Công nghiệp hóa là gì gdcd 11 năm 2024

Công nghiệp hóa là gì gdcd 11 năm 2024

Nội dung Text: Bài giảng GDCD 11 bài 6: Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

  1. BÀI 6 BÀI 6 CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (2 tiết)
  2. NỘI DUNG BÀI HỌC I.- Khái niệm và nội dung cơ bản của CNH, HĐH. II.- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ lên CNXH. Tính tất yếu khách quan phải tiến hành CNH, HĐH. Tác dụng của CNH, HĐH III.- Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH.
  3. Mục tiêu bài học Học bài này sẽ giúp học sinh hiểu được : 1.- Khái niệm và nội dung cơ bản của CNH – HĐH đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. 2.- CNH – HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ lên CNXH 3.- Trách nhiệm của học sinh với tư cách là công dân phải làm gì đối với sự nghiệp CNH - HĐH
  4. Mời các em xem các hình ảnh sau đây Sử dụng trâu để bừa Máy cày để cày và cho biết muốn nói lên điều gì? Xe ngựa thồ hàng Xe ô tô chở hàng
  5. Lao động thủ công Lao động sử dụng máy móc
  6. Đường làng Đường TP Đường nhỏ hẹp, lầy lội Đường rộng , khô ráo
  7. Cầu khỉ Cầu treo
  8. • Đường săt Đường sắt hiện đại • Đường ống • Đường ống hiện đai
  9. • Nhà gạch • Nhà lá Nhà một tầng Nhà cao tầng
  10. Đường nông thôn xưa Ngày nay
  11. Công nghiệp hóa Vậy Công nghiệp hóa Hiện đại hóa Hiện đại hóa là gì? 1.- CNH,HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, Công toàn diện các hoạt động sản xuất - kinh doanh, Nghiệp dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng Hóa lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, Hiện phương tiện,phương pháp tiên tiến, hiện đại Đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ Hóa khoa học –công nghệ nhằm tạo năng suất Là gì? lao động – xã hội cao.
  12. Trong nông nghiệp-nông thôn
  13. Trong công nghiệp
  14. Trong kinh doanh
  15. Trong dịch vụ
  16. a.- Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trước hết bằng việc cơ khí hóa nền sản xuất xã hội trên cơ sơ áp dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại. 2.- NỘI DUNG b.- Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý , hiện đại CƠ và hiệu quả. BẢN c.- Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của QHSX-XHCN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
  17. 2.- Nội dung cơ bản của CNH - HĐH a.- Phát triển mạnh mẽ LLSX trước hết bằng việc cơ khí hóa nền sản xuất xã hội trên cơ sở áp dụng những thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Bằng cách : 1.- Tạo dựng khoa học-công nghệ hiện đại từ trong nước 2: Chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại từ nước ngoài
  18. b.- Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả. Ngành kinh tế Vùng kinh tế Chuyển dịch từ khu vực Vùng kinh tế ba miền: sản xuất vật chất sang Bắc, Trung, Nam khu vưc dịch vụ. Vùng kinh tế Nam bộ, Chuyển dịch từ Đồng bằng sông Hồng, khu vực nông nghiệp Đồng bằng sông sang Cửu Long… khu vựccông nghiệp.
  19. Thành phần kinh tế Kinh tế Kinh Kinh Kinh Kinh Có vốn tế tế tế tế Đ ầ u tư Nhà Tư T ập Cá Nước Nước Nhân Thể Thể ngoài
  20. 3.- Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của QHSX - XHCN và tiến tới xác lập địa vị thống trị của QHSX XHCN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. •Vì sao cần củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của QHSX XHCN ? • Vì địa vị chủ đạo của QHSX XHCN quyết định tính chất CNXH của LLSX, mà trong quá trình thực hiện CNH- HĐH, có sự hội nhập của các thành phần kinh tế và chuyển giao KT-CN từ nước ngoài

1.1. Khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa - hiện đại hóa

a. Khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa

  • Là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động kinh tế và quản láy kinh tế. Từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động cao.

b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa - hiện đại hóa

  • Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
  • Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hạu xa về kinh tế - khoa học kĩ thuật - công nghệ.
  • Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
  • Tác dụng:
    • Tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển kinh tế.
    • Tạo điều kiện cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò của nhà nước và mối quan hệ giữa công nhân, nông dân và tầng lớp tri thức.
    • Tạo điều kiện xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
    • Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường tiềm lực quốc phòng – an ninh.

1.2. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta.

a. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

  • Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội, trên cơ sỏ áp dụng những thành tựu của Cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại.
  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

b. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý.

  • Cơ cấu ngành
  • Cơ cấu vùng
  • Cơ cấu tành phần
  • Cơ cấu lao động
  • Trong những loại đó có cơ cấu ngành đóng vai trò quan trọng nhất.
  • Một cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện hiện nay phải là:
    • Tỷ lệ công nghiệp, dịch vụ tăng lên, nông nghiệp giảm xuống tong GDP
    • Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống; lao động công nghiệp, dịch vụ tăng lên.
    • Lao động chân tay giảm, lao động trí óc tăng lên.

c. củng cố tăng cường đưa vị trí chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tiến tới xác lập đưa vị tri chủ đạo thống trị của quan hệ san xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

  • Quan hệ này sẽ quyết định tính chất xã hội chủ nghĩa của lực lượng sản xuất, của công nghiệp hóa - hiện đại hóa

1.3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa

  • Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa - hiện đại hóa
  • Trong sản xuất kinh doanh cần lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với thị trường trương và ngoài nước.
  • Tiếp thu những thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp, có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
  • Thường xuyên học tập để nâng cao rình độ văn hóa, khoa học - công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nguồn lao động có trình độ tay nghề cao.