Cách tính lễ Phục Sinh

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Lễ Phục Sinh là một dịp lễ lớn của những người theo đạo Thiên Chúa. Lễ này thường xảy ra vào khoảng thời gian tháng 3 hoặc tháng 4 tùy theo năm. Và bạn có biết độ quan trọng của nó so với Lễ Giáng Sinh không? Bài viết này sẽ khái quát sơ cho các bạn hiểu Lễ Phục Sinh là gì? Diễn ra khi nào và cách tính đơn giản là gì? Tại sao nó quan trọng hơn mọi lễ khác kể cả Lễ Giáng Sinh?

Có thể bạn quan tâm: Những hoạt động mừng Lễ Phục Sinh trên thế giới và Việt Nam

Lễ Phục Sinh là kỷ niệm ngày vị ngôn sứ (Chúa Giê su) đã bị xử tử và sống lại của toàn thể tín đồ Thiên Chúa giáo. Vị ngôn sứ này được kinh thánh của đạo cho biết là con của đấng tối cao tạo nên muôn loài. Và cái chết thê thảm của ngài là trả nợ cho tội lỗi của loài người. Đồng thời, lễ này cũng kỷ niệm việc giao ước mới giữa loài người và đấng tối cao.

Lễ Phục Sinh chính là tên tiếng Việt của Easter Day và ý nghĩa của lễ này ở Việt Nam và nước ngoài hoàn toàn giống nhau. Lễ Phục Sinh là ngày lễ quan trọng của người theo đạo Thiên Chúa (hay còn gọi là đạo Gia Tô theo phiên âm Hán Việt, Ki Tô giáo và còn nhiều tên khác).

Vì nó tạo ra một luật lệ mới giữa con người với đấng tạo hóa. Bạn cứ nghĩ đơn giản là trước Lễ Phục Sinh mối quan hệ giữa con người với đấng tạo hóa xa cách nhau. Với việc con trai của đấng tạo hóa chết đền tội lỗi cho con người, con người được làm hòa và trở nên con cái đấng tạo hóa như thuở Adam và Eva trong vườn địa đàng.

Cách tính khá phức tạp, chi tiết cách tính như sau:

Lễ Phục Sinh sẽ rơi vào Chúa Nhật đầu tiên sau trăng tròn của ngày Xuân phân Bắc Bán Cầu (tức là sau ngày 21 tháng 3). Như vậy, lễ Phục Sinh sẽ nằm trong khoảng từ 22 tháng 3 cho đến 25 tháng 4 Dương lịch. Vì áp dụng cả Dương lịch lẫn Âm lịch (ngày trăng tròn) nên cần phải dùng đến cả hai loại lịch.

Đây là cách tính đã quy định từ thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Để dễ nhớ hơn, bạn có thể xem ngày rằm trước ngày 25/4. Ngày rằm âm lịch rơi vào tuần nào thì Chủ nhật tuần đó là lễ Phục Sinh.

Tương ứng ta có thể tính Lễ Phục Sinh là ngày nào cho từng năm như sau:

2018: 01 tháng 04 năm 2018

2019: 21 tháng 04 năm 2019

2020: 12 tháng 04 năm 2020

2021: 04 tháng 04 năm 2021

2022: 17 tháng 04 năm 2022

2023: 09 tháng 04 năm 2023

2024: 31 tháng 03 năm 2024

2025: 20 tháng 04 năm 2025

2026: 05 tháng 04 năm 2026

2027: 28 tháng 03 năm 2027

2028: 16 tháng 04 năm 2028

2029: 01 tháng 04 năm 2029

2030: 21 tháng 04 năm 2030

Cách tính lễ Phục Sinh

  • Ăn chay kiêng thịt hãm mình: nói đúng hơn là chay ăn và chay thịt. Người Công giáo trong ngày Lễ tro và Thứ 6 tuần Thánh trước Lễ Phục Sinh 2 ngày phải kiêng thịt, kiêng ăn đồ vặt, kiêng thỏa mãn nhu cầu không cần thiết. Mọi nguồn lực dư ra thường tặng người nghèo hoặc dâng cúng cho nhà thờ.
  • Xếp hình lá lấy về từ Lễ Lá: Hình dạng muôn vẻ, tùy vào độ khéo tay của mỗi người.
  • Đi đàng thánh giá: ngắm 12 bức hình mô tả từng giai đoạn của Ngài Giê Su từ khi bị bắt tới khi qua đời.
  • Rửa chân: được lấy từ một chuyện trong Kinh Thánh là trước khi Ngài Giê Su bị bắt thì đã rửa chân cho từng môn đệ. Và dặn rằng mọi người phải rửa chân cho nhau dù ở bất kỳ chức vụ nào.
  • Diễn hoạt cảnh Chúa bị đóng đinh: thường ở các vùng đông tín hữu hoặc các nước có đông dân Công Giáo. Hoạt cảnh dựa theo câu chuyện từ khi Giê Su bị bắt cho tới khi chết.

Trang trí trứng phục sinh.

Đeo tai thỏ: bắt nguồn từ truyền thuyết chú thỏ tặng quà tối trước Lễ Phục Sinh. Hướng câu chuyện khá giống chuyện Ông già Noel.

Săn trứng Phục Sinh: giấu trứng đã trang trí trong vườn và tổ chức cuộc thi tìm kiếm trứng. Ai tìm nhiều nhất sẽ thắng. Trò chơi này chủ yếu tại các nước Phương Tây và Bắc Mỹ.

Đua lăn trứng Phục Sinh: Thứ 2 sau ngày Lễ Phục Sinh là cuộc thi lăn trứng. Ai về sớm nhất sẽ thắng. Đây là sự kiện thường diễn ra tại Nhà Trắng – nơi ở của Tổng thống Hoa Kỳ.

Bài viết theo quan điểm tổng quát và khách quan. Để tìm hiểu rõ ý nghĩa bạn nên liên hệ với cha xứ nhà thờ hoặc các thanh niên phụ trách dạy giáo lý để hiểu rõ thêm. Có gì thắc mắc các bạn có thể comment phía dưới bài này.

Hy vọng qua bài viết Lễ Phục Sinh là ngày gì, diễn ra khi nào và ăn mừng ra sao? đã có thể giúp bạn Lễ Phục Sinh ý nghĩa thế nào. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Cách tính lễ Phục Sinh

Không riêng gì thầy giáo ấy mà có đại đa số người (kể cả đại đa số tín đồ đạo Công Giáo) không thể xác định trước ngày lễ Phục sinh trong năm tới là vào ngày nào nếu không nắm vững công thức tính toán.

Ngày lễ Phục sinh nhất định phải là ngày Chúa Nhật. Ngày lễ Phục sinh lại phụ thuộc vào ngày lễ Vượt qua của người dân Do Thái. Theo Kinh thánh Tân ước thì Đức Giê su và các Tông đồ ăn mừng lễ Vượt qua vào đêm trước của lễ Vượt qua. Sau đó Đức Giê su đã chịu tử nạn trên cây thập tự vào chiều thứ sáu chính ngày lễ Vượt qua. Các môn đệ đã hạ xác Đức Giê su xuống khỏi cây thập tự và an táng Đức Giê su trong ngôi mộ đá. Đức Giê su đã phục sinh (sống lại) vào ngày thứ nhất trong tuần (Chúa Nhật).

Ngày lễ Vượt qua của người Do Thái được tính theo lịch mặt trăng và ngày lễ bắt đầu vào ngày 14 tháng Nissan, lễ được kéo dài thêm một tuần nữa (Kinh thánh Cựu ước, sách Lê vi, chương 23, câu 4-7). Nissan là tháng đầu của mùa gặt vào mùa xuân, mùa đầu tiên của chu kỳ thời gian trong năm.

Nguồn gốc của lễ Vượt qua: Khi dân Do Thái còn đang bị lưu đày bên nước Ai Cập, thì Thiên Chúa phán bảo cùng Mô sê và Aaron là hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Israel rằng: “ mùng 10 tháng này, ai nấy phải bắt một con chiên con, mỗi nhà một con. Nếu nhà ít người, không ăn hết một con chiên, thì phải mời người láng giềng đến nhà cho đủ số người để ăn một con chiên. Chiên đó không có tật gì, phải là chiên đực được một năm tuổi. Có bắt dê cũng phải làm như thế. Vậy phải để dành cho đến ngày 14 tháng này [ Nissan], rồi vào lúc chập tối, toàn thể cộng đồng con cái Israel sẽ giết nó, lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên. Đêm ấy sẽ ăn thịt nướng với bánh không men và rau đắng. Phải ăn như thế này: phải thắt lưng, chân đi dép, tay cầm gậy và ăn vội vã vì đó là ngày Vượt qua của Chúa” (Kinh thánh Cựu ước, sách Xuất hành, chương 12, câu 1-11).

Thứ sáu lễ Vượt qua của người Do Thái được kỷ niệm vào ngày 14 âm lịch. Biến cố Đức Giê su phục sinh (sống lại) xảy ra sau ngày lễ Vượt qua, như vậy phải sau ngày trăng tròn.

Trong mùa xuân gồm các tiết: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ. Để ấn định ngày lễ Phục sinh của những năm trong tương lai, phải hội tụ đủ 3 yếu tố:

- Lễ Phục sinh phải là ngày Chúa Nhật

- Chúa Nhật Phục sinh phải đứng liền kề sau ngày rằm (trăng tròn)

- Ngày rằm ấy phải đứng liền kề sau tiết Xuân phân (sau tiết Xuân phân là tiết Thanh minh, nhưng không lấy tiết Thanh minh làm mốc thời gian. Bởi vì lễ Phục sinh có năm trước tiết Thanh minh, có năm lại sau tiết Thanh minh).

Tiết Xuân phân là ngày 20 hoặc 21 tháng 3 dương lịch. Như vậy cách tính ngày lễ Phục sinh vừa kết hợp dương lịch và âm lịch.

Tiết Xuân phân năm 2019 là ngày 21 tháng 3, ngày rằm (trăng tròn) sau tiết Xuân phân nhằm ngày 19 tháng 4 và Chúa Nhật liền kề sau rằm là ngày 21 tháng 4. Vậy lễ Phục sinh năm 2019 là Chúa Nhật ngày 21 tháng 4.

Tiết Xuân phân năm 2020 là ngày 20 tháng 3, ngày rằm (trăng tròn) sau tiết Xuân phân là ngày 7 tháng 4 và Chúa Nhật liền kề sau rằm là ngày là ngày 12 tháng 4. Vậy lễ Phục sinh năm 2020 là Chúa Nhật ngày 12 tháng 4.

Sau khi xác định được thời điểm Chúa Nhật Phục sinh, những nhà soạn lịch Phụng vụ Công Giáo mới lấy Chúa Nhật Phục sinh làm cột mốc thời gian tính ngược về trước để ấn định ngày bắt đầu khởi sự Mùa Chay là Thứ Tư Lễ Tro là ngày nào và tính lùi về sau lễ Phục sinh để ấn định lễ Chúa Giê su Thăng thiên và lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống.

Bởi thế ngày Thứ Tư Lễ Tro, Chúa Nhật Lễ Lá, Lễ Chúa Giê su Thăng thiên, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống không có ngày nhất định vì do các ngày lễ ấy phụ thuộc vào lễ Phục sinh.

Chúng ta có trong tay cuốn lịch Vạn niên và theo công thức đã trình bày ở trên, chúng ta có thể tính trước được ngày lễ Phục sinh trong những năm sắp tới một cách dễ dàng.

Nguyễn Văn Nghệ

Giáo xứ Cây Vông – Nha trang