Chất lượng hiểu quả công việc viết tắt là gì

Nhân Viên QA là gì? Đây là lực lượng nòng cốt trong việc đảm bảo chất lượng cho quá trình sản xuất. Một QA chuyên nghiệp, thành thạo trong việc quản lý chất lượng là điều mà doanh nghiệp nào cũng muốn.

Chất lượng hiểu quả công việc viết tắt là gì
Công việc nhân viên QA là đảm bảo chất lượng trong sản xuất

Nhân viên QA không chỉ đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho Ban giám đốc về các chính sách phòng ngừa và khắc phục rủi ro của hệ thống quản lý chất lượng. Với vai trò này, QA trở thành người nắm giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong tổ chức.

Mục lục

Nhân viên QA (Quality Assurance) là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc đưa ra quy trình giữa các bên liên quan. Công việc này được thực hiện trong mọi giai đoạn sản xuất, từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế đến khâu ra sản phẩm cuối cùng và bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, chăm sóc khách hàng.

Mọi người thường nhầm tưởng QA và QC là một, đều là nhà quản lý chất lượng. Tuy nhiên, tính chất công việc của họ hoàn toàn khác nhau. Công việc của QA là đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc, mang lại lợi nhuận cho công ty, hạn chế những chi phí thất thoát.

Thí dụ điển hình, quy trình hệ thống chất lượng của một công ty đang áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 thông thường sẽ được chia thành các cấp độ như sau:

  • Cấp I: Sổ tay chất lượng trong đó viết đầy đủ chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của công ty.
  • Cấp II: Quy trình hệ thống chất lượng.
  • Cấp III: Các quy trình áp dụng hay hướng dẫn công việc cho sản phẩm hoặc chi tiết gia công đang gia công.
  • Cấp IV: Các biểu mẫu, rất quan trọng vì đây là bằng chứng để người quản lý chất lượng có thể dùng nó truy tìm các điểm không phù hợp của hệ thống hay truy tìm nguồn gốc sản phẩm, vv….

Bài viết khác liên quan: ISO 9000 là gì? Nguyên tắc thực hiện ISO 9000

2. Mô tả công việc của nhân viên QA Chuyên Nghiệp

Trách nhiệm của một nhân viên QA là làm tốt công tác đảm bảo chất lượng. Vậy QA hằng ngày làm những công việc gì? Dưới đây là những công việc chính và trọng yếu của một QA chuyên nghiệp:

  • Thiết lập, xây dựng sổ tay các quy trình về hệ thống quản lý chất lượng tại doanh nghiệp. Trong vai trò là một QA chuyên nghiệp, họ phải hiểu rõ và nắm bắt công việc của nhân viên ISO để áp dụng tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, tiêu chuẩn ASME vào trong hệ thống giám sát chất lượng…
  • Đề xuất các quy trình phát triển sản phẩm phù hợp với từng yêu cầu cụ thể của dự án thông qua việc áp dụng những quy trình, tiêu chuẩn quản lý chất lượng.
  • Đánh giá nội bộ các hoạt động quản lý chất lượng hằng năm của công ty, từ đó có những điều chỉnh, thay đổi quy trình sao cho phù hợp với từng sản phẩm.
  • Đánh giá chất lượng các nhà cung cấp cũng như các nhà thầu đang thực hiện công việc hợp tác với công ty.
  • Huấn luyện các bộ phận có liên quan trong việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thực tế sản xuất của công ty.
  • Biết sử dụng các công cụ, hệ thống quản lý chuyên nghiệp như: 7 công cụ thống kê; 7 nguyên tắc quản lý chất lượng; hệ thống QMS…

Qua những điều trên, có thể hình dung công việc của nhân viên QA là đảm bảo chất lượng cho toàn bộ quy trình trong doanh nghiệp. Nhưng liệu việc đạt chất lượng chỉ có đơn giản là khi một sản phẩm thỏa mãn được yêu cầu? Để làm rõ được vấn đề này cũng như cách để đạt chất lượng tối ưu nhất. Chúng tôi đề xuất bạn nên xem qua video được trích trong Khóa học Chuyên viên QA của PMS ngay dưới đây:

Tìm hiểu thêm công việc của nhân viên QC là gì?

3. Kỹ năng cần có của nhân viên QA là gì?

Để trở thành một nhân viên QA, bên cạnh những kiến thức chuyên môn, bạn cần rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc như:

3.1. Kỹ năng quan sát

Kỹ năng quan sát là kỹ năng quan trọng nhất trong công việc của nhân viên QA. Kỹ năng này đòi hỏi họ phải cẩn thận, tỉ mỉ và chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Vì sao? Bởi vì chỉ cần lỗi xảy ra ở một chi tiết nhỏ thì có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất. Vì thế, một nhân viên QA giỏi, ngoài việc quan sát tổng thể phải tập trung vào những chi tiết nhỏ nhất để không bị bỏ xót bất cứ lỗi nào.

3.2. Sự kiên nhẫn

Sự kiên nhẫn rất quan trọng cho những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ như công việc của nhân viên QA. Bất cứ sự vội vã trong một công đoạn nào đó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất của Doanh nghiệp.

3.3. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cần thiết cho bất kì công việc nào, trong đó có QA. Là một nhân viên giám sát, đảm bảo chất lượng, bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin qua lại trong sản xuất.

Chất lượng hiểu quả công việc viết tắt là gì
Kỹ năng giao tiếp không thể thiếu của một nhân viên QA

3.4. Tinh thần ham học hỏi

Công nghệ ngày càng phát triển kéo theo những phần mềm, những công cụ cho việc đảm bảo chất lượng cũng phát triển theo. Là một nhân viên QA, bạn phải luôn nỗ lực học hỏi để bắt kịp xu hướng. Đương nhiên, công nghệ sẽ giúp bạn giải quyết công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng.

3.5. Kỹ năng quản lý thời gian

Công việc của nhân viên QA là đảm bảo chất lượng ở tất cả các công đoạn. Có công đoạn phải kiểm tra lâu, có công đoạn chỉ cần mất vài phút. Cho nên, bạn phải biết sắp xếp thời gian hợp lý để không rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực.

Chất lượng hiểu quả công việc viết tắt là gì
Kỹ năng quản lý thời gian rất cần thiết cho vị trí QA

3.6. Thừa nhận lỗi sai của bản thân

Trong công việc, không ai là không mắc lỗi. Cho nên, bạn phải biết thừa nhận lỗi sai của mình khi quá trình sản xuất xảy ra lỗi có liên quan đến trách nhiệm của bạn. Thay vì trốn tránh, hãy thừa nhận và tìm cách khắc phục hậu quả. Mỗi lần bạn mắc lỗi là mỗi lần cho bạn thêm kinh nghiệm để sau này làm việc hiệu quả hơn.

Học viện PMS hiểu rằng việc tự trang bị những kỹ năng trên là một công việc không dễ dàng mà còn gây ra nhiều thách thức đối với nhiều nhân viên QA khi chưa được đào tạo bài bản. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn chưa hình dung nổi vị trí nhân viên QA là gì!

4. Phân biệt QA và QC

Như vậy QA & QC là 2 lĩnh vực nghề nghiệp có liên quan nhưng hoàn toàn tách biệt. QA bao quát tổng thể hệ thống chất lượng, liên quan đến toàn bộ và sâu rộng đến các phòng ban trong tổ chức. Còn QC cụ thể hơn, nó kiểm tra chất lượng cụ thể của sản phẩm hoàn thiện hay các công đoạn trong sản xuất.

Vì vậy, Để trở thành những QA chuyên nghiệp, bên cạnh những kinh nghiệm tích lũy được trong môi trường làm việc thì việc cập nhật những kiến thức chuyên ngành và thông tin hữu ích từ các chuyên gia thâm niên cũng là cách để bạn nâng cao trình độ và “khéo léo” hơn trong việc vận động thực hiện các công được hiệu quả và trơn tru. Bạn cần xem qua Khóa đào tạo chuyên viên QA, với mục đích hỗ trợ và tạo điều kiện hỗ trợ QA có cơ hội được trang bị và nâng cao kỹ năng để phục vụ cho công việc.

PQC là viết tắt của từ gì?

PQC là chữ viết tắt của cụm từ Processing Quality Control, được hiểu là người kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra ở mức cao nhất. Nhân viên của PQC có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực nhau như: thực phẩm, linh kiện động cơ, dệt may, linh kiện điện tử,...

OQC và PQC là gì?

Bộ phận QC cũng chia thành 3 vị trí: IQC (kiểm soát chất lượng đầu vào), PQC (kiểm soát quy trình sản xuất), OQC (kiểm soát chất lượng đầu ra).

QC trọng công ty may là gì?

- Nhân viên QC là người kiểm soát chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất. Họ trực tiếp thực hiện kiểm tra từng khâu trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra theo các tiêu chuẩn đã định sẵn.

QM QA QC là gì?

QA là Quality Assurance, dịch là Đảm bảo Chất lượng, QM là Quality Management, dịch là Quản lý Chất Lượng. Theo ISO 9000 - Tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý chất lượng, QC và QA được định nghĩa như sau: QC is a set of activities intended to ensure that quality requirements are actually being met.