Cách hạch toán kế toán hành chính sự nghiệp năm 2024

Dự thảo quy định rõ về chứng từ kế toán. Theo đó, các đơn vị được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo đủ các thông tin phục vụ hạch toán kế toán. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đáp ứng các nội dung quy định tại Luật kế toán, phù hợp với thông tin cần ghi sổ kế toán và yêu cầu quản lý của đơn vị.

Trường hợp đơn vị sử dụng các mẫu chứng từ in sẵn phải thực hiện bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Đối với loại chứng từ có quy định quản lý riêng biệt, chặt chẽ như tiền thì đơn vị phải thực hiện đúng quy trình quản lý, đảm bảo an toàn.

Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác theo cơ chế tài chính; doanh thu, chi phí, phân phối kết quả hoạt động và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác tại đơn vị.

Phải mở sổ kế toán để ghi chép và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh

Theo dự thảo, đơn vị phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán, đơn vị hạch toán phụ thuộc. Việc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, các văn bản có liên quan và quy định tại Thông tư này.

Đơn vị có tiếp nhận, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp trong nước; kinh phí viện trợ, vay nợ nước ngoài theo dự án; kinh phí từ phí được khấu trừ, để lại theo pháp luật phí và lệ phí và kinh phí hoạt động nghiệp vụ mà cơ quan có thẩm quyền quy định phải báo cáo quyết toán số đã sử dụng theo mục lục ngân sách thì phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết việc nhận và sử dụng các nguồn kinh phí này theo mục lục ngân sách và theo các yêu cầu khác để phục vụ cho việc lập báo cáo quyết toán với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Lập báo cáo tài chính đúng thời gian quy định, thông tin số liệu phải rõ ràng, chính xác

Dự thảo nêu rõ, báo cáo tài chính phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị.

Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được tổng hợp toàn bộ thông tin số liệu liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị kế toán, bao gồm cả số liệu của đơn vị hạch toán phụ thuộc. Các giao dịch nội bộ phát sinh trong năm giữa các đơn vị trong đơn vị kế toán phải được loại trừ hết trước khi lập báo cáo tài chính theo quy định. Thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.

Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế toán. Ngoài ra trong một số trường hợp cụ thể đơn vị kế toán còn phải lập báo cáo tài chính theo các kỳ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

- Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho: Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là đơn vị hành chính, sự nghiệp).

- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, nếu thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước hoặc có tiếp nhận viện trợ không hoàn lại của nước ngoài hoặc có nguồn phí được khấu trừ, để lại thì phải lập báo cáo quyết toán quy định tại Phụ lục 04 của Thông tư 107/2017/TT-BTC.

2. Quy định về tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp mới nhất

Tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp được quy định tại Điều 4 Thông tư 107/2017/TT-BTC như sau:

- Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác; tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản khác ở các đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Phân loại hệ thống tài khoản kế toán:

+ Các loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Tài khoản trong bảng dùng để kế toán tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính), áp dụng cho tất cả các đơn vị, phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.

+ Loại tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Các tài khoản ngoài bảng liên quan đến ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước (TK 004, 006, 008, 009, 012, 013, 014, 018) phải được phản ánh theo mục lục ngân sách nhà nước, theo niên độ (năm trước, năm nay, năm sau (nếu có)) và theo các yêu cầu quản lý khác của ngân sách nhà nước.

+ Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận, sử dụng: nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán theo các tài khoản trong bảng, đồng thời hạch toán các tài khoản ngoài bảng, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước và niên độ phù hợp.

- Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản:

+ Các đơn vị hành chính, sự nghiệp căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư 107/2017/TT-BTC để lựa chọn tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị.

+ Đơn vị được bổ sung tài khoản kế toán trong các trường hợp sau:

++ Được bổ sung tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 02) kèm theo Thông tư này để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.

++ Trường hợp bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 02) kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

- Danh mục hệ thống tài khoản kế toán, giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép tài khoản kế toán nêu tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].