoặc xác định bướu đơn nhân hay đa nhân. Đôi khi kỹ thuật này được sử dụng để hỗ trợ quá trình sinh thiết chọc hút bằng kim.
  • Sinh thiết chọc hút bằng kim. Phương pháp này dùng để xác định chắc chắn khối u của bạn có phải ung thư hay không. Mẫu mô trong tuyến giáp được lấy ra nhờ một cây kim mảnh rồi đem phân tích dưới kính hiển vi.
  • Xạ hình tuyến giáp. Phương pháp này dùng để đánh giá mức độ hoạt động của khối u tuyến giáp.

Điều trị u tuyến giáp lành tính

Đối với u tuyến giáp lành tính, các lựa chọn trong điều trị bao gồm:

  • Theo dõi, không cần điều trị y khoa. Sau khi được chẩn đoán có u tuyến giáp nhưng lành tính, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi thường xuyên. Điều đó tức là bạn cần kiểm tra sức khỏe và chức năng tuyến giáp định kỳ. Nếu khối u không có thay đổi gì bất thường, bạn không cần phải điều trị.
  • Liệu pháp hormone tuyến giáp. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bổ sung hormone. Nồng độ hormone tuyến giáp phải được theo dõi trong suốt quá trình này.
  • Phẫu thuật. Dù không phải ung thư nhưng nếu khối u quá lớn (hơn 4cm) đến mức gây khó nuốt hay khó thở, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ chúng. Các khối u không xác định được hoặc nghi ngờ là ung thư hay trong quá trình chẩn đoán cũng cần phẫu thuật loại bỏ để đảm bảo. Sau đó, một phần khối u được đem đi kiểm tra dấu vết ung thư.

Khi khối u tuyến giáp làm tăng sản xuất hormone tuyến giáp quá nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị cường giáp.

  • Iốt phóng xạ. Hoạt chất này có ở dạng viên nang hoặc dạng lỏng và sẽ được hấp thụ ở tuyến giáp. Kết quả là khối u sẽ bị teo lại và các triệu chứng cường giáp sẽ giảm dần. Thời gian đem lại tác dụng thường mất khoảng 2–3 tháng.
  • Thuốc kháng giáp. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng giáp như methimazole để giúp giảm bớt triệu chứng. Quá trình điều trị bằng thuốc thường kéo dài và có thể gây ra một số tác dụng phụ trên gan. Do đó, bác sĩ sẽ đánh giá, cân nhắc cẩn thận và trao đổi chi tiết với bệnh nhân trước khi quyết định kê đơn thuốc.
  • Phẫu thuật. Khi các phương pháp trên không có hiệu quả hoặc không áp dụng được, phẫu thuật là lựa chọn thay thế. Các khối u khiến cho tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

U tuyến giáp lành tính có nguy hiểm không?

Khi có khối u hình thành ở tuyến giáp, bạn có thể gặp phải một số vấn đề khi kích thước của chúng tăng dần lên, như:

  • Gặp khó khăn trong việc thở hay nuốt
  • Tăng sản xuất hormone tuyến giáp (cường giáp)
  • Các vấn đề liên quan đến phẫu thuật, chẳng hạn như cần phải dùng thuốc suốt đời

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 2

Khám tuyến giáp thường xuyên sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện được các diễn biến bất thường như hình dạng, kích thức khối u… để có sự can thiệp y tế kịp thời.

Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ và sản xuất hormone nội tiết vào máu để hỗ trợ chức năng hoạt động của các bộ phận khác. Dù là bộ phận rất nhỏ trong hệ nội tiết nhưng tuyến giáp giữ vai trò khá quan trọng. Khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone sẽ khiến bạn mắc bệnh cường giáp. Ngược lại, tuyến giáp tiết ít hormone sẽ gây ra bệnh suy giáp.

11 bước khám tuyến giáp thường được nhiều bác sĩ áp dụng

Chúng ta nên thường xuyên theo dõi sức khỏe tuyến giáp để phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị như suy giáp, cường giáp, bướu tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp… Thông thường, khi khám tuyến giáp, bác sĩ sẽ thực hiện trình tự 11 bước sau đây:

Bước 1: Khởi đầu

Thăm hỏi bệnh sử của bệnh nhân xem họ đã từng mắc bệnh tuyến giáp nào chưa. Sau đó, bác sĩ rửa tay và bắt đầu tiếp xúc vào vùng cổ của bệnh nhân.

Bước 2: Quan sát trực quan

Theo dõi những diễn biến ban đầu của bệnh nhân trong quá trình thăm khám như tình trạng da và tóc, giọng nói có gì bất thường hay không, quá trình nuốt nước bọt có bình thường không và bệnh nhân có bị vã mồ hôi hay không?

Bước 3: Kiểm tra các bộ phận khác

Tuyến giáp bị rối loạn chức năng hoạt động có thể gây ra nhiều vấn đề ở các bộ phận khác. Vì thế, khi khám tuyến giáp, bác sĩ cũng sẽ đồng thời kiểm trả khả năng hoạt động của nhiều bộ phận cơ thể. Trước tiên, bác sĩ sẽ bắt đầu với bàn tay.

Bạn được ngồi trên một chiếc ghế tựa lưng, giơ 2 tay song song trước mặt, lòng bàn tay úp rồi đặt 1 tờ giấy nằm ngang trên 2 bàn tay đang úp để kiểm tra xem bàn tay có đổ mồ hôi hoặc run rẩy bất thường hay không.

Móng tay của bạn cũng sẽ được quan sát để xem bạn có mắc phải hội chứng phù niêm xương chày hay không. Đây là một hội chứng rất hiếm gặp, thường chỉ xảy ra ở những người bị biến chứng do bệnh ở tuyến giáp.

Bước 4: Kiểm tra nhịp tim

Bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp thường có nhịp tim đập nhanh bất thường hoặc đánh trống ngực thường xuyên.

Bước 5: Kiểm tra cổ tổng thể

Ở bước này, bác sĩ sẽ quan sát tổng thể đầu, cổ của bệnh nhân nhưng đặc biệt chú ý đến khu vực tuyến giáp. Bác sĩ thường nhìn bao quát từ phía trước và phía trên để tìm kiếm sự bất thường nào ở khu vực này như vết sưng, kích thước khác biệt…

Bước 6: Kiểm tra hoạt động nuốt

Bác sĩ sẽ đưa cho bạn một ly nước rồi quan sát khi bạn uống và nuốt nước vào trong. Sự chuyển động của tuyến giáp sẽ giúp bác sĩ tìm ra nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bước 7: Kiểm tra từ phía sau

Bước này có thể khiến bạn bị đau nên bác sĩ thường sẽ báo cho bạn biết họ sẽ làm những gì từ phía sau để bạn không cảm thấy bất ngờ. Để bắt đầu, bác sĩ dùng 2 bàn tay ôm trọn vòng cổ của bạn rồi thực hiện tiếp vài thao tác chuyên môn để khám tuyến giáp.

Ở bước này, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác để xác định chiều dài của cả 2 thùy tuyến giáp. Nếu tuyến giáp bệnh nhân có khối u, bác sĩ sẽ kiểm tra trực quan hình dạng và trạng thái của khối u đó xem chúng cứng hay mềm, có di chuyển hay không.

Bước 9: Kiểm tra mắt và hạch bạch huyết

Bước này vẫn được thực hiện từ phía sau cổ bệnh nhân. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra hoạt động của các hạch bạch huyết xung quanh tuyến giáp. Sau đó, bác sĩ di chuyển về phía trước để nhìn vào mắt xem bệnh nhân có đang mắc hội chứng mắt lồi hay không. Mắt lồi là một dấu hiệu khác của bệnh cường giáp.

Bước 10: Kiểm tra lưu lượng máu

Đây là bước kiểm tra cuối cùng khi khám tuyến giáp. Người mắc bệnh cường giáp có lưu lượng máu tăng cao hơn bình thường.

Bước 11: Tổng hợp và trả kết quả

Ở bước này, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết những bất thường, nguy cơ mắc phải bệnh tuyến giáp của bạn và hướng dẫn bạn cách chăm sóc tuyến giáp ra sao. Nếu bạn mắc bệnh tuyến giáp, bác sĩ cũng sẽ thông báo mức độ nghiêm trọng của căn bệnh bạn đang mắc phải và đưa ra những lựa chọn điều trị phù hợp.

Có nên khám tuyến giáp tại nhà không?

Dù bạn có thể nhìn thấy hình dạng tuyến giáp của mình khi soi gương hoặc sờ được tuyến giáp khi chạm tay vào cổ nhưng bạn hoàn toàn không nên tự khám tuyến giáp tại nhà.

Việc thăm khám tuyến giáp phải do bác sĩ có kinh nghiệm và kiến thức y khoa thực hiện để nắm bắt chính xác những bất thường trong tuyến giáp. Người không có kiến thức y tế sẽ không thể có được chẩn đoán chính xác khi khám tuyến giáp tại nhà.

Hơn nữa, khi được bác sĩ chuyên khoa khám tuyến giáp, bạn có thể được yêu cầu làm thêm một số thủ tục xét nghiệm sau đó để tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến những bất thường ở tuyến giáp (nếu có). Nếu thực hiện việc này tại nhà, bạn không có đủ máy móc, thiết bị phục vụ cho nhu cầu đó.

Khám tuyến giáp ở đâu?

Tại TP. HCM, bạn có thể khám tuyến giáp tại một trong những bệnh viện sau:

Địa chỉ: 3 Nơ Trang Long, P. 7, Q. Bình Thạnh.

Thời gian làm việc: 6h30-16h30 từ thứ 2 đến Chủ nhật.

Bệnh viện Đại học Y dược

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, P. 11, Q. 5

Thời gian làm việc: 6h30-16h30 từ thứ 2 đến thứ 6; 6h30-12h00 thứ 7.

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Địa chỉ: 1 Nơ Trang Long, P. 7, Q. Bình Thạnh.

Thời gian làm việc: 7h00-11h30 và 13h00-16h00 từ thứ 2 đến Chủ nhật.

Bệnh viện Nhân dân 115

Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, P. 12, Q. 10.

Thời gian làm việc: 8h00-17h00 từ thứ 2 đến thứ 6.

Nếu đang sinh sống tại Hà Nội hoặc các tỉnh thành phía Bắc, bạn có thể khám tuyến giáp ở một trong những bệnh viện sau:

Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Địa chỉ cơ sở 1: Ngõ 215 Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì.

Địa chỉ cơ sở 2: Số 80 ngõ 82 Yên Lãng, Đống Đa.

Thời gian làm việc: 6h00-17h00 từ thứ 2 đến thứ 6.

Bệnh viện K Hà Nội

Địa chỉ cơ sở 1: 43 Quán Sư, P. Hàng Bông, Q. Hoàn Kiếm.

Địa chỉ cơ sở 2: Tựu Liệt, P. Tam Hiệp, Q. Thanh Trì.

Địa chỉ cơ sở 3: 30 Cầu Bươu, P. Tân Triều, Q. Thanh Trì.

Thời gian làm việc: 8h00-17h00 từ thứ 2 đến thứ 6.

Bệnh viện Thanh Nhàn

Địa chỉ: 42 Thanh Nhàn, Q. Hai Bà Trưng.

Thời gian làm việc: 8h00-17h00 từ thứ 2 đến thứ 6.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề