Cách uống thuốc bắc cho bà đẻ

Hiện nay, trên thị trường đang lưu truyền một loại thuốc với tên gọi “thuốc bỏ lửa sau sinh" và được nhiều mẹ bỉm sau sinh truyền tai nhau. Loại thuốc này được cho là có công dụng giúp mẹ không cần kiêng cử hay nằm than sau khi sinh xong. 

Liệu thuốc bỏ lửa sau sinh có thật sự công dụng thần kỳ như thế? Việc uống thuốc có để lại bất kỳ tác dụng phụ nào với sức khỏe của mẹ hay không? Hãy cùng MarryBaby “vén màn” sự thật mẹ nhé!

Việc nằm than, xông hơ lửa sau sinh đã có từ rất lâu, đặc biệt là tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Sau khi sinh, phụ nữ thường mất khoảng 300 – 500ml máu khiến cơ thể thường xuyên cảm thấy lạnh và cần được làm ấm. Ngoài ra, do ngày xưa điều kiện vệ sinh còn yếu kém cộng với việc thiếu thốn vật dụng nên việc vệ sinh thân thể, giữ ấm cho mẹ và bé chưa được tốt.

Theo quan niệm của người xưa, việc nằm than hoặc xông hơ sau sinh không chỉ giúp giữ ấm mà còn giúp giảm đi mùi tanh của sản dịch sau khi sinh, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, hạn chế mẹ đau nhức mình mẩy hoặc són tiểu sau sinh.

Tuy nhiên, hơ lửa hoặc nằm than có thể để lại nhiều tác hại nghiêm trọng, có thể kể đến như:

  • Hít phải khí CO (cacbon monoxit) và CO2 (cacbon đioxit) – hai loại khí độc do than đốt cháy tạo nên, tăng nguy cơ ngạt thở, viêm phổi, tử vong.
  • Dễ phỏng do bếp than đặt dưới gầm giường hoặc gần chỗ nằm.
  • Nhiệt độ bếp than tỏa ra không ổn định dẫn đến thay đổi nhiệt độ đột ngột gây mệt mỏi, dễ bị khô da
  • Môi trường nóng do nằm than, hơ lửa cộng với tro than bám vào cơ thể khiến cả mẹ và bé đều dễ bị hăm da, ngứa ngáy, rôm sảy. Để lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu.
  • Khi hơ lửa, nằm than, đặt lò than trên mùng mền, giường chiếu có thể làm tăng nguy cơ hỏa hoạn.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Mẹ đã biết cách xông hơ sau sinh để trở thành “gái một con trông mòn con mắt”?

Thuốc bỏ lửa sau sinh là gì?

Cách uống thuốc bắc cho bà đẻ
Thuốc bỏ lửa sau sinh là gì? Đó là một loại thuốc dùng trong thời kỳ hậu sản nhưng hiện không có bằng chứng khoa học về hiệu quả và tác dụng.

Thuốc bỏ lửa sau sinh là một loại thuốc được giới thiệu với công dụng giúp cho mẹ bỉm không cần phải nằm than hoặc thực hiện các biện pháp xông hơ. Khi dùng loại thuốc bỏ lửa sau sinh này, mẹ có thể tắm mỗi ngày, thoải mái ra gió mà không lo cơ thể bị ớn lạnh. Mẹ có thể giảm tải được các vấn đề liên quan đến việc ở cữ trong tháng đầu sau sinh.

Hiện nay không có bất kỳ thông tin khoa học nào chứng minh tác dụng của thuốc bỏ lửa sau sinh. Bên cạnh đó, việc nằm than hay hơ nóng trên thực tế là một cách chăm sóc sản phụ đã cổ hủ và phản khoa học. Thậm chí, nếu dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, lạm dụng thuốc có thể dẫn đến ngộ độc, ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể và có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, mẹ không nên áp dụng theo và cũng không cần tìm kiếm các phương thuốc làm ấm cơ thể để hạn chế nằm than, chẳng hạn như thuốc bỏ lửa sau sinh.

Trên cộng đồng các mẹ sau sinh của MarryBaby, chủ đề về thuốc bỏ lửa sau sinh cũng nhận được khá nhiều bình luận của các mẹ bỉm sữa, nếu mẹ muốn tìm hiểu ý kiến của cộng đồng về loại thuốc dân gian này thì có thể tham khảo và cùng bàn luận trong chủ đề Các mẹ đã từng nghe “thuốc bỏ lửa” sau khi sinh chưa?

Cách uống thuốc bắc cho bà đẻ
Sau sinh mẹ nên áp dụng các khuyến cáo về dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vệ sinh dựa trên khoa học, an toàn để nhanh hồi phục sức khỏe.

Thay vì hơ lửa, nằm than hay sử dụng các loại thuốc chưa được khoa học chứng minh về công dụng, mẹ bỉm sau khi sinh có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc, phục hồi sức khỏe như:

  • Chuẩn bị trang phục đầy đủ: Nên có đầy đủ các loại trang phục giữ ấm, không để cơ thể bị lạnh. Mẹ sau sinh có thể xem ngay 5 bí quyết phục hồi sau sinh mổ tại nhà hiệu quả cho chị em.
  • Nằm trong phòng kín gió: Nếu sợ lạnh, mẹ có thể chủ động nằm trong phòng kín gió thay vì phải hơ lửa, nằm than hay dùng các loại thuốc bỏ lửa sau sinh
  • Tránh nằm một chỗ: Sau khi sinh, mẹ không nên vận động quá mạnh nhưng cũng nên tránh nằm một chỗ. Thay vào đó, nên vận động nhẹ nhàng, đi bộ chậm rãi để giúp các cơ quan hoạt động và khiến cơ thể sinh nhiệt, làm ấm cơ thể, kích thích máu huyết lưu thông và giúp hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Sau khi sinh, mẹ nên chủ động tắm gội, giữ gìn vệ sinh cơ thể, nhất là tại khu vực vùng kín. Mẹ có thể tắm bằng nước ấm, pha thêm rượu gừng, dầu tràm hoặc các sản phẩm dành riêng cho việc xông tắm bà đẻ. Sau khi tắm xong, nếu có gội đầu, mẹ nên dùng máy sấy để làm khô tóc hoặc dùng khăn mềm thấm hết nước, tránh để tóc ướt quá lâu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Để có thể phục hồi sức khỏe sau sinh tốt nhất, nên chủ động xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng các loại thực phẩm, hoa quả, rau củ trong chế độ dinh dưỡng của mình, hạn chế việc kiêng khem quá mức dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và làm chậm quá trình phục hồi sau sinh. Nếu muốn giảm cân, mẹ có thể tham khảo các bí quyết giảm cân hũu ích tại đây.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: “Vượt cạn” là một hành trình khó nhằn của người phụ nữ và sau khi sinh song, mẹ bỉm có thể cảm thấy kiệt sức, mất ngủ sau sinh. Lúc này, nên chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, nhờ đến sự trợ giúp của gia đình khi làm việc nhà và việc chăm sóc con cái.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ sau sinh mổ kiêng ăn gì để nhanh lành vết thương, hồi phục sức khỏe

Mục đích

Cách uống thuốc bắc cho bà đẻ

Cách uống thuốc bắc cho bà đẻ

Cách uống thuốc bắc cho bà đẻ

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

Nhìn chung, việc nằm than, xông hơ hay dùng thuốc bỏ lửa sau sinh đều không cần thiết và có thể để lại những tác động xấu đối với sức khỏe. Do đó, mẹ nên cẩn thận và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Có nên hơ than cho mẹ và bé sau sinh?

https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/co-nen-ho-than-cho-me-va-be-sau-sinh/#:~:text=Khi%20ch%C3%A0o%20%C4%91%E1%BB%9Di%2C%20b%C3%A9%20s%E1%BA%BD,%E1%BA%A5m%20cho%20m%E1%BA%B9%20v%C3%A0%20b%C3%A9

Ngày truy cập: 19/01/2022

2. Nằm than sau sinh có tốt không? Đọc ngay, đừng bỏ lỡ

https://hellobacsi.com/mang-thai/cham-soc-me-sau-sinh/hau-san/nam-than-sau-sinh-co-tot-khong/ 

Ngày truy cập: 19/01/2022

3. POSTNATAL CARE OF THE MOTHER AND NEWBORN

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK304191/#:~:text=Women%20in%20the%20postnatal%20period,should%20drink%20sufficient%20clean%20water

Ngày truy cập: 19/01/2022

4. Postnatal care

https://www.nice.org.uk/guidance/ng194

Ngày truy cập: 19/01/2022

5. Postnatal care

https://www.who.int/pmnch/media/publications/aonsectionIII_4.pdf

Ngày truy cập: 19/01/2022


Page 2

Tuy vậy, vẫn có những lời khuyên kiêng cữ sau sinh từ ông bà “chuẩn” khoa học mà mẹ nên ngâm cứu kỹ!

Những câu hỏi về ở cữ, nên và không nên?

Muốn biết bà đẻ kiêng những gì, bạn cần tìm hiểu về ở cữ và lợi ích của nó.

1. Ở cữ là gì?

Ở cữ là thuật ngữ quen thuộc với mọi phụ nữ sau sinh, đây là giai đoạn sản phụ nghỉ ngơi để dần hồi phục sức khỏe. Bà đẻ cần phải ở cữ thì sức khỏe mới nhanh ổn định và có sữa cho con bú. Vậy bà đẻ kiêng những gì?

2. Phụ nữ có nên kiêng cữ sau sinh không?

Câu trả lời là NÊN. Bởi vì trong quá trình chuyển dạ, người mẹ mất rất nhiều sức lực. Người xưa có câu “gái chửa, cửa mả”, hay “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc”.

Nói vậy để hiểu quá trình mang thai, sinh con vất vả và nguy hiểm đến nhường nào. Như một lẽ dĩ nhiên, sau khi vượt qua cái “cửa mả” ấy, người mẹ cần được nghỉ ngơi, phục hồi các tổn thương mà chúng ta gọi là ở cữ sau sinh (kiêng cữ sau khi sinh).

>>> Bạn có thể quan tâm: Hồi phục sau sinh: Bí quyết chăm sóc dành cho sản phụ

Ở cữ bao lâu? Thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu?

Tại sao phải ở cữ 3 tháng 10 ngày? Thời xưa, các mẹ phải ở cữ bao lâu? Sau sinh, các mẹ cần phải ở cữ trong vòng 100 ngày (3 tháng 10 ngày). Phụ nữ sẽ phải ở phòng kín, không nói chuyện với người lạ, không đọc sách, không tắm rửa…

Cách uống thuốc bắc cho bà đẻ
Kiêng cữ sau sinh là vấn đề cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe sản phụ

Tại sao phải ở cữ 3 tháng 10 ngày? Bởi lẽ người xưa cho rằng nếu không kiêng cữ người mẹ sẽ dễ bị ốm, đau nhức xương khớp, tay chân đau mỏi, nhức đầu… Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, các chuyên gia đã chứng minh việc ở cữ bao lâu chỉ nên thực hiện trong 1 tháng.

Sau sinh kiêng những gì? Chỉ sau 3–4 ngày sinh xong, mẹ đã có thể tắm rửa, làm vệ sinh cơ thể. Điều quan trọng là bạn cần tránh vận động, tránh làm việc nặng, tránh quan hệ, tránh căng thẳng, lo lắng…

Sau sinh thường ở cữ kiêng những gì?

Sau sinh kiêng những gì? Dưới đây là những kiêng cữ sau sinh thường mẹ cần lưu ý:

1. Kiêng cữ đồ lên men, đồ chua, nước đá

Chế độ ăn tháng ở cữ cần đầy đủ chất để giúp mẹ sớm lấy lại năng lượng chăm sóc bé cưng đồng thời gọi sữa về “ồ ạt”. Chất đạm, tinh bột, đường, rau xanh là không thể thiếu nhưng mẹ cũng cần kiêng cữ ăn uống đồ chua, uống nước đá lạnh.

Vì sao? Theo dân gian và y khoa giải thích, nếu ăn quá nhiều thực phẩm dạng này có thể bị lạnh đường huyết sau này. Đặc biệt cần tránh xa rau cải bẹ xanh/cải đắng vì chúng có thể khiến bạn bị tiểu són rất khó chịu.

>>> Bạn có thể quan tâm: Tiểu buốt sau sinh, nguyên nhân do đâu?

2. Ngồi lâu và nằm cả ngày là những điều kiêng kỵ khi nằm ổ

Ngồi càng lâu, càng nhiều thì sau này mẹ dễ bị đau lưng hơn. Điều này đã được nhiều mẹ đi trước kiểm chứng. Nếu trẻ sơ sinh quá khó tính, mẹ bế ẵm nhiều thì chỉ khoảng 3 tháng sau sẽ bắt đầu cảm nhận được cơn đau lưng sau khi sinh.

Đặc biệt là những khi “trái gió trở trời”, lưng đau buốt đến nỗi không muốn làm bất cứ việc gì. Vì vậy, ngay sau khi xuất viện, mẹ cần ở cỡ sau sinh đúng cách là chỉ ngồi cho bé bú nhưng khi mỏi lưng thì nên nằm xuống nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, kiêng cữ sau sinh khoa học là mẹ đừng nằm cả ngày mà cần vận động để tốt cho quá trình tuần hoàn máu, giúp sản dịch còn ứ đọng trong cơ thể dễ dàng thoát ra ngoài, đồng thời cũng giúp tử cung phục hồi tốt hơn. Đặc biệt, những mẹ sinh mổ nên tập đi sau khi được rút ống thông tiểu để tránh tình trạng bí tiểu, dính ruột.

3. Kiêng cữ sau sinh thường: Không làm việc nặng

Trong tháng cữ, tốt nhất là 3 tháng sau sinh không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì sau này gân tay nổi nhiều rất xấu. Lao động nặng quá sớm còn là nguy cơ gây sa tử cung.


Page 3

Còn với chuyện tắm rửa, đây có lẽ là phần khó khăn nhất với các chị em ở những nước nhiệt đới như Việt Nam. Việc không tắm rửa trong nhiều ngày sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu, do đó, bạn cần lau người bằng nước ấm với vài lát gừng lớn.

Tuy nhiên, nếu muốn tắm gội, bạn hoàn toàn có thể thực hiện. Theo các bác sĩ, việc tắm gội sau khi sinh sẽ giúp mẹ loại bỏ tế bào chết và vi khuẩn trên da, giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời cũng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Nếu sinh thường, mẹ có thể tắm gội sau 1 ngày và sinh mổ là sau 2-3 ngày.

Tốt nhất, mẹ nên tắm gội bằng nước ấm trong môi trường kín gió. Nên gội đầu nhanh trong khoảng 5-7 phút, và sử dụng máy sấy sau khi gội đầu. Không dùng bồn tắm để ngâm người và không nên tắm quá lâu.

2. Kiêng cữ sau khi sinh: Kiêng máy lạnh

Không nên bật máy lạnh hoặc quạt ở cường độ cao vì dễ dẫn đến các bệnh xương khớp hoặc viêm xoang cho chị em khi bắt đầu có tuổi.

Tuy nhiên, nếu trời quá nóng, bạn có thể mở máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải, tránh mở lạnh kẻo bị sốc nhiệt với môi trường bên ngoài.

3. Ăn uống lành mạnh

Bữa ăn của bạn nên có thêm gừng, hạt tiêu đen, dầu mè hoặc rượu nếp sẽ giúp làm nóng cơ thể, tăng cường sức bền, có ích cho quá trình hồi phục sức khỏe sau sinh.

Cách uống thuốc bắc cho bà đẻ
Phòng của mẹ cần thoáng khí nhưng đủ ấm

Để phục hồi lại phần năng lượng đã mất trong quá trình chuyển dạ và bổ sung thêm dinh dưỡng cho con bú, thực đơn của mẹ sau sinh cần tăng cường một lượng lớn protein và canxi. Mỗi ngày, mẹ nên bổ sung khoảng 80-100g protein và khoảng 1.000mg canxi. Đặc biệt, nên ăn những loại thực phẩm chín, nóng, hạn chế ăn thức ăn lạnh hoặc đồ nguội để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.