Cách cho rắn ri voi con ăn

Trong khi nhiều người nuôi rắn ri voi trong vèo, trong ao hoặc bể xi măng thì ông Ngôn có ý tưởng mới là nuôi trong bể kính đặt trên sân thượng. Mô hình này vừa tiết kiệm diện tích, hạn chế bệnh và vừa đạt hiệu quả kinh tế cao.

Cách cho rắn ri voi con ăn
Ông Ngôn nuôi rắn ri voi trên sân thượng với diện tích chỉ 60 m2

DUY TÂN

Tận dụng sân thượng còn trống trong căn nhà 3 tầng của gia đình, ông Ngôn lắp bể kính nuôi rắn. Với diện tích tầng thượng chỉ có 60 m2, ông đặt gần 100 hồ kiếng chồng lên nhau. Mỗi bể kính dài 1,2 m, chiều cao và ngang 0,5 m. Ở đáy bể có gắn van xả nước thải nên dễ dàng xử lý thay nước. Chi phí đầu tư mỗi bể gần 1 triệu đồng. Trung bình mỗi bể, ông nuôi ghép 3 con cái và 2 con đực. Riêng rắn nhỏ thả số lượng nhiều hơn. Giá thể để rắn trú ngụ là lá dừa, lá chuối khô.

Ông Ngôn kể, lúc trước, ông làm nghề sửa chữa máy nổ. Năm 2016, được hàng xóm tặng cặp rắn ri voi tự nhiên, ông mua hồ kính thả nuôi trên sân thượng như thú cưng. Thấy rắn phát triển tốt, cho sinh sản, ông nảy sinh ý tưởng nuôi phát triển kinh tế. “Sau khi tìm hiểu cách nuôi và nhận định loại rắn này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, tôi quyết định tìm mua giống chất lượng về nuôi nhân đàn”, ông Ngôn kể.

Cách cho rắn ri voi con ăn
Mỗi bể kính, ông Ngôn ghép cặp gồm 2 con đực, 3 cái để rắn sinh sản

DUY TÂN

\n

Ban đầu, ông gặp không ít khó khăn, do chưa nắm rõ tập tính. Dần dà, ông tự học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm và nhân đàn thành công. Từ đàn rắn vài chục con ban đầu nay đã tăng lên số lượng duy trì ổn định trên 2.000 con bố mẹ và rắn giống.

Theo ông Ngôn, nuôi rắn trong bể kính rất dễ theo dõi. Nếu phát hiện rắn có biểu hiện bất thường là xử lý nhanh hơn so với nuôi trong lu hay bể xi măng. Đặc biệt, nuôi trong bể kính thì rắn lớn nhanh và sinh trưởng tốt. “Nuôi loại rắn ri voi rất nhẹ công chăm sóc, cách 4 - 7 ngày cho ăn một lần. Thức ăn là nguồn cá tạp dễ tìm, giá rẻ. Chỉ cần vệ sinh bể kính sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh, thay nước mỗi tuần 1 lần”, ông Ngôn cho biết thêm.

Hiện ông Ngôn chủ yếu nuôi rắn ri voi giống, chỉ bán rất ít rắn thương phẩm. Rắn có trọng lượng từ 1 - 1,2 kg/con có giá 750.000 - 800.000 ngàn đồng/kg. Riêng rắn giống 15 ngày tuổi giá 80.000 đồng/con, rắn 1 tháng tuổi giá 100.000 đồng/con. Mỗi năm, ông xuất bán trên 2.000 con rắn giống, thu lãi trên 200 triệu đồng.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi rắn ri voi, cách chọn con giống, nuôi đầu tư ít cho hiệu quả cao. Đây là loài khá dễ nuôi và cũng đang được thị trường ưa chuộng. Nên đầu tư vào mô hình nuôi rắn ri voi rất hợp lý.

Mục lục nội dung

Phân biệt rắn nuôi và rắn đồng. Mua rắn giống

Làm sao đề phân biệt được trong lúc đi mua rắn ri voi giống. Mà chúng ta phân biệt được là rắn đồng hay là rắn nuôi.

Để chúng ta khỏi mất công và thời gian về chúng ta thuần chủng. Mà con rắn đồng chúng ta thuần chủng khoảng vài tháng thì nuôi mới có hiệu quả cho quá trình bầy rắn tại nhà.

Thì cách phân biệt cũng rất đơn giản thôi. Đầu tiên là con rắn đồng, bản năng của nó là tự vệ. Chúng rất là dữ, nếu các bạn sơ ý trong khi bắt mà chỉ cần đưa tay gần thôi là nó có thể cắn chúng ta. Cái đó thì các bạn phải cẩn thận. Đó là lúc mà các bạn đi mua tại những điểm không phải trại giống, có thể là ở chợ hay này kia những chỗ trôi nổi. Thì coi chùng là con rắn đồng hung dữ sẽ cắn tay.

Đặc điểm phân biệt thứ hai là con rắn đồng rắn ruộng. Là các bạn nhìn vào phần đầu của nó. Nói đơn giản đi, thí dụ như là con rắn đồng sẽ có đầu to và mình nhỏ. Tưởng tượng giống như bàn tay và cánh tay của chúng ta. Con rắn đồng có đầu to hơn mình là do thiếu mồi.

Cách cho rắn ri voi con ăn
Cách cho rắn ri voi con ăn

Còn loại rắn giống để nuôi sẽ có phần đầu và mình tương đối to bằng nhau. Nuôi tại trại hoặc tại nhà đã được thuần hóa, có thể đầu sẽ nhỏ hơn mình. Rắn đi bắt tại trại giống có tới 99 % là đầu sẽ nhỏ hơn mình. Do có đủ mồi thì phần đầu không kịp phát triển bằng thân. Thì đó là cách phân biệt thứ hai.

Rắn mới mua về đổi màu da?

Với lại chúng ta có thể xem màu da của nó. Nếu màu da của rắn đồng mới bắt về thì nó sẽ dính lớp phèn. Đó là lớp phèn ngoài ruộng đồng. Có nhiều bạn đem về nuôi và thắc mắc rằng tại sao con rắn lúc mới bắt về thì có màu vàng. Nhưng mà nuôi được năm sáu hôm thì tự nhiên lại chuyển sang màu đen?

Thì đó chính xác là có nguồn gốc từ ngoài đồng ngoài ruộng. Bị dính lớp phèn, khi chúng ta nuôi thì lớp phèn sẽ tróc ra. Vài ngày sau đó sẽ trả lại lớp da về màu nguyên vẹn của nó. Chứ không có gì là lạ hết.

Nên xem:   Cách phân biệt nhím đực, nhím cái

Rắn ri voi nái nằm nôi trên mặt nước?

Nuôi rắn ri voi nái trong thùng phi, nhưng hay thấy trườn đầu nằm nổi lên trên mặt nước. Vậy xin hỏi rắn bị bệnh gì và cần khắc phục gì?

Theo chẩn đoán và kinh nghiệm trong thời gian nuôi. Thì nguyên nhân đầu tiên ở đây là do bạn nuôi rắn đã để nước quá cao. Rắn cũng cần phải hô hấp nên phải trườn lên để thở. Thí dụ như con rắn chỉ có thể duy trì dưới nước trong khoảng nửa tiếng trở lại.

Khi hết không khí thì nó sẽ di chuyển trườn lên để lấy không khí. Đó là năm mười phút chúng trườn lên một lần.

Còn nó nằm lên trên mặt nước luôn thì chứng tỏ có vấn đề. Cái này thì bạn để nước cao hơn mình con rắn. Thí dụ con rắn có mình dày bốn phân thì mình để nước bốn phân rưỡi hoặc năm phân. Mình nuôi đừng có để cao quá tới mấy tấc.

Các vấn đề cần lưu ý

Nếu để tới ba tấc tức là hơn gang tay thì con rắn cần hô hấp phải trườn lên để thở. Rắn trườn lên mặt nước luôn thì có thể là những vấn đề sau:

Một là con rắn đang cần sự phối giống tại bạn nuôi con rắn cái một mình. Thứ hai là con rắn này có thể bị sình bụng. Trường hợp thứ ba là con rắn này có thể bị bệnh viêm phổi.

Nếu xác định điều trị viêm phổi cho rắn đã phối giống thì khả năng cao sẽ bị hỏng lứa đó. Tùy theo tình hình để cân nhắc.

Trong quá trình nuôi rắn ri voi, trong môi trường nuôi có bỏ dây ni lông màu đen. Nếu các bạn nuôi có bỏ lục bình hoặc dây ni lông màu đen thì màu đó sẽ làm cho con rắn bị bệnh. Do màu đó là hóa chất sẽ ảnh hưởng đến con rắn và nó sinh ra nhiều thứ bệnh.

Cách cho rắn ri voi con ăn
Cách cho rắn ri voi con ăn

Các bạn muốn khắc phục thì đầu tiên phải vớt lục bình ra bỏ, cái dây ni lông màu đen. Chúng ta đừng để rắn sống trong môi trường đó. Để tránh nguy hại cho rắn thì chúng ta dùng những tấm lưới cước để trong môi trường nuôi để cho rắn lột da.

Nhưng mà nhớ là chỉ nên để lưới cước màu trắng. Đừng có lấy màu xanh hay màu đen làm ảnh hưởng tới con rắn. Đó là một số thông tin để nuôi rắn ri voi an toàn hơn, đem lại nguồn thu nhập tốt hơn.

Chia sẻ về cách nuôi rắn ri voi

Chuẩn bị mồi thức ăn cho cá. Pha một ít men tiêu hóa vi sinh vào trong thức ăn. Trộn men vào thức ăn cho con cá mồi. Cá mồi cho rắn ở đây thì dùng cá trê và cá rô phi. Khu vực nuôi ở đây có một vài con rắn bố mẹ cùng với cá trê mồi.

Nên xem:   Làm giàu từ mô hình nuôi cá nàng hai

Có thể do mưa bão nhiều mà con rắn cũng bị ảnh hưởng bởi thay đổi thời tiết nên ăn kém. Cho cá trê ăn thức ăn có hỗ trợ men tiêu hóa ở trong. Thì khi con rắn ăn con cá trê thì nó cũng sẽ được hỗ trợ thêm về hệ tiêu hóa. Nuôi cùng rắn bố mẹ nên có thể dùng mồi con cá trê hơi to một chút cũng được.

Vào ban ngày nên rắn núp hết xuống. Có thể cho rắn ăn mồi sống như cá rô phi, rô đồng. Mục đích cho rắn ăn mồi sống để mình xử lý men tiêu hóa tiện hơn. Thì cho cá mồi men tiêu hóa là chúng ta đã gián tiếp bổ sung men tiêu hóa cho rắn.

Nên nuôi rắn ri voi hay rắn ri cá

Rắn ri cá là loài rất là ăn tạp. Chúng ăn được rất nhiều loại cá. Có thể sử dụng được tất cả các loại cá để làm mồi cho chúng: cá trê, rô phi, cá sặc,…

Nói chung là dễ nuôi hơn rắn ri voi. Thì ở nơi nào các bạn có được nguồn mồi ổn định với lại nó nhiều thì mình nên đầu tư nuôi rắn ri cá. Tại vì chúng ăn cũng rất nhiều nên mình nuôi đủ mồi cho nó ăn thì mới mau lớn.

Cách cho rắn ri voi con ăn
Cách cho rắn ri voi con ăn

Còn nếu cho ăn theo cữ thì lúc nó ăn dành mồi nhau các bạn phải can rất mệt. Với lại cho ăn phân cữ thì mồi không được đầy đủ. Theo đó con rắn cũng sẽ chậm lớn nhé các bạn.

Còn về rắn ri voi, chúng hay là ăn các loại cá trơn. Chúng hay ăn cá trê, con lươn, cá tra,… Thì các bạn lưu ý nếu có nguồn mồi ở gần trại giống mà người ta nuôi cá trê. Thì mình nên đầu tư nuôi rắn ri voi. Còn cá tạp, cá đồng nhiều thì nên chọn nuôi loại rắn kia. Tuy nuôi kén mồi hơn nhưng loại rắn này lại cho giá bán cao hơn.

Cần tính toán kỹ nguồn mồi và công chăm sóc để lụa chọn xem nên nuôi loại nào.

Mô Hình Nuôi Rắn Ri Voi

Có rất nhiều mô hình để nuôi, kỹ thuật nuôi rắn, giới thiệu về mô hình nuôi khép kín.

Bể nuôi rắn ri voi

Mô hình nuôi đỡ tốn công. Chủ động nuôi cá mồi để giảm chi phí thay vì mua cá cỡ to.

Xây hai bên hai dãy chuồng, ở giữa đề ống làm rãnh tháo nước. Bể nuôi rắn xây bằng gạch, bên trong lát gạch men hết. Giá thành cũng không cao, lát men toàn bộ bốn vách. Chiều cao của bể nuôi khoảng một mét.

Mỗi một bể nuôi có kích thước hai chiều đều là hai mét. Ngăn ra thành các ô như vậy thì mình dễ quan sát và kiểm soát con rắn hơn. Làm như vậy sẽ đạt hơn, xử lý được rắn trong từng bồn. Một bồn rộng bốn mét vuông có thể chứa 50 – 70 con bố mẹ.

Cách cho rắn ri voi con ăn
Cách cho rắn ri voi con ăn

Đáy bề được xây dốc sao cho dốc hình chéo, có đầu thấp nhất để có thể tháo toàn bộ nước trong bể. Vị trí để vòi nước nạp nước vào bể để ở vị trí cao nhất, vòi thoát nước để ở vị trí thấp nhất. Để khi thay nước thì nước sẽ chảy dồn xuống góc thấp nhất. Như vậy theo quá trình đó thì nước sẽ rửa trôi làm cho bể nuôi sạch hơn.

Nên xem:   Baking soda NaHCO3 – Sodium Bicarbonate nguyên liệu tăng kiềm ao nuôi tôm

Lưu ý với các bạn là khi thay nước thì nên thay 50 % nước. Có nghĩa là không được để cho nước bẩn quá rồi mới thay. Thấy vừa bẩn thì thay luôn một nửa nước cũ. Như vậy thì con rắn sẽ không có bị sốc. Khi chuẩn bị thay nước thì dùng thuốc sát tùng cho vào bể để sát trùng nguồn nước.

Mồi cho rắn ri voi. Rắn ri voi ăn gì?

Liên hệ mua cá mồi cho rắn từ các trại cá giống. Liên hệ đặt mua những con cá dạt, khi họ bán hết còn dư một số ít tầm vài ký để lại cho mình. Thả vào bể để tự nuôi cả lớn cả nhỏ. Như vậy sẽ tiết kiệm chi phí mồi cho rắn.

Lượng mồi chú ý lúc nào cũng thả dư một ít để khi rắn đói không tranh mồi của nhau. Lúc nao cũng nên chủ động được nguồn thức ăn cho chúng.

Ở phía trên để ý che thêm lưới đen và chọn vị trí có nắng vừa đủ để chống nấm bệnh. Đảm bảo trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày đón được nắng để rắn phát triển tốt. Nhiều nắng quá cũng không được vì nước sẽ bị nóng và rắn không chịu được.

Rắn đực trưởng thành giống có khối lượng chỉ hơn bốn lạng, con bự nhất năm lạng. Tại vì rắn đực tỷ lệ ăn của nó rất ít ăn cầm chừng nên nó lớn rất chậm. Mà rắn đực hơn năm lạng thì khả năng thụ tinh đậu cũng kém. Thành ra những con rắn đực trên năm lạng thì người ta cũng loại bỏ bán thịt. Cũng nên trao đổi giống để tránh hiện tượng trùng huyết.

Rắn nuôi thịt có thể nặng đến bảy đến tám ký. Nuôi được nửa năm đến một năm có thể xuất bán với khối lượng từ nửa cân.

Giá rắn ri voi

Loại con giống ba ngày có giá sáu mươi ngàn đồng một con. Loại một tháng có giá một trăm ngàn mỗi con.

Nuôi được một năm rưỡi sẽ bắt đầu vào sinh sản. Lượng đẻ cũng không quá nhiểu, một năm một con rắn nái sẽ đẻ khoảng tám đến mười lăm con. Loại để làm thương phẩm có giá từ sáu đến bày trăm ngàn một ký thịt.

Ngoài ra thì cũng có thể có những mô hình nuôi khác như nuôi trong ao, nuôi trong lu, khạp. Bên cạnh đó thì ngoài cá mồi rắn cũng còn ăn các loại khác như ếch, nhái, nòng nọc,… Có thể kiếm dễ dàng ngoài tự nhiên như ở ngoài đồng ruộng.