Cách gói bánh chưng và bánh tét

1. Nguyên liệu gói bánh

Có thể nói, nhắc tới Tết cổ truyền, bánh chưng và bánh tét là hai món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ người Việt. Sự khác nhau giữa bánh chưng và bánh tét được thể hiện ở nguyên liệu gói bánh.

Cách gói bánh chưng và bánh tét

Hình ảnh của bánh chưng – linh hồn ẩm thực của Tết Việt

Bánh chưng thường xuất hiện tại khu vực phía Bắc trong dịp Tết Nguyên đán. Nguyên liệu chính của bánh chưng bao gồm:

  • Gạo nếp (hạt mẩy, đều, khi nấu thơm dẻo)
  • Đậu xanh (chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng)
  • Thịt lợn (chọn loại thịt 3 chỉ hoặc thịt vai sấn, không nên chọn loại thịt quá nạc).
  • Lá dong (nên chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) để dễ gói và giúp bánh có màu xanh đẹp.
  • Sợi lạt: nên chọn loại lạt dang, mỏng, mềm và dẻo dai

Bên cạnh bánh chưng truyền thống, người dân miền Bắc còn có những thay đổi khá thú vị về nguyên liệu. Chẳng hạn, bánh chưng có màu sắc, hương vị khác lạ như bánh chưng gấc đỏ, bánh chưng ngũ sắc, bánh chưng nếp cẩm,…

Cách gói bánh chưng và bánh tét

Hình ảnh bánh Tét của người Nam Bộ trong ngày tết

Đối với bánh Tét của người miền Nam, nguyên liệu làm bánh tương đối giống với bánh chưng của người miền Bắc. Điểm khác biệt là người miền Nam thường sử dụng lá chuối thay cho lá dong khi gói bánh. Thêm vào đó, rau ngót cũng được sử dụng để tạo màu bánh xanh mướt khi người Nam Bộ gói bánh tét.

2. Hình dạng bánh chưng và bánh tét

Điểm khác nhau rõ rệt nhất giúp người bình thường phân biệt được bánh chưng và bánh tét có lẽ là hình dạng của hai loại bánh này.

Cụ thể, bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Điều này được giải thích qua “Sự tích bánh chưng bánh dày” của hoàng tử thứ 18 con Vua Hùng là Lang Liêu nổi tiếng Việt Nam.

Cách gói bánh chưng và bánh tét

Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất

Ngược lại, bánh tét của người miền Nam có hình trụ. Sở dĩ bánh tét có hình trụ là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa Việt Chăm hay cũng có thể là sự kế thừa những giá trị của lớp tiền nhân đi trước để lại. Khi người Việt bắt đầu vào khai hoang, mở rộng vùng đất phương Nam, do sự tiếp thu yếu tố tín ngưỡng của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng thờ thần lúa nên các cư dân Việt sau này đã tạo ra chiếc bánh tét như ngày nay.

Cách gói bánh chưng và bánh tét

Bánh tét của người miền Nam có hình trụ.

Lý do bánh tét của miền Nam có hình trụ cũng bởi thời tiết khu vực này nóng hơn miền Bắc. Việc gói bánh theo hình trụ dài dễ bảo quản hơn, tránh bị mốc ở 4 góc như bánh chưng, nếu có mốc, cũng dễ dàng xử lý hơn khi có thể cắt lát phần bị hỏng vứt đi.

4 cách gói bánh chưng vuông đẹp không cần khuôn đơn giản dễ làm đón Tết

14825 lượt xem

Cách làm bánh chưng chuẩn vị ngon, đậm đà cho ngày Tết truyền thống

58358 lượt xem