Cảm giác hối hận của bà A gọi là gì

Với giải câu hỏi trang 69 sgk Giáo dục công dân lớp 10 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Giáo dục công dân 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Giáo dục công dân 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

Câu hỏi (trang 69 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung lương tâm: Bà A mất một con gà mái, tìm mãi không thấy nên bà có ý nghi ngờ nhà hàng xóm bắt trộm, đã nói bóng gió sự nghi ngờ của mình. Mấy tuần trôi qua, một hôm con gà mái trở về nhà và dẫn theo gần chục gà con. Hóa ra, con gà đẻ trứng trong bụi cây đến ngày ấp nó nằm ở đó. Nay trứng nở, gà mẹ dẫn con về nhà. Nhìn đàn gà nằm sưởi nắng trước sân, bà A thấy hối hận vì đã nghi ngờ cho nhà bên cạnh. Bà tự nhủ: Nếu sau này có mất gì thì mình cần phải bình tĩnh xem xét, không nên phản ứng vội vàng, làm tổn hại đến tình làng nghĩa xóm!

Cảm giác hối hận của bà A còn được gọi là gì? Nó có tác động thế nào đến bà ấy?

Trả lời:

Cảm giác hối hận của bà A gọi là gì

- Trong tình huống trên, cảm giác hối hận của bà A còn được gọi là lương tâm cắn rứt.

- Nó có tác động giúp bà A điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 10 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 69 sgk Giáo dục công dân 10: Là học sinh Trung học em cần có nghĩa vụ gì?...  

Câu hỏi trang 70 sgk Giáo dục công dân 10: Hãy tìm một vài ví dụ về trạng thái cắn rứt...  

Câu hỏi trang 72 sgk Giáo dục công dân 10: Em nghĩ gì về câu tục ngữ: “ Đói cho sạch...  

Câu hỏi trang 73 sgk Giáo dục công dân 10: Em đã bao giờ tự ái chưa? Sự tự ái đó có lợi...  

Câu hỏi trang 73 sgk Giáo dục công dân 10: Em nêu một số nhu cầu vật chất và tinh thần...  

Câu hỏi trang 73 sgk Giáo dục công dân 10: Em nêu một số ví dụ về hạnh phúc cá nhân?...  

Bài 1 trang 75 sgk Giáo dục công dân 10: Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống...  

Bài 2 trang 75 sgk Giáo dục công dân 10: Vì sao người có lương tâm được xã hội đánh giá cao?...  

Bài 3 trang 75 sgk Giáo dục công dân 10: Nhân phẩm và danh dự có vai trò như thế nào...  

Bài 4 trang 75 sgk Giáo dục công dân 10: Hãy phân biệt tự trọng với tự ái... 

Bài 5 trang 75 sgk Giáo dục công dân 10: Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy...  

Bài 6 trang 75 sgk Giáo dục công dân 10: Theo em, hạnh phúc của một học sinh Trung học...  

Bài 7 trang 75 sgk Giáo dục công dân 10: Em hãy nêu một vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể của...  

Câu 1: Năng lực tự đánh giá và điều chình hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là

  • B. Danh dự
  • C. Nhân phẩm      
  • D. Nghĩa vụ

Câu 2: Hạnh phúc là cảm xúc của con người nên nó luôn gắn với

  • A. cả cộng đồng.
  • C. toàn xã hội.
  • D. xã hội loài người.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây thể hiện người có lương tâm?

  • B. Không bán hàng rẻ
  • C. Tạo ra nhiều công việc cho mọi người
  • D. Học tập để nâng cao trình độ

Câu 4: Khi nhu cầu và lợi ích về cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu và lợi ích của xã hội, cá nhân phải biết

  • B. Đảm bảo quyền của mình hơn quyền chung
  • C. Đặt nhu cầu của cá nhân lên trên
  • D. Hi sinh lợi ích của tập thể vì lợi ích cá nhân.

Câu 5: Câu nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ?

  • B. Gieo gió gặt bão
  • C. Ăn cháo đá bát
  • D. Ở hiền gặp lành

Câu 6: Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích của

  • B. Gia đình
  • C. Anh em      
  • D. Lãnh đạo

Câu 7: Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có lương tâm?

  • B. Mẹ mắng con khi bị điểm kém
  • C. Xả rác không đúng nơi quy định
  • D. Đến ở nhà bạn khi chưa được mời

Câu 8: Người biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế các nhu cầu không chính đáng được gọi là người có

  • A. nghĩa vụ.
  • B. lương tâm
  • D. hạnh phúc.

Câu 9: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về nghĩa vụ của công dân?

  • B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của Quân đội
  • C. Xây dựng đất nước là nghĩa vụ của người trưởng thành
  • D. Học tốt là nghĩa vụ của học sinh

Câu 10: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về nghĩa vụ?

  • A. Gắp lửa bỏ tay người
  • B. Đào hố hại người lại chôn mình.
  • C. Một lời nói đối xám hối bảy ngày

Câu 11: Khi cá nhân có những hành vi sai lầm, vi phạm các quy tắc chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy

  • B. Vui vẻ
  • C. Thoải mái      
  • D. Lo lắng

Câu 12: Nhận định nào dưới đây không thể hiện nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay?

  • A. Quan tâm đến mọi người xung quanh
  • B. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ
  • C. Sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc

Câu 13: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa vụ?

  • B. Tôn trọng pháp luật
  • C. Bảo vệ trẻ em
  • D. Tôn trọng người già

Câu 14: Người luôn đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường là người

  • B. tự trọng.
  • C. tự tin.
  • D. tự ti.

Câu 15: Người có nhân phẩm là người có lương tâm, có những nhu câu vật chất và tinh thần

  • A. chính đáng. 
  • B. đơn giản.
  • C. rất lớn.

Câu 16: Con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy tính tích cực trong hành vi của mình là

  • A. khái niệm lương tâm.
  • B. nội dung lương tâm.
  • D. ý nghĩa cắn rứt lương tâm.

Câu 17: Hành vi nào dưới đây đem lại hạnh phúc cho gia đình, xã hội?

  • A. Làm mọi việc để có được nhiều tiền
  • B. Bắt trẻ em lao động để tăng thu nhập cho gia đình
  • D. Làm mọi việc để đạt được mục đích tư lợi của bản thân

Câu 18: Cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội là

  • A. khái niệm lương tâm.
  • B. nội dung lương tâm.
  • C. ý nghĩa trạng thái thanh thản lương tâm.

Câu 19: Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm?

  • A. Giúp người già neo đơn
  • B. Tự giác không xem bài khi kiểm tra
  • C. Vui vẻ khi xem bài bạn được điểm cao

Câu 20: Câu nói “Cầm cân nảy mực” thể hiện phạm trù nào của đạo đức học?

  • A. Nghĩa vụ
  • B. Lương tâm
  • D. Hạnh phúc

Câu 21: Mặc dù đến lớp muộm 5 phút nhưng bạn N cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với chính mình khi đã đưa bà C bị tai nạn đến bệnh viện cấp cứu. Hành vị của bạn N nói đến phạm trù nào của đạo đức học?

  • A. Nghĩa vụ.
  • B. Hạnh phúc
  • D. Nhân phẩm.

Câu 22: Anh trai của M có giấy gọi nhập ngũ. Bỗ mẹ của M không muốn con mình đi bộ đội nên tìm mọi cách để xin cho anh ây ở nhà. Em sẽ lựa chọn cách cư xử nào dưới đây cho phù hợp?

  • A. Ủng hộ cách làm của bố mẹ
  • B. Im lặng vì bô mẹ có quyền đó.
  • C. Chia sẻ thông tin này để hỏi mọi người biết

Câu 23: Bạn A sẵn sàng lên đường đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo Vệ Tổ quốc. Việc làm này của bạn A nói đến phạm trù nào của đạo đức học?

  • A. Hạnh phúc.
  • B.Lương tâm.
  • C.Nhân phẩm.

Câu 24: Trong giờ kiểm tra môn Sinh, có một câu hỏi lí thuyết, bạn B có nhớ, nhưng không chắc chăn lắm. Bạn C đã làm được rồi, bạn ấy học giỏi lắm, B có thể chỉ cần liếc nhanh qua bên là có thể xem bài được. Thế nhưng, B không làm như vậy. Mặc dù không làm được nhưng bạn B cảm thấy thật thanh thản trong lòng! Hành vi của B là thuộc về phạm trù nào của Đạo đức học?

  • A. Nghĩa vụ.
  • C. Danh dự.
  • D. Hạnh phúc.

Câu 25: Giữa học kì I mẹ A đã đến trường nộp học phí cho giáo viên chủ nhiệm. Hành vi mẹ bạn A nói đến phạm trù nào của đạo đức học?

  • A. Hạnh phúc.
  • C. Lương tâm
  • D. Nhân phẩm

Câu 26: Trên đoạn đường từ nhà đến trường có 1 chỗ lõm sâu giữa đường. Bạn H và K rủ nhau dùng lá cây phủ lên. Anh C chạy xe ngang qua không biết nên đã bị tai nạn và đi cấp cứu. Nhìn thấy vậy bạn H, K rất hối hận. Cảm giác của K và H thể hiện trạng thái nào của lương tâm?

  • A. Thanh thản lương tâm.
  • B. Tự tin vào bản thân.
  • D. Tự cao về bản thân.

Giáo án môn GDCD lớp 10

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 1) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 2)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức.

Học sinh nắm được thế nào là nghĩa vụ và lương tâm

2. Về kĩ năng.

  • Biết thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến bản thân
  • Biết giữ gìn lương tâm của mình, biết phấn đấu cho hạnh của bản thân và xã hội.

3. Về thái độ.

  • Coi trọng và giữ gìn lương tâm.
  • Tôn trọng nhân phẩm của người khác

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD lớp 10.
  • Tình huống GDCD 10, Thực hành GDCD 10

III. Hoạt động dạy và học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Em hãy trình bày đạo đức là gì? đặc trưng của đạo đức? Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán?

3. Học bài mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, giải quyết vấn đề. Giáo viên sử ví dụ trong sách giáo khoa để giải quyết vấn đề.

Cho học đọc và trao đổi hai ví dụ trong sách giáo khoa trang 68.

Sói mẹ nuôi con

Cha mẹ nuôi con

=> nhận xét hoạt động nuôi của sóii và của con người.

? Tại sao nghĩa vụ lại là đặc trưng riêng có chỉ có ở con người?

? Nghĩa vụ phản ánh mối quan hệ đạo đức gì ?

Giáo viên cho học sinh trao đổi ví dụ trong sách giáo khoa trang 68

? Theo em nghĩa vụ ở đây đặt ra là gì?

? Khi lợi ích cá nhân và lợi ích của tập thể mâu thuẫn chúng ta cần phải làm gì?

? Xã hội phải có trách nhiệm gì đối với cá nhân?

? Cho học sinh đọc phần b, cùng trao đổi thảo luận các nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay?

Đối với phần 2 giáo viên sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, lấy dẫn chứng về lương tâm trong thực tế.

Cho học sinh đọc ví dụ trong sách giáo khoa trang 69 và trả lời câu hỏi.

? Cảm giác hối hận của bà A còn được gọi là gì ? nó có tác động như thế nào đến bà A?

? Theo em lương tâm tồn tại ở mấy trạng thái?

? Theo em lương tâm cắm rứt có ý nghĩa tích cực hay không?

? Cho học sinh đọc phần b sau đó cả lớp cùng trao đổi và thảo luận?

? Theo em là một học sinh trung học cần phải làm gì để có lương tâm trong sáng?

1. Nghĩa vụ

a. Nghĩa vụ là gì?

- Nghĩa vụ là đặc trưng riêng có ở con người, vì chỉ ở con mới có tư duy, ý thức, ngôn ngữ.

- Nghĩa vụ phản ánh mối quan hệ đạo đức đặc biệt giữa các nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội.

- Khái niệm nghĩa vụ: Là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.

+ Cá nhân phải biết đặt nhu cầu lợi ích xã hội lên trên. Đồng thời hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung.

+ Xã hội phải có trách nhiệm đảm bảo nhu cầu lợi ích chính đáng đối với cá nhân.

b. Nghĩa vụ của người thanh niên VN hiện nay.

- Chăm lo rèn luyện đạo đức, chống cái ác, bảo vệ cái thiện.

- Không ngừng học tập để nâng cao trình độ để đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH.

- Tích cực lao động sản xuất của cải vật chất và tinh thần để thực hiện dân giầu nước mạnh.

- Xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Nghĩa vụ học sinh

+ Rèn luyện đạo đức

+ Học tập

+ Giúp đỡ bố mẹ

2. Lương tâm.

a. Lương tâm là gì?

- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

- Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái.

+ Lương tâm thanh thản

+ Lương tâm cắn rứt.

b. Làm thế nào để trở thành người có lương tâm.

- Thường xuyên rèn luyện đạo đức theo quan điểm tiến bộ.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự giác

- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng trong quan hệ giữa người với người.

- Đối với học sinh

+ Tự giác thực hiện nghĩa vụ học sinh

+ Có ý thức đạo đức, kỉ luật

+ Có lối sống lành mạnh

+ Biết quan tâm giúp đỡ người khác.

4. Củng cố.

  • Nhắc lại kiến tức trọng tâm của tiết
  • Cho sinh trả lời một số câu hỏi cuối sách giáo khoa

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối sách giáo khoa và chuẩn bị tiết 2 bài 11