Soạn văn lớp 6 tập 2 trang 35 năm 2024

Bài thơ Con là... sẽ được học trong chương trình Ngữ văn 6. Hiện nay, để có thể tiếp thu kiến thức Ngữ văn lớp 6 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả, học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà.

Soạn văn lớp 6 tập 2 trang 35 năm 2024
Soạn bài Con là...

Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu tài kiệu Soạn văn 6: Con là... thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn văn 6: Con là...

Soạn bài Con là… - Mẫu 1

Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Y Phương sinh năm 1948.

- Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày.

- Quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

- Năm 1968, ông nhập ngũ và phục vụ trong quân đội đến năm 1981 thì chuyển về công tác ở Sở Văn hóa - thông tin tỉnh Cao Bằng.

- Năm 1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng. , Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.

- Năm 2007, Y Phương được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Thơ ông mạnh mẽ, chân thật và trong sáng với cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

- Một số tác phẩm: Nói với con (1980), Người núi hoa (1982), Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một góc (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Thơ Y Phương (2002)...

2. Tác phẩm

  • Bài thơ “Con là…” được in trong tập Đàn then, NXB Hội Nhà văn, 1996.
  • Thể thơ tự do.

Hướng dẫn đọc

Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm của thơ qua văn bản trên.

- Nội dung: Tình cảm của người cha dành cho đứa con của mình.

- Hình thức:

  • Văn bản được chia làm ba khổ.
  • Mỗi khổ gồm ba câu, hết một câu sẽ xuống dòng và viết hoa chữ cái đầu tiên.
  • Mỗi câu có từ 4 đến 7 từ.

Câu 2. Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.

- So sánh “con” với “nỗi buồn”, “niềm vui”, “sợi dây hạnh phúc”: Con đem lại mọi cung bậc cảm xúc, gắn kết cha và mẹ.

- Điệp ngữ “con là” ở đầu mỗi khổ thơ: Khẳng định tầm quan trọng của con.

- Hình ảnh độc đáo “to bằng trời, nhỏ bằng hạt vừng, mảnh hơn sợi tóc”: tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng lại hợp lí.

- Từ ngữ giản dị, gần gũi

\=> Qua đây, tác giả muốn diễn tả tình yêu thương vô bờ bến của người cha đối với con.

Câu 3. Nêu cảm nhận của em về tình cảm cha dành cho con được thể hiện trong văn bản.

Tình cảm của cha dành cho con được thể hiện một cách sinh động. Đó là tình yêu thương lớn lao, nhưng bình dị. Con có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người cha, cũng là mối liên kết không thể mất đi của cha và mẹ.

Soạn bài Con là… - Mẫu 2

Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm của thơ qua văn bản trên.

- Nội dung: Tình cảm yêu thương sâu sắc của người cha dành cho đứa con.

- Hình thức:

  • Văn bản được chia làm ba khổ.
  • Mỗi khổ gồm ba câu, hết một câu sẽ xuống dòng và viết hoa chữ cái đầu tiên.
  • Mỗi câu có từ 4 đến 7 từ.

Câu 2. Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.

- Từ ngữ giản dị, gần gũi: nỗi buồn, niềm vui, hạnh phúc…

- Biện pháp tu từ:

  • So sánh “con” với “nỗi buồn”, “niềm vui”, “sợi dây hạnh phúc”: Con đem lại mọi cung bậc cảm xúc, gắn kết cha và mẹ.
  • Điệp ngữ “con là” ở đầu mỗi khổ thơ: Khẳng định tầm quan trọng của con.

- Hình ảnh độc đáo “to bằng trời, nhỏ bằng hạt vừng, mảnh hơn sợi tóc”: Tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng lại hợp lí.

\=> Qua đây, tác giả muốn diễn tả tình yêu thương vô bờ bến của người cha đối với con.

Câu 3. Nêu cảm nhận của em về tình cảm cha dành cho con được thể hiện trong văn bản.

Tình cảm cha dành cho con được thể hiện trong văn bản vô cùng xúc động. Đó là tình yêu thương lớn lao, nhưng bình dị. Con có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người cha, cũng là mối liên kết không thể mất đi của cha và mẹ.

Download.vn xin cung cấp là tài liệu học tập Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 35), thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Soạn văn lớp 6 tập 2 trang 35 năm 2024

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 6 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 35)

Nghĩa của từ

Câu 1. Giải thích nghĩa của các từ ngữ in đậm trong câu sau:

  1. Quanh năm hai vợ chồng chăm chút cho nên cây khế xanh mơn mởn, quả lúc lỉu sát đất, trẻ lên ba cũng với tay được.
  1. Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.

Gợi ý:

a.

  • mơn mởn xanh non, tươi tốt, đầy sức sống
  • lúc lỉu: sai trĩu xuống

b.

  • ròng rã: liên tục trong suốt một thời gian được coi là quá dài
  • vợi hẳn: giảm bớt đi so với trước

Câu 2. So sánh những lời kể về vợ chồng người em và vợ chồng người anh (khi chuẩn bị theo chim ra đảo, khi lấy vàng bạc trên đảo) và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

Vợ chồng người em

Vợ chồng người anh

Hai vợ chồng nghe lời chim may một túi vải, bề dọc bề ngang vừa đúng ba gang.

Hai vợ chồng cuống quýt bàn cãi may túi, sau lại sợ chim không ưng, bèn chỉ mang ra một túi như em nhưng to gấp ba lần, thành ra như một cái tay nải lớn.

Người chồng xách túi ra, chim rạp mình xuống đất cho anh trèo lên lưng rồi vỗ cánh bay lên.

Người chồng tót ngay lên chim ưng, còn người vợ vái lấy vái để chim thần

Anh thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra hiệu cho chim bay về.

Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý. Vào trong hang, anh ta lại càng mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Tay nải đã đầy, anh ta còn lấy thêm cả vàng dồn vào ống tay áo, ống quần đến nỗi nặng quá phải lê mãi mới ra khỏi hang.

  1. Tìm những động từ hoặc cụm động từ thể hiện rõ sự khác biệt về hành động giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh.
  1. Giải thích nghĩa của những động từ hoặc cụm động từ tìm được ở trên.

Gợi ý:

  1. Những động từ hoặc cụm động từ thể hiện rõ sự khác biệt về hành động giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh:
  • nghe lời - cuống quýt bàn cãi
  • xách túi ra, trèo lên lưng - tót ngay lên lưng chim
  • chỉ dám nhặt, ra hiệu - mê mẩn tâm thần, cố nhặt cho thật đầy, lấy thêm vàng dồn vào ống tay áo, ống quần.
  1. Giải thích một số từ, cụm từ:
  • nghe lời: cho là đúng và làm theo lời
  • cuống quýt: vội vã, rối rít do đang cuống lên
  • bàn cãi: trao đổi qua lại những ý kiến trái ngược nhau về việc gì, vấn đề gì
  • tót: di chuyển tới một nơi khác bằng động tác rất nhanh, gọn và đột ngột
  • mê mẩn tâm thần: tinh thần không còn tỉnh táo hoặc quá say mê đến mất bình tĩnh.

Biện pháp tu từ

Câu 3. Hai câu sau đây có sử dụng cùng một biện pháp tu từ. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu văn sau và nêu tác dụng:

  1. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy.
  1. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả.
  • Biện pháp tu từ: điệp ngữ “ăn mãi”, “bay mãi”.
  • Tác dụng: Nhấn mạnh vào hành động được điệp lại trong câu để cho thấy sự kéo dài, lặp lại của hành động.

Câu 4. Đặt một câu có sử dụng biện pháp tu từ được chỉ ra ở bài tập 3.

Màu xanh của thiên nhiên gợi ra một cảm giác thật tươi mới và mát mẻ: Màu xanh của thảm cỏ, màu xanh của lá cây, màu xanh của bầu trời…