Đau bên hông trái là bệnh gì năm 2024

Em bị đau bên hông trái, cảm giác đau trong thận, hơi thở có mùi, lâu lâu bị ngứa lưng, tiểu tiện nhiều lần trong ngày nhưng không tiểu đêm, đau hông 4 ngày. Bác sĩ cho em hỏi, đau hông trái, đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu của bệnh gì? Em xin cảm ơn.

Nguyễn Ngọc Đính (2002)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hùng - Bác sĩ điều trị bệnh Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đau hông trái, đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu của bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Với triệu chứng đau hông trái, tiểu tiện nhiều lần, đây có thể là biểu hiện của cơn đau quặn thận trái. Đau quặn thận xảy ra khi sỏi vào trong niệu quản gây tắc nghẽn dòng nước tiểu, đặc biệt khi sỏi di chuyển. Bạn nên khám chuyên khoa Nội thận - Tiết niệu để bác sĩ xác định chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu cần thiết, bạn có thể xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra chức năng thận, siêu âm bụng (để xác định bạn có bị nhiễm trùng, có sỏi hoặc vấn đề khác hay không). Không nên để bệnh kéo dài, gây ảnh hưởng đến chức năng thận và sức khỏe sau này.

Nếu bạn còn thắc mắc về đau hông trái, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Đau bên mạn sườn trái phần nhiều là sỏi thận: Khi đó cơn đau của bạn sẽ khu trú ở vùng mạn sườn trái, bụng bên trái, xuyên ra sau lưng, đau theo cơn, đau quặn, bạn không thể làm được gì, càng đi lại, càng vận động càng đau, nhưng nằm nghỉ thì hết, cơn đau có thể kèm theo tiểu buốt, tiểu đau, tiểu ra máu.

Đau bên hông trái là bệnh gì năm 2024

Đau hông trái có nhiều nguyên nhân khác nhau (Ảnh minh họa)

Hội chứng thắt lưng hông khi bạn bị đau ở vùng hông trái phía sau, cơn đau sẽ đi từ cột sống, lan xuống qua mông và mặt sau đùi, khiến bạn khó khăn trong đi lại và rất khó để ngồi xổm vì càng ngồi xổm càng đau… Khi ấn vào chính giữa mông ở phía sau sẽ rất đau là do liên quan đến đau dây thần kinh hông to nằm ở phía sau mông.

Viêm khớp háng nếu bạn bị đau vùng háng trái: cơn đau có đặc điểm là đau tăng khi vận động, đau rõ hơn khi dạng chân ra, bước chân lên hoặc khép chân vào, thậm chí chỉ cần xoay chân cũng đủ gây đau. Nhưng nếu bạn đứng im hoặc nằm xuống thì hết đau, cơn đau thường rõ vào buổi sáng và cuối buổi chiều, ấn vào vùng hông, mặt ngoài bên trái sẽ thấy rất đau.

Ngoài ra các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh liên sườn,… cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau bên hông trái.

Do các yếu tố cơ học

Chấn thương: Những tai nạn, va chạm gây tổn thương cột sống là nguyên nhân dẫn tới các cơn đau hông bên trái.

Tập luyện và vận động sai cách, sai tư thế: Những vận động viên thể thao hoặc người hay tập thể dục thường xuyên, cần thực hiện đúng động tác với cường độ phù hợp vì nếu không sẽ dẫn tới nguy cơ đau hông bên trái. Mang vác đồ sai cách hay ngồi quá lâu một chỗ, nằm ngủ sai tư thế, hoặc nằm nghiêng bên trái quá lâu… đều có thể dẫn tới nguy cơ đau hông bên trái thậm chí cong vẹo cột sống, gù lưng…

Lao động nặng: những công việc đặc thù phải thường xuyên bê vác nặng quá sức khiến cột sống dễ tổn thương, tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp.

Thừa cân: Cân nặng lớn sẽ gây áp lực đến xương khớp, khiến xương khớp hoạt động quá sức gây ra những cơn đau xương khớp, đau hông bên trái.

Cách xử trí khi bị đau bên hông trái

Khi có những triệu chứng đau bên hông trái kéo dài bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân đau và có biện pháp điều trị kịp thời.

Người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn, đối với dân văn phòng phải làm việc với cường độ thời gian dài với máy tính hoặc làm những công việc bê vác nhiều bạn cần làm việc đúng tư thế. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng, không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc. Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng giúp bạn tăng cường sức khỏe, tăng độ dẻo dai cho xương khớp.

Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học: uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thêm vitamin, canxi… để giúp bạn tăng cường sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ giảm những cơn đau nhanh chóng hơn. Hạn chế tối đa thuốc lá, uống nhiều rượu, bia… các chất có cồn, có gas… để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đau bên hông trái là một căn bệnh xuất hiện phổ biến với mọi người và không ngoại trừ tuổi tác. Cơn đau này có thể kéo dài âm ỉ hoặc đau nhói theo từng cơn khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi và gây ra ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm tới sức khỏe và có cần phải đi khám bác sĩ không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng này qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân nào gây ra đau bên hông trái?

Chấn thương cơ lõi

Chấn thương cơ lõi là hiện tượng thường thấy đối với những người hay chơi thể thao, nhất là những môn cần sử dụng động tác xoắn hoặc xoay người liên tục. Điều này dễ làm do cơ bị căng, rách cơ hoặc các mô mềm ở vùng bụng dưới. Cơn đau hông trái hoặc phải sẽ xuất hiện ở vị trí bụng dưới hoặc háng.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/13_fb9c24948f.jpg) Chấn thương cơ lõi là hiện tượng thường thấy đối với người hay chơi thể thao

Viêm gân

Bạn có thể kiểm tra viêm gân bằng cách kiểm tra cơ gấp hông. Khi bạn đưa đầu gối và toàn bộ chân ra phía trước, cơ gấp hông chính là cơ giúp cho bạn thực hiện được điều này. Khi bạn di chuyển hoặc sờ vào cơ này mà thấy mềm thì khả năng cao là bạn bị viêm gân.

Đau bên hông trái do viêm gân thường xảy ra khi cơ này bị căng hoặc phải hoạt động quá nhiều, gây ra những chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại, dẫn tới mất cân bằng ở hông. Hiện tượng này hay xảy ra đối với các cầu thủ bóng đá.

Viêm bao hoạt dịch

Khi bạn bị đau bên hông trái nằm ở mé bên ngoài hông, đùi hoặc mông, đó có thể là hiện tượng viêm bao hoạt dịch - một hiện tượng các túi dịch ở bên trong khớp xương hông bị viêm. Đau bên hông trái do viêm bao hoạt dịch thường không liên quan đến vận động mà cứ đau âm ỉ kéo dài nhiều ngày, kể cả lúc bạn đang ngủ. Hiện tượng này thường xảy ra phổ biến đối với người lớn tuổi, đặc biệt là độ tuổi trên 60.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/14_c05dcd4027.jpg) Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra phổ biến đối với người lớn tuổi

Tổn thương sụn viền ổ cối

Sụn viền ổ cối là vòng sụn ở vành ngoài ổ cối của khớp hông, có chức năng đệm ở khớp hông và cố định chỏm xương đùi ở bên trong ổ cối. Nếu như sụn này bị rách sẽ gây ra cơn đau bên hông trái và hạn chế sự vận động của người bệnh. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác hông bị khóa lại, và cơn đau này sẽ không thể biến mất cho đến khi được điều trị.

Những đối tượng như cầu thủ bóng đá, vận động viên điền kinh, múa ba lê, bóng rổ, gôn,... đều có khả năng cao gặp phải hiện tượng này. Do đó nếu như thấy hiện tượng này xảy ra thì nên nhanh chóng đi khám bệnh để được điều trị kịp thời.

Bệnh phụ khoa hoặc vấn đề ở sàn chậu

Tuy cơn đau có thể là ở bên hông trái nhưng nguyên nhân gây ra lại đến từ một nơi khác ở bên trong khung chậu. Các bộ phận nằm ở bên trong khung chậu sẽ rất gần nhau nên cơn đau từ một bộ phận này có thể lan tỏa ra những bộ phận khác.

Nếu như cơn đau bên hông trái của phụ nữ chỉ giới hạn ở trong vùng háng và xảy ra vào những ngày trứng rụng hoặc trong thời gian hành kinh thì rất có thể là do lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung. Ngoài ra, một số hiện tượng về tiết niệu hoặc tiêu hóa như ung thư tuyến tiền liệt, viêm dạ dày ruột cũng có khả năng gây ra những cơn đau đớn và dễ bị nhầm lẫn với chấn thương hông.

Viêm xương khớp

Có rất nhiều trường hợp bị đau âm ỉ ở bên vùng hông trái là do viêm xương khớp. Khi các khớp bị viêm và thoái hóa thì sẽ cứng và sưng lên, gây ra đau đớn và biến dạng khớp. Khi các xương hông không được nối liền với nhau ngay ngắn và có trật tự do khớp bị biến dạng, chúng có thể cọ xát với nhau, gây ra đau đớn khiến cho bạn không thể cử động được.

Viêm xương khớp là tình trạng xảy ra rất phổ biến và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, đối với những người phải hoạt động thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, tuổi tác, béo phì hoặc chấn thương cũng là yếu tố góp phần khiến cho cơn đau bên hông trái do viêm xương khớp dễ xảy ra hơn.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/16_d3804ca4f9.jpg) Bệnh béo phì góp phần khiến cho đau bên hông trái do viêm xương khớp dễ xảy ra hơn

Hội chứng chạm khớp háng

Hội chứng chạm khớp háng cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra đau bên hông trái đối với những người trẻ tuổi thường xuyên tập thể dục thể thao. Nếu như bạn vận động với cường độ cao sẽ khiến cho xương đùi chèn vào khớp hông, gây ra đau và hạn chế cử động. Không chỉ vậy, tình trạng này còn làm gia tăng nguy cơ bị mắc thoái hóa khớp sớm.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh đau bên hông trái

Để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân của bệnh đau bên hông trái, các bác sĩ sĩ tiến hành hỏi bạn về các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh của bạn. Ngoài ra, họ cũng sẽ thực hiện một bài kiểm tra thể chất để xem xét kỹ hơn vùng đau hông bên trái của bạn. Một số phương pháp phổ biến như:

  • Xét nghiệm máu, dịch khớp và nước tiểu: Kiểm tra chất lỏng của cơ thể nhằm phát hiện ra những thay đổi bất thường cho thấy bệnh trong máu, xương và đường tiết niệu.
  • Nội soi: Bác sĩ sẽ đưa một ống camera dài xuống cổ họng hoặc từ hậu môn lên trên để soi vào bên trong dạ dày và ruột. Điều này cho phép bác sĩ phát hiện các dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng hoặc rối loạn tiêu hóa.
  • Các xét nghiệm hình ảnh: Chụp CT, siêu âm, MRI và X-quang để phát hiện ra bệnh ung thư, u nang, dị dạng và gãy xương.

Trong một số trường hợp, bệnh đau bên hông trái có thể là một nguyên nhân chính đáng lo ngại. Tuy nhiên, đa số các trường hợp bệnh đều có thể được điều trị dễ dàng bằng cách nghỉ ngơi hoặc sử dụng NSAID không kê đơn.

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về căn bệnh đau bên hông trái. Nếu như cảm thấy nghi ngờ bản thân mắc căn bệnh này thì nên chủ động đi khám bệnh càng sớm càng tốt, không nên để lâu sẽ dễ dẫn đến mắc thêm nhiều bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe bản thân.