Cách làm lẩu cháo lòng hà nội

Cháo lòng lúc nào cũng được mọi người yêu thích, thế còn lẩu cháo lòng thì sao ạ ? Em xin gửi đến cả nhà công thức nấu món lẩu cháo lòng ngon miệng.LẨU CHÁO LÒNGNguyên liệu chuẩn bị gồm có:Gạo nếp thơm (khoảng 1 nắm tay)


Gạo tẻ thơm (khoảng 1/2 bát)


500g xương lợn


1 chiếc lưỡi lợn


100g gan lợn


200g tiết lợn


Tim, dạ dày, dồi, lòng non (tùy khẩu phần ăn nhiều, ít)


Hành lá, hành tím, gừng


Rau mùi, mùi tàu, giá đỗ, ớt


Giấm


Gia vị muối, tiêu, nước mắm



Các bước tiến hành như sau:



Xương lợn mua về rửa sạch, chặt miếng nhỏ vừa nồi, luộc qua một lần nước cho bớt hôi sau đó rửa sạch, cho vào hầm với khoảng 3 lít nước, thêm chút muối và hành tím nướng vào. Để ý nồi xương hầm, thi thoảng hớt bọt cho nước hầm được trong.


Tiết lợn đem chia làm 2 phần: 1 phần để cho vào nấu cháo, 1 phần đem pha với nước lọc, mì chính, nước mắm rồi đánh tan, để đông.


Vo gạo và ngâm khoảng 1 tiếng rồi vớt ra để ráo, giã nhỏ.


Lưỡi lợn, tim, gan, lòng non, dạ dày, dồi mua về làm sạch, chần qua nước sôi một lượt sau đó cho vào nồi luộc chín, nêm chút muối cho đậm đà.


Mọi người lưu ý làm sạch lưỡi lợn bằng cách trần qua nước sôi có pha giấm và cạo sạch phần trắng.


Cho gạo đã giã nhỏ vào nồi xương hầm để nấu cháo (Ta có thể vớt xương ra hoặc để xương ninh cùng cháo cho thêm ngọt cũng được).


Đánh tan phần tiết lợn để riêng bên trên cho vào nồi cháo để tạo màu nâu đặc trưng. Thêm vào nồi một ít gừng băm.


Cháo sôi chín mềm, gạo nở đều thì nêm lại gia vị thật vừa miệng. Phần tiết đông cắt thành miếng vuông nhỏ đổ vào nồi cháo cho chín.


Ninh cháo thêm khoảng 15 phút nữa thì tắt bếp.


Tim, gan, lưỡi, dạ dày, lòng non, dồi thái miếng xếp lên đĩa.


Múc cháo ra bát, rắc thêm hành lá thái nhỏ, hạt tiêu, ăn nóng kèm với rau thơm và lòng lợn luộc trên đĩa sắp sẵn.


cháo lòng


Cháo lòng xì xụp mấy ngày trời lạnh hay mưa gió là thích nhất. Với lòng lợn, mẹ em hay cho giá vào nồi cháo cho nóng rồi mới múc ra từng bát cho cả nhà. Món cháo này vừa dễ ăn vừa dễ làm, hướng dẫn thì có vẻ lằng nhằng nhưng thật ra bắt tay vào làm thì rất đơn giản. Vậy nên cả nhà đừng ngại thử làm món này dịp cuối tuần nha. Không những mọi người thích mê mà còn vệ sinh hơn nhiều so với ăn ngoài hàng đấy.

Nếu bạn là một trong những tín đồ mê món cháo lòng thì chắc chắn lẩu lòng trần cháo cũng sẽ khiến bạn cảm thấy thỏa mãn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn về cách làm lẩu lòng trần cháo ngon hết sẩy vào những ngày đầu đông nhé.

Mục lục

  • 1. Giới thiệu món lẩu lòng chần cháo
  • 2. Nguyên liệu làm lẩu lòng chần cháo
  • 3. Cách làm lẩu lòng chần cháo thơm ngon tại nhà
    • 3.1. Hầm xương làm nước dùng lòng trần cháo
    • 3.2. Sơ chế nguyên liệu
    • 3.3. Nấu cháo làm lẩu
    • 3.4. Thưởng thức

1. Giới thiệu món lẩu lòng chần cháo

Lẩu lòng chần cháo được chế biến từ nước hầm xương nấu cùng với gạo đem đi ninh nhừ. Sự khác biệt của nó so với món cháo thông thường là nó có thêm nhiều các loại lòng như là lòng non, gan, dạ dày, tim, cật… Những nguyên liệu này sau khi đã được làm sạch và ướp gia vị thì chúng sẽ được trần với nước sôi sau đó cho trực tiếp vào bên trong nồi lẩu. 

Cách làm lẩu cháo lòng hà nội
Hướng dẫn làm món lẩu cháo

Cách làm lẩu lòng trần cháo ngon đúng vị phụ thuộc nhiều vào khâu sơ chế lòng. Bản chất là nội tạng nên cần phải xử lý sao cho không có mùi hôi để tránh làm mất đi vị ngon món ăn.

Bạn có thể sử dụng muối và giấm để khử mùi hôi của lòng hoặc là sử dụng gừng và rượu trắng. Tất cả các loại nội tạng khác cũng có thể áp dụng phương pháp này. Sau đó cần phải đem đi chần qua với nước nóng.

Một gợi ý cho bạn đó là có thể sử dụng xương ống hoặc là sườn non để nên cho nước lẩu được thanh ngọt hơn. Đừng quên chuẩn bị thêm những loại rau ăn kèm với lẩu. Những loại rau phù hợp nhất đó là tía tô, rau cải.

2. Nguyên liệu làm lẩu lòng chần cháo

Nguyên liệu để làm nên món lẩu lòng cháo khá là đơn giản và dễ kiếm. Dưới đây là những nguyên liệu cần thiết cho món ăn này mà các chị em nên tham khảo:

  • Gạo nếp, gạo tẻ
  • Một ít đậu xanh
  • Xương ống
  • Tim, gan, dạ dày, lòng non…
  • Hành lá, hành tím, gừng, rau mùi, tía tô, rau cải cúc: Ngoài ra còn một số những loại rau như là rau cải thảo, nấm… Việc lựa chọn rau tùy thuộc vào sở thích ăn uống của từng gia đình. 
  • Ớt, giấm, chanh
  • Muối, tiêu, ớt bột, nước mắm…

Trên đây là những nguyên liệu cần thiết cho món ăn. Tuy nhiên tùy vào khẩu vị ăn của từng gia đình cũng như là số lượng thành viên trong từng gia đình mà nguyên liệu và cách làm lẩu lòng trần cháo sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp.

3. Cách làm lẩu lòng chần cháo thơm ngon tại nhà

Dưới đây là những bước chi tiết để làm nên món lẩu lòng chần cháo thơm ngon ngay tại nhà mà các bạn nên tham khảo.

3.1. Hầm xương làm nước dùng lòng trần cháo

Phần xương ống sau khi đã mua về cần phải rửa thật sạch sau đó đem đi luộc qua một lần để những chất bẩn và chất độc bên trong xương được tiết ra. Rửa thêm xương một lần nữa sau đó cho vào hầm với khoảng 3 lít nước. Đừng quên cho thêm một chút bột canh và một vài củ hành tím nướng nhé. 

Trong quá trình hầm xương cần phải hớt bọt thường xuyên để cho nước dùng được trong và ngon hơn. Thời gian hầm xương có thể lên tới từ 3 đến 6 tiếng.  Khi nước hầm xương càng lâu thì độ ngọt lại càng nhiều. 

Bạn có thể sử dụng xương vào nồi lẩu lòng chần cháo của mình hoặc là vớt xương ra đều được.

3.2. Sơ chế nguyên liệu

Các nguyên liệu như là tim, gan, lòng non, dạ dày… sau khi mua về thì bạn cần phải làm sạch với giấm hoặc là gừng. Cuối cùng là thái miếng vừa ăn và xếp lên trên đĩa sao cho đẹp mắt.

Các loại rau cần phải nhặt thật sạch và đem đi rửa sạch. Phần hành lá và tía tô thì cần phải thái nhỏ. 

Cách làm lẩu cháo lòng hà nội
Cách làm lẩu lòng trần cháo

3.3. Nấu cháo làm lẩu

Đây là bước tương đối quan trọng. Cách làm lẩu lòng trần cháo có ngon, nồi lẩu lòng có thơm nhẹ mùi gạo non hay cháy khét sẽ phụ thuộc vào các bạn đun cháo. Bạn chú ý:

  • Phần gạo đã chuẩn bị cùng với đậu xanh cần phải đem đi vo gạo thật sạch. Tiếp theo đó cho ngâm khoảng từ 2 đến 3 tiếng rồi sau đó vớt ra và để ráo. Giã nhỏ gạo, đậu xanh.
  • Gạo sau khi đã giã nhỏ thì hãy cho vào nồi xương hầm để nấu cùng. Sau khi thấy cháo sôi và chín thì lúc này bạn hãy cho thêm một chút gừng cùng với một chút gia vị nêm nếm sao cho thật vừa miệng. Ninh cháo thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp.
  • Chuẩn bị nồi lẩu rồi sau đó đổ cháo sang. Cho phần hành tươi và hành phi lên trên trông cho đẹp mắt.
  • Phần nội tạng và rau làm sạch thì bày ra để chuẩn bị nhúng lẩu.

3.4. Thưởng thức

Trong bữa tiệc lẩu lòng chần cháo thì không thể nào thiếu được nước mắm ớt hoặc nước mắm pha cùng với chanh, đường để món ăn thêm đậm đà hơn. Chắc chắn khi chấm lòng với cả nước mắm hoặc là muối chanh sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng tuyệt vời. 

Khi ăn cháo trong tô đừng quên trong một ít hành và ngò cắt nhỏ, rắc chút tiêu ăn cùng quẩy nóng. Món ăn này thực sự phù hợp với những ngày mưa lành lạnh quây quần cùng với gia đình.

Trên đây là những chia sẻ về cách làm lẩu lòng trần cháo đơn giản và dễ dàng ngay tại nhà để các bạn cùng tham khảo. Mong rằng với những chia sẻ này đã giúp các bạn có thể bổ sung thêm cho mình một món lẩu đặc biệt. Michelia chúc các bạn thành công!