Cách sử dụng lá chanh khô

Lá chanh khô

Chanh là một trong những loại cây rất quen thuộc với các gia đình Việt Nam. Với cây chanh, thì quả là bộ phận được nhiều người sử dụng nhất, tuy nhiên, lá chanh cũng mang đến cho ta vô vàn công dụng tuyệt vời đấy bạn biết không. 

Với dây chuyền sản xuất tiên tiến, Lá Chanh Sấy Khô được Sieuthibot.com sản xuất từ lá chanh tươi, mang đi sấy khô đến độ ẩm <10%, giữ được nguyên mùi thơm, mùi vị lại có thể bảo quản lâu hơn lá chanh còn tươi.

XUẤT XỨ: Việt Nam.

THÀNH PHẦN: 100% lá chanh tươi sấy khô.

CÔNG DỤNG:

- Theo Đông y, lá chanh có vị ngọt cay, tính bình, chỉ khái, sát khuẩn, tiêu đờm. Trong các bài thuốc nam, lá chanh cũng có mặt với tư cách là thành phần không thể thiếu của nồi nước xông. 

- Giúp phục hồi sức khỏe: Trong lá chanh có nhiều tinh dầu có tính sát khuẩn cao, vì thế, tắm nước nấu với lá chanh giúp phục hồi sức khỏe, thư giãn, nhanh chóng vượt qua những mệt mỏi sau giờ làm việc căng thẳng.  

- Giúp giảm sưng đau do mụn nhọt nếu mụn chưa mưng mủ. 

- Giúp thanh nhiệt, mát gan: Lá chanh có tác dụng thanh nhiệt mát gan rất tốt. 

- Giúp chống các bệnh nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch: Lá chanh rất giàu vitamin C, vì thế bạn có thể dùng chúng như một loại thuốc tự nhiên để hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch. Vitamin P được tìm thấy trong cây chanh cũng giúp tăng cường các mạch máu trong cơ thể của bạn.

- Giúp an thần, chống co thắt và điều trị cảm cúm: Nếu thường xuyên bị mất ngủ, căng thẳng, hay cảm sốt nhỏ/tim đập nhanh thì nước nấu lá chanh cũng là một phương thuốc đơn giản nhưng rất hữu ích cho bạn. 

- Giúp trị chứng đau nửa đầu, trị họ, giúp tóc mọc khỏe đẹp, trị hen suyễn,...

CÁCH SỬ DỤNG:

- Trị sốt rét dai dẳng: Dùng lá chanh 100g, rượu 30o 100ml. Lá chanh được thái nhỏ, đổ rượu vào ngâm rồi đem phơi sương một đêm, uống một lần vào lúc sáng sớm, uống 3-5 ngày liền.

- Chữa nhức đầu, giải cảm: Một nồi nước lá xông với lá chanh, lá bưởi, lá tre, hương nhu và cúc tần đồng thời bỏ thêm bạc hà, sả và tỏi sẽ giúp bạn đánh bật virus cảm cúm và bệnh đau đầu ra khỏi cơ thể.

- Chữa ho do lạnh: Gừng tươi và lá chanh, mỗi thứ một ít, sắc từ 400ml nước xuống còn 100ml. Khi uống cho thêm một ít đường. Cổ họng sẽ hết ho và ngứa.

- Giúp tóc bóng mượt: Chuẩn bị lá bưởi, hương nhu và lá chanh tươi (mỗi vị 30g), rửa sạch nấu lấy nước gội đầu. Chỉ cần tuần gội 1 lần là sẽ có mái tóc bóng mượt hẳn.

- Chữa cảm sốt không ra mồ hôi: Lấy 10g lá chanh tươi, sắc lấy nước uống trong ngày.

- Điều trị hen phế quản: Lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, tất cả sao vàng sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, ngày uống 2-3 lần. Dùng liên tục trong 10 ngày.

- Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa có mủ): Lá chanh 10g, lá gai tầm xoọng 8g, tinh tre 10g. Phơi khô, tán bột rồi rắc lên nơi có mụn nhọt rồi băng lại trong khoảng 8 -10 phút. Ngày làm 2 lần. 

HẠN SỬ DỤNG:

- 18-24 tháng từ ngày sản xuất.

- Nên sử dụng trong 3 tháng sau khi mở túi nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng & 9 tháng khi bỏ trong tủ lạnh.

LƯU Ý:

- Không sử dụng khi dị ứng với thành phần sản phẩm.

- Ngưng sử dụng khi có sự thay đổi về màu sắc, thành phần sản phẩm.

Theo các sách Đông y ghi chép: lá chanh có vị ngọt cay, tính bình, chỉ khái, sát khuẩn, tiêu đờm. Trong các bài thuốc nam, lá chanh cũng xuất hiện với tư cách là thành phần của một nồi nước xông. Nguyên nhân là trong lá chanh có tinh dầu thơm dễ chịu, diệt khuẩn và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Khi dùng làm thuốc, lá chanh thu hái về rửa sạch, thái nhỏ hoặc để nguyên, phơi khô ở nơi không có nắng, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần hoặc có thể dùng tươi. Sau đây là một số công dụng của lá chanh.

Cách sử dụng lá chanh khô

Trị sốt rét dai dẳng

Dùng lá chanh 100g, rượu 30o 100ml. Lá chanh được thái nhỏ, đổ rượu vào ngâm rồi đem phơi sương một đêm, uống một lần vào lúc sáng sớm, uống 3-5 ngày liền.

Chữa sâu quảng

Lá chanh non, lá diếp cá, lá húng chanh, lá mùi tàu, tất cả hái khi còn tươi, mỗi thứ một nắm, thái nhỏ trộn cho đều, gói vào lá chuối hơ nóng, rạch cho thoáng rồi buộc lên vết loét, sau 24 giờ mới mở và thay miếng khác.

Chữa nhức đầu, giải cảm

Một nồi nước lá xông với lá chanh, lá bưởi, lá tre, hương nhu và cúc tần đồng thời bỏ thêm bạc hà, sả và tỏi sẽ giúp bạn đánh bật virus cảm cúm và bệnh đau đầu ra khỏi cơ thể. Hoặc nếu sợ xông, bạn hãy sử dụng cách uống như sau: lá chanh 16g, tỏi 4-6g, lá dung hoặc lá mít 16g, nghệ 16g, nước 450ml, sắc còn 150ml, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.

Cách sử dụng lá chanh khô

Chữa ho do lạnh

Gừng tươi và lá chanh, mỗi thứ một ít, sắc từ 400ml nước xuống còn 100ml. Khi uống cho thêm một ít đường. Cổ họng sẽ hết ho và ngứa.

Mát gan

Dùng lá chanh, lá cối xay, lá gai khô (mỗi vị 12g) sắc với 3 bát nước trên bếp lửa nhỏ sao cho còn 1 bát là được. Chia bát nước ra làm 2, uống sau bữa sáng và tối. Kiên trì thực hiện trong vòng 15 ngày để có kết quả tốt nhất. Dùng lá chanh, lá cối xay, lá gai khô (mỗi vị 12g) sắc với 3 bát nước trên bếp lửa nhỏ sao cho còn 1 bát là được.

Giúp tóc bóng mượt

Chuẩn bị lá bưởi, hương nhu và lá chanh tươi (mỗi vị 30g), rửa sạch nấu lấy nước gội đầu. Chỉ cần tuần gội 1 lần là sẽ có mái tóc bóng mượt hẳn.

Cách sử dụng lá chanh khô

Chữa cảm sốt không ra mồ hôi

Cảm không ra mồ hôi thường lâu và hay để lại biến chứng. Điều cần làm là để cơ thể tiết mồ hôi trở lại để thải độc tố. Để làm được điều này, cần 10g lá chanh tươi, sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc muốn tăng hiệu quả, ngoài lá chanh, có thể sử dụng thêm lá cúc tần, lá bưởi, vỏ quýt, lượng bằng nhau sắc uống trong ngày.

Điều trị hen phế quản

Lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, tất cả sao vàng sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, ngày uống 2-3 lần. Dùng liên tục trong 10 ngày.

Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa có mủ)

Lá chanh 10g, lá gai tầm xoọng 8g, tinh tre 10g. Phơi khô, tán bột. Rắc lên nơi tổn thương có mụn nhọt rồi băng lại trong khoảng 8 -10 phút. Ngày làm 2 lần. Bài thuốc này giúp mụn nhọt giảm sưng đau nhanh chóng.

Chữa đầy bụng, bí tiểu ở trẻ em

Khi trẻ em bị đầy bụng, bí tiểu có thể lấy lá chanh giã nát, hấp nóng, đắp vào rốn.

Cách sử dụng lá chanh khô

Bảo vệ răng

Nếu răng lung lay, yếu hãy lấy 40 gr lá chanh tươi, đun cách thủy lấy nước. Ngày ngậm 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút, sau 3-5 ngày làm răng chắc hơn.

Trị nám sau sinh

Bắc nồi nước lá chanh còn nóng và xông mặt trong 20 phút phút để đẩy tinh chất ngấm sâu vào da để trị nám làm da trắng sáng mịn màng. Với cách xông mặt trị nám sau sinh này bạn phải thực hiện kiên trì ít nhất trong 3 tháng mới cho kết quả. Hơn nữa, chỉ áp dụng khi đã sinh con được 4 tháng trở lên để đảo bảo sức khỏe cho làn da.  Và mỗi lần xông khoảng 15-20 phút thực hiện 3 lần/tuần giúp làm mờ nám làm đẹp da.

Chữa bệnh viêm xoang

Tinh chất có trong lá chanh chống lại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh xoang. Dùng lá chanh khô, đun sôi trong vòng 10 phút. Sau đó chắt lấy nước và sử dụng nó để súc miệng mỗi ngày giúp thông mũi, thông họng, và hạn chế chất nhầy.

Video: Tác dụng chữa bệnh từ rau ngót

Ngày nay, lá chanh được sử dụng như một gia vị giúp tăng hương vị cho các món ăn và tạo nên mùi thơm khá đặc biệt. Sau đây, các đầu bếp Nhà hàng Quá Ngon sẽ hướng dẫn chị em cách sử dụng lá chanh làm tăng độ hấp dẫn của món ăn.

1. Nước sốt

Hương vị cay thơm của lá chanh rất thích hợp để chế biến nước sốt cho thịt gà, cừu, bò và cá. Hãy trộn lẫn một ít lá chanh đã thái nhuyễn với các thành phần của nước sốt và ướp vào thức ăn trong vài giờ trước khi nấu.

Các món hấp và sốt

Đối với các món hấp và sốt, bạn có thể cho lá chanh vào món ăn trong lúc đang đun sôi. Chú ý cho nguyên lá chứ không thái nhỏ vì trước khi dọn món, lá chanh tăng vị hấp dẫn của món ăn

Cách sử dụng lá chanh khô

Lá chanh tươi giúp làm tằng mùi thơm của món súp và cari

Lá chanh tươi thường được dùng cho món súp và cà ri. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng lá chanh khô để thay thế nếu không kiếm được lá tươi. Lá khô ít thơm nên bạn phải tăng lượng lá lên gấp đôi so với dùng lá tươi. Để có thể lấy lá chanh ra sau khi nấu xong món ăn, hãy cho lá vào miếng vải và buộc chặt trước khi bỏ vào nồi súp hoặc cà ri.

3. Rau trộn

Món rau trộn sẽ ngon hơn với những lá chanh tươi, non và mềm. Lá chanh khô không dùng cho món rau trộn.

4. Các món nướng và luộc

Bạn chỉ cần rắc một ít lá chanh tươi thái nhỏ vào các món chiên hoặc luộc. Đảm bảo món ăn của bạn sẽ có mùi thơm đặc biệt.

Cách sử dụng lá chanh khô

Cắt nhỏ lá chanh và rắc lên món chiên hoặc luộc sẽ có mùi thơm đặc biệt

5. Chả cá

Lá chanh sẽ giúp món chả cá của bạn có hương vị thơm ngon khá lạ miệng. Đây cũng là cách chế biến chả cá theo kiểu Thái Lan. Lá chanh sau khi được thái thật nhỏ sẽ được trộn cùng với các nguyên liệu khác của món chả cá và được hấp hoặc chiên theo ý thích.

6. Trang trí

Cho một ít lá chanh thái nhuyễn lên trên mặt món ăn để trang trí cho món rau trộn và hấp hoặc nướng ta có thể dùng nguyên lá chanh để trang trí cũng rất đẹp

Cách sử dụng lá chanh khô

Dùng lá chanh để trang trí món ăn thêm phần bắt mắt và hấp dẫn

7. Các món nướng xiên

Mùi thơm của lá chanh chính là sự lựa chọn phù hợp nhất đối với món gà nướng xiên. Lá chanh được để nguyên, không thái nhỏ và chần sơ trước khi được xiên cùng với thịt gà. Món ăn này được dọn cùng với cơm thì sẽ rất ngon.

Mách nhỏ bí quyết khi sử dụng lá chanh:

Lá chanh để lâu sẽ có vị đắng hơn bình thường, do đó, nếu thích mùi vị dịu nhẹ, bạn hãy tước bỏ phần gân lá trước khi cho lá chanh vào nấu cùng món ăn. Chỉ sử dụng phần lá, bỏ hẳn phần cọng gắn liền với lá vì chúng sẽ làm món ăn bị đắng.

NHÀ HÀNG QUÁ NGON ®

Địa chỉ: 306-308 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP.HCM

Chuyên phục vụ các món Hải sản – Đặc sản – Dân gian

“Đệ nhất heo tộc quay lu chặt mẹt”

Điện thoại: (028) 3 9918 964 (5 lines) Tư vấn & nhận tiệc: 0906.79.79.32

Email:


Website: https://www.nhahangquangon.com
Facebook: http://www.facebook.com/QuaNgon