Cách chứng minh hai mặt phẳng cắt nhau

Cách chứng minh 2 mặt phẳng song song trong không gian

Các cách chứng minh hai mặt phẳng song song trong không gian qua các ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và bài tập rèn luyện.

Định nghĩa: Hai mặt phẳng gọi là song song nếu chúng không có điểm chung.

Điều kiện song song của hai mặt phẳng:

Nếu mặt phẳng $(P)$ chứa hai đường thẳng $a$ và $b$ cắt nhau và cùng song song với mặt phẳng $(Q)$ thì $(P)$ song song với $(Q)$

Cách chứng minh hai mặt phẳng cắt nhau

$\left.\begin{array}{l}a \text { và } b \subset(P) \\ a \text { cắt } b \\ a, b / /(Q)\end{array}\right\} \Rightarrow(P) / /(Q)$

Các định lí:

a) Qua một điểm nằm ngoài mặt phẳng có một và chỉ một mặt phẳng song song mặt phẳng đó.

b) Nếu đường thẳng $a$ song song mặt phẳng $(Q)$ thì qua $a$ chỉ có duy nhất một mặt phẳng song song mặt phẳng $(Q)$.

c) Nếu hai mặt phẳng $(P)$và $(Q)$ song song thì mọi mặt phẳng $(R)$ cắt $(P)$thì cắt $(Q)$ và các giao tuyến của chúng song song.

Cách chứng minh hai mặt phẳng cắt nhau

d) Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì chúng song song với nhau.

e) Hai mặt phẳng song song chắn trên hai cát tuyến song song những đoạn bằng nhau.

f) Định lí Thales:

Ba mặt phẳng song song chắn trên hai cát tuyến bất kì các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.

Cách chứng minh hai mặt phẳng cắt nhau

Cách chứng minh hai mặt phẳng cắt nhau

g) Định lí Thales đảo:

Nếu trên hai đường thẳng chéo nhau $a$ và $b$ lần lượt lấy các điểm $A, B, C$ và $A’, B’, C’$ sao cho $\frac{A B}{A^{\prime} B^{\prime}}=\frac{B C}{B^{\prime} C^{\prime}}=\frac{A C}{A^{\prime} C^{\prime}}$ thì ba đường thẳng $A A^{\prime}, B B^{\prime}, C C^{\prime}$ lần lượt nằm trên ba mặt phẳng song song.

Ví dụ minh họa:

Cách chứng minh hai mặt phẳng cắt nhau

Cách chứng minh hai mặt phẳng cắt nhau

Bài tập chứng minh 2 mặt phẳng song song

Cách chứng minh hai mặt phẳng cắt nhau

Toán lớp 11 - Tags: không gian, mặt phẳng, song song
  • Cách chứng minh 2 đường thẳng song song trong không gian

  • 30 câu trắc nghiệm Phép tịnh tiến có lời giải – Toán lớp 11

  • Tổng hợp kiến thức cơ bản Toán lớp 11 – Nguyễn Thanh Nhàn

  • Lý thuyết khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau

  • Cách tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau trong không gian

  • Tổng hợp các chuyên đề Toán lớp 11

  • 30 câu trắc nghiệm cấp số cộng, cấp số nhân có đáp án

Phương pháp chứng minh hai mặt phẳng song song

Phương pháp 1

Cơ sở của phương pháp chứng minh hai mặt phẳng (P) và (Q) song song nhau là:

– Bước 1: Chứng minh mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng a, b cắt nhau lần lượt song song với hai đường thẳng a’ , b’ cắt nhau trong mặt phẳng (Q)

– Bước 2: Kết luận (P) // (Q)  theo điều kiện cần và đủ.

Phương pháp 2

– Bước 1: Tìm hai đường thẳng  a, b cắt nhau trong mặt phẳng (P)

– Bước 2: Lần lượt chứng minh a // (Q) và b // (Q)

– Bước 3: Kết luận (P)// (Q)

Bài tập minh họa

Bài 1: Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O, gọi M, N, P, Q  theo thứ tự là trung điểm của các cạnh SA, SD, AB, ON.

  1. Chứng minh rằng (OMN)// (SBC)
  2. PQ // (SBC)

Bài 2:  Cho hình chóp SABCD đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, CD

  1. Chứng minh rằng (OMN)//(SBC)
  2. Gọi I là trung điểm của SD, J là 1 điểm trên (ABCD) và cách đều AB, CD. Chứng minh IJ// (SAB).

Bài tập áp dụng

Bài 1: Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành  tâm O. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm SA, CD, AD.

  1. Chứng minh (OMN)//(SBC)
  2. Gọi I là điểm trên MP. Chứng minh OI // (SCD)

Bài 2: Cho hình chóp SABCD  đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M,N,P,Q  lần lượt là trung điểm BC , AB, SB, AD.

  1. Chứng minh (MNP) // (SAC)
  2. PQ // (SAC)
  3. Gọi I là giao điểm của AM và BD, điểm J trên cạnh SA sao cho AJ = 2JS . Chứng minh IJ //(SBC)

Bài 3: Cho hai hình bình hành ABCD , ABEF có chung cạnh AB và không đồng phẳng . I, J, K lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD, EF. Chứng minh: (ADF) // (BCE), (DIK) // (JBE).

Bài 4: Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong

  1. Gọi O, O’ lần lượt là tâm của hình bình hành ABCD, ABEF, Chứng minh OO’ song song với các mặt phẳng  (ADF), (BCE)
  2. Gọi M, N lần lượt là trọng tâm của hai tam giác ABD, ABE. Chứng minh MN //(CEF),

Bài 5:  Cho hình chóp SABCD đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, CD

  1. Chứng minh rằng (OMN)//(SBC)
  2. Gọi I là trung điểm của SD, J là 1 điểm trên (ABCD) và cách đều AB, CD. Chứng minh IJ// (SAB).
  3. Giả sử tam giác SAD và ABC cân tại A. Gọi AE, AF lần lượt là các đường phân giác trong của tam giác ACD, SAB. Chứng minh EF // (SAD).

Bài 6: Cho hình chóp SABC. Các điểm I, J, K lần lượt trọng tam giác SAB, SBC, SCA. Chứng minh (IJK)// (ABC)

Bài 7: Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi G1, G2, G3 lần lượt là trọng tâm của các tam giác SAB, ABC, SBD. Gọi M là một điểm G2G3. Chứng minh G1M //(SBC)